Hệ thống cung cấp thông tin chưa đầy đủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thị trường trái phiếu việt nam đến năm 2020 (Trang 85)

2.2.3.2 .Tình hình giao dịch TPCP

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM

2.3.2.3. Hệ thống cung cấp thông tin chưa đầy đủ

Theo đánh giá của các chuyên gia tài chính, nguyên nhân quan trọng khiến thị trường trái phiếu của Việt Nam kém hấp dẫn chính là việc thiếu một hệ thống cung cấp thông tin đầy đủ. Thể hiện rõ nhất là cho đến nay vẫn chưa có những cơng ty định mức tín nhiệm. Việc thiếu thơng tin cũng khiến cho các nhà đầu tư "dè dặt" hơn trong việc đầu tư vào loại hình này. Hệ thống thơng tin về trái phiếu thiếu đồng bộ nên thị trường thiếu tính cơng khai, minh bạch, hạn chế tính thanh khoản của trái phiếu.

2.3.2.4. Chưa có tổ chức xếp hạng tín nhiệm chuyên nghiệp

Việc ra đời và hoạt động của Cơng ty định mức tín nhiệm sẽ giúp cho thị trường có các mức giá (chi phí huy động vốn) phù hợp với từng đối tượng công ty - theo độ tín nhiệm của mình. Việc phát hành trái phiếu của các công ty sẽ được tiến hành một cách nhanh chóng với chi phí thấp hơn. Ngồi ra, việc đạt được định mức tín nhiệm tốt sẽ góp phần nâng uy tín cho doanh nghiệp và giúp tạo thuận lợi cho nhà đầu tư khi xem xét quyết định đầu tư.

Trước đây việc xếp hạng tín nhiệm của các doanh nghiệp thường do Trung tâm Thơng tin tín dụng (CIC). Trung tâm Thơng tin tín dụng hiện là đơn vị duy nhất tại Việt Nam cung cấp kết quả phân tích, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc đánh giá hoạt động của các doanh nghiệp đã niêm yết chưa theo một

chuẩn mực chung, trong khi việc đánh giá theo một nguyên tắc chung, thống nhất của một cơ quan, tổ chức khách quan là rất cần thiết. Ở Việt Nam, hiện nay thực chất chưa có một cơng ty đánh giá tín nhiệm nào được gọi là chun nghiệp, khn khổ pháp lý cho vấn đề này cũng chưa được thiết lập. Trong điều kiện cịn thiếu khn khổ pháp lý và thị trường vốn còn non trẻ, còn rất nhiều khó khăn cho việc phát triển hệ thống định mức tín nhiệm chun nghiệp.

2.3.2.5. Hàng hóa chưa thật sự chuẩn hóa

Hàng hóa trái phiếu đưa ra đấu thầu và có tỷ lệ thành cơng lớn chủ yếu là các trái phiếu có kỳ hạn ngắn 2 đến 3 năm, trong khi các trái phiếu có kỳ hạn dài như 10 -15 năm khơng huy động được. Cịn trái phiếu do các doanh nghiệp phát hành hầu hết có kỳ hạn ngắn từ 3-5 năm (ngoại trừ BIDV có kỳ hạn 20 năm, Cơng ty thép Miền Nam 25 năm)

Ngồi ra, TTTP Việt Nam có rất nhiều loại trái phiếu (tính đến 10/2010 có 561 loại) được phát hành thành nhiều lô nhỏ, ngày phát hành khác nhau, ngày đáo hạn cũng khác nhau gây khó khăn cho việc giao dịch trên thị trường thứ cấp.

2.3.2.6. Thiếu đường cong lãi suất chuẩn

Lãi suất của trái phiếu Chính phủ cịn tương đối cao cũng làm chi phí vốn của doanh nghiệp phát hành cao và gây khó khăn cho doanh nghiệp để phát hành thành công bởi lãi suất trái phiếu doanh nghiệp thường dựa trên lãi suất TPCP cộng với một tỷ lệ biên độ lãi suất để thu hút nhà đầu tư (vì độ rủi ro của trái phiếu doanh nghiệp lớn hơn, cịn độ rủi ro của trái phiếu Chính phủ rất thấp, thậm chí bằng 0).

Quy định về lãi suất trái phiếu vẫn cịn có sự chưa phù hợp, chưa hồn tồn được hình thành trên các ngun tắc thị trường, theo quan hệ cung cầu mà vẫn theo lãi suất chỉ đạo của Bộ tài chính, làm ảnh hưởng đến kết quả huy động vốn, nhất là khi thị trường có biến động. Cụ thể, theo quy định tại Nghị định 141/2003/NĐ-CP, lãi suất phát hành đối với trái phiếu kho bạc, trái phiếu cơng trình Trung ương, trái phiếu đầu tư, trái phiếu ngoại tệ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định trên cơ sở tình hình thực tế của thị trường tài chính tại thời điểm phát hành; trường hợp đấu thầu lãi suất

thì lãi suất hình thành theo kết quả đấu thầu. Đây là một phần lý do dẫn tới nhiều đợt phát hành trái phiếu Chính phủ thời gian qua khơng thành cơng. Nói cách khác trái phiếu Chính phủ chưa trở thành nguồn cung ổn định, dẫn đến việc thị trường thiếu mức chuẩn lãi suất để làm cơ sở định giá các cơng cụ tài chính.

2.3.2.7. Nghiệp vụ repo trái phiếu còn hạn chế

Hoạt động Repo trái phiếu sẽ thúc đẩy giao dịch trái phiếu trên thị trường thứ cấp, làm tăng tính thanh khoản cho thị trường, tăng hiệu quả đồng vốn kinh doanh cho nhà đầu tư. Tuy nhiên ở Việt Nam, giao dịch mua bán lại trái phiếu đã xuất hiện nhưng được giao dịch ẩn dưới danh nghĩa giao dịch thông thường, do hành lang pháp lý chưa quy định và hạ tầng cơng nghệ giao dịch thanh tốn hiện tại cũng chưa hỗ trợ tách biệt giao dịch của hai loại cơng cụ giao dịch này do đó giá cả giao dịch trái phiếu chưa phản ánh đúng thực tế. Ngoài ra, Repo trái phiếu mới chỉ dừng lại ở TPCP, chưa thực hiện đối với TPDN và TPCQĐP.

2.3.2.8. Chưa thiết lập được các nhà tạo lập thị trường

Trên TTCK Việt Nam, giá trị các giao dịch trái phiếu lớn hơn rất nhiều giá trị giao dịch cổ phiếu. Để đẩy mạnh các giao dịch, tăng tính thanh khoản cho thị trường, các nhà tạo lập thị trường chính là người thúc đẩy những giao dịch trái phiếu này.

Nhà tạo lập thị trường hay các trung gian tài chính trên thị trường trái phiếu Việt Nam là các cơng ty chứng khốn với các nghiệp vụ chủ yếu như mơi giới, lưu ký chứng khốn, bảo lãnh phát hành và quản lý danh mục đầu tư. Tuy nhiên, các trung gian tài chính chưa thực hiện nghiệp vụ thực sự của các nhà tạo lập thị trường, đó là việc yết giá, số lượng mua và bán trái phiếu. Thêm vào đó, việc thiếu các cơng cụ phái sinh trên thị trường trái phiếu như hoán đổi (Swap), quyền chọn (Option), hợp đồng kỳ hạn (Forward), hợp đồng giao sau (Future) khiến cho Việt Nam chưa có các nhà tạo lập thị trường theo đúng nghĩa.

2.3.2.9. Trái phiếu doanh nghiệp chưa thực sự hấp dẫn nhà đầu tư

Sở dĩ hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp chưa thực sự như mong đợi là do những nguyên nhân cơ bản sau :

Thứ nhất là, xuất phát từ thuộc tính của trái phiếu có tính thanh khoản kém,

yếu tố rủi ro thanh tốn cao hơn so với TPCP : Điều kiện phát hành TPDN trong

khung pháp lý đã 'mở' hết sức thoáng như doanh nghiệp chỉ cần có thời gian hoạt động tối thiểu là 01 năm, có báo cáo tài chính của năm liền kề trước năm phát hành được kiểm toán, kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh năm liền kề năm phát hành phải có lãi và có phương án phát hành trái phiếu được tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thơng qua. Song dù đã linh động với sản phẩm mới này nhưng thị trường TPDN ở Việt Nam cịn hạn chế và khơng phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng làm được. Rất nhiều doanh nghiệp dù muốn vẫn chưa thể tiếp cận được với hình thức này. Những doanh nghiệp phát hành thành cơng từ trước đến nay đều là các cơng ty có quy mơ tương đối lớn và lớn như: EVN, Vinacomin, Vinaconex, Tổng công ty Sông Đà... Những doanh nghiệp đã từng phát hành trái phiếu chuyển đổi cũng có quy mơ lớn như: ACB, VCB... Nói cách khác, thị trường TPDN hầu như vắng bóng các doanh nghiệp nhỏ trong khi đây là các đối tượng rất khát vốn và chiếm số lượng lớn (500.000 doanh nghiệp vào năm 2010). Đây là thực tế đã tồn tại từ vài năm nay và hiện vẫn chưa có nhiều cải thiện.

Thứ hai là, xuất phát từ bản thân doanh nghiệp. Cụ thể là uy tín của doanh

nghiệp Việt Nam được đánh giá là chưa cải thiện nhiều, chưa tạo được độ tin cậy cho các nhà đầu tư. Trong khi đó, các tổ chức xếp hạng tín dụng chun nghiệp lại chưa có nhiều. Trung tâm Thơng tin tín dụng thuộc NHNN cũng đã thực hiện nghiệp vụ xếp hạng tín dụng doanh nghiệp trên TTCK. Tuy nhiên, những xếp hạng này cũng chỉ có tính chất tạm thời. Đây là lý do vì sao mà chỉ các doanh nghiệp lớn mới phát hành thành cơng. Bên cạnh đó, cho đến nay các doanh nghiệp vẫn chưa quen với việc huy động vốn vay trực tiếp qua phát hành trái phiếu mà vẫn dựa vào nguồn vốn vay của ngân hàng, đặc biệt là các Tổng công ty lớn, các DNNN do họ có khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay ngân hàng, vay ưu đãi. Ngoài ra, một số doanh nghiệp dù muốn phát hành nhưng còn e ngại chuyện minh bạch thông tin.

Thứ ba là, chưa có thị trường giao dịch dành cho TPDN, mặc dù Việt Nam

đã có thị trường giao dịch trái phiếu chuyên biệt nhưng phần lớn chỉ dành cho hoạt động giao dịch TPCP, do yêu cầu khắt khe đối với trái phiếu doanh nghiệp mà ít đơn vị nào đáp ứng dược, vì vậy loại hình trái phiếu này vẫn chưa được thực hiện

giao dịch tại đây mà phải thông qua các thị trường khác như OTC, các đại lý lưu ký tại cơng ty chứng khốn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Thị trường trái phiếu đã có sự khởi sắc trong vài năm trở lại đây, tuy nhiên qua nghiên cứu thực tiễn cho thấy vẫn còn nhiều tồn đọng khiến cho thị trường này chưa thực sự phát triển, nguyên nhân thì rất nhiều nhưng nhìn chung là do khn khổ pháp lý chưa hoàn thiện, đường cong lãi suất thiếu chuẩn mực, thanh khoản kém, chưa có tổ chức định mức tín nhiệm… Thành cơng của TTTP phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố từ chính sách vĩ mô, quản lý điều hành nền kinh tế vĩ mô, vận hành và giám sát hoạt động giao dịch, hạ tầng cơ sở kỹ thuật…, tất cả các nhân tố đó phải được vận hành một cách hài hịa trong sự tương quan lẫn nhau và phải được đặt trong các mục tiêu phát triển thị trường ở từng quốc gia. Vì vậy, cần phải có những giải pháp thiết thực để có thể phát huy tối đa năng lực huy động vốn qua thị trường này.

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TTTP VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1.1. Khuôn khổ pháp lý 3.1.1. Khn khổ pháp lý

Bộ Tài chính đang trình Chính phủ ban hành Nghị Định sửa đổi Nghị Định số 141/2003/NĐ-CP về việc phát hành TPCP, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và TPCQĐP. Ngay sau khi có Nghị Định mới này, Bộ sẽ ban hành các Thông tư hướng dẫn chi tiết về công tác phát hành TPCP để thay thế các Thông tư hiện tại, đảm bảo phù hợp, nhằm mục tiêu cải tiến phương thức phát hành trái phiếu, thúc đẩy TTTP phát triển.

3.1.2. Chuẩn hóa hàng hóa trên TTTP

Chính phủ sẽ nâng lượng phát hành đều đặn hơn bằng cách tổ chức đấu thầu trái phiếu qua TTGDCK Hà Nội vào thứ năm hàng tuần và bảo lãnh phát hành được tổ chức 2 phiên/ tháng. Bên cạnh đó, đối với những trái phiếu có kỳ hạn từ 3 năm trở lên, năm 2011 Chính phủ sẽ tập trung phát hành theo phương thức lô lớn. Quy mô mỗi lô trái phiếu dự kiến từ 4,000 -5,000 tỷ đồng để nâng cao tính thanh khoản cho thị trường trái phiếu.

Cùng với việc tăng cường phát hành trái phiếu theo lơ lớn, năm 2011 Bộ Tài chính sẽ thí điểm phương án tái cấu trúc hàng hóa trên thị trường TPCP theo hướng hốn đổi các trái phiếu có cùng kỳ hạn còn lại trên cơ sở cân bằng lợi ích của NSNN và chủ sở hữu trái phiếu, nhằm mục tiêu giảm số lượng mã trái phiếu niêm yết trên thị trường, tăng khối lượng niêm yết của một mã trái phiếu, tạo ra các mã trái phiếu có tính thanh khoản tốt hơn.

3.1.3. Quy trình thực hiện

Ngay sau khi Bộ trưởng Bộ Tài chính giao nhiệm vụ huy động vốn thơng qua phát hành TPCP, năm 2011 KBNN sẽ xây dựng kế hoạch chi tiết theo từng phương thức phát hành và thông báo cho các thành viên thị trường

3.2.1. SỰ CẦN THIẾT ĐỂ TIẾP TỤC HUY ĐỘNG VỐN THÔNG QUA

PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU Ở VIỆT NAM

Thị trường trái phiếu cung cấp một cơ sở hạ tầng cơ bản cho sự phát triển của hệ thống tài chính và nền kinh tế tổng thể. Ở Việt Nam, việc phát triển TTTP ở cả khu vực tư nhân và khu vực nhà nước sẽ giúp giải quyết vấn đề thanh khoản cho các ngân hàng và các doanh nghiệp trong nước. Bên cạnh đó, nó cũng giúp tăng dịng vốn nước ngoài vào Việt Nam.

Trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu, các tổ chức tài chính cũng như các ngân hàng ở Việt Nam đang phải đối mặt với áp lực thanh khoản rút tiền trong và ngồi nước cũng như trì hỗn việc cho vay và thu hồi các khoản vay từ con nợ. Vấn đề họ phải nghĩ tới đó là truy hồi lại vốn đầu tư. Sự tồn tại của một thị trường trái phiếu có tính thanh khoản tốt là một yếu tố cần thiết để cho phép các tổ chức tài chính tự chuẩn bị tốt hơn cho quản lý rủi ro và họ có thể giải quyết vấn đề thanh khoản của họ bằng cách bán trái phiếu. Hơn nữa, một TTTP có tính thanh khoản tốt cho phép các ngân hàng có thể duy trì một tỷ lệ thanh khoản cao.

Sự cần thiết để thúc đẩy TTTP Việt Nam phát triển là nó có thể thu hút đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam vì các nhà đầu tư nước ngồi có thể mang lại vốn đầu tư bằng các giấy tờ có mệnh giá cao. Ngồi ra, nó cũng giúp cho Việt Nam không bị phụ thuộc quá nhiều vào việc vay vốn nước ngồi như : vốn ODA, FDI..

Bên cạnh đó, cũng cần nhấn mạnh sự cần thiết phải tiếp tục huy động vốn từ phát hành trái phiếu, đó là :

Thứ nhất, các DNVN cũng giống như các doanh nghiệp Thái Lan trước khủng

hoảng tài chính 1997, đã quá dựa vào các vốn ngắn hạn của thị trường chứng khoán và hệ thống ngân hàng hơn là nuôi dưỡng các luồng vốn dài hạn và đầu tư . Khi cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra, hệ thống ngân hàng co cụm lại cùng với việc sụp đổ của thị trường chứng khốn, tình trạng nhập siêu với tỷ giá VNĐ/ USD tăng chóng mặt vào cuối năm 2008 khiến cho các DNVN phải đối mặt với tình trạng

khan hiếm vốn. Trái phiếu như là một công cụ cứu nguy cho các doanh nghiệp, đồng thời cũng là một công cụ gây quỹ dài hạn sẽ giúp thúc đẩy sự kết hợp của các quỹ dài hạn và đầu tư.

Thứ hai, phát triển TTTP làm tăng tính minh bạch của cơng ty và kỷ luật thị

trường.

Thứ ba, TTTP cho phép hoán đổi nợ -vốn chủ sở hữu để làm sạch các danh mục đầu tư của hệ thống ngân hàng, và hỗ trợ tái cơ cấu nợ của công ty trong cuộc khủng hoảng.

Cuối cùng, phát triển TTTP có thể làm tăng sự ổn định tài chính cho một quốc gia.

Thị trường trái phiếu là nền tảng của thị trường vốn và đóng vai trị quan trọng trong việc huy động tiết kiệm vào đầu tư sản xuất thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển. Ngồi ra, việc tạo vốn thơng qua phát hành trái phiếu và phát triển TTTP được xem như là một sự lựa chọn khơn ngoan cho Chính phủ Việt Nam trong việc cải cách cơ cấu tài chính. Sự cần thiết để tiếp tục huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu

ở Việt Nam nhằm tăng cường thị trường vốn và giúp cho Việt Nam nhanh chóng hội

nhập vào thị trường vốn của khu vực nói riêng và thế giới nói chung.

3.2.2. Về cấu trúc kỳ hạn lãi suất trong thời gian tới

Trong ngắn hạn (2011-2012), cấu trúc kỳ hạn lãi suất của TPCP có phương nằm ngang đối với tất cả các kỳ hạn do NHNN đang xem xét điều hành chính sách lãi suất theo hướng linh hoạt và thận trọng trong thời gian tới. Bên cạnh đó, để khôi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thị trường trái phiếu việt nam đến năm 2020 (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)