Hệ thống pháp lý chưa hoàn chỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thị trường trái phiếu việt nam đến năm 2020 (Trang 83 - 84)

2.2.3.2 .Tình hình giao dịch TPCP

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM

2.3.2.1. Hệ thống pháp lý chưa hoàn chỉnh

+ Khung pháp luật mới được hình thành bước đầu, ngoài Nghị định 141/2003/NĐ-CP về phát hành TPCP, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và TPCQĐP; Nghị định số 52/2006/NĐ-CP về phát hành TPDN; Luật Chứng khoán 2006 quy định về việc niêm yết và giao dịch trái phiếu trên thị trường thứ cấp; một số lĩnh vực khác vẫn chưa có hệ thống văn bản pháp lý hồn chỉnh, các tiêu chí phát hành trái phiếu vẫn chưa được rõ ràng. Các nguyên tắc quản lý và chuẩn mực quốc tế về tính minh bạch, kế toán, kiểm toán... tuy đã được áp dụng nhưng còn ở phạm vi hẹp.

+ Phạm vi điều chỉnh hẹp, Luật chứng khoán ra đời mới chỉ bao hàm những nội dung cơ bản và chưa bao quát hết mọi hoạt động trên TTTP theo thông lệ quốc tế; một số quy định của văn bản hướng dẫn Luật Chứng khốn vẫn cịn chồng chéo, chưa thống nhất với các văn bản pháp luật khác; việc ban hành các quy định pháp lý nhìn chung đều có độ trễ so với mục tiêu đề ra, đồng thời, nhiều quy định tại Luật Chứng khoán chưa được hướng dẫn thực hiện.

Bên cạnh đó, thể chế pháp luật cịn thiếu các qui định cần thiết nên hạn chế sử dụng các công cụ bảo hiểm rủi ro như hợp đồng hoán đổi lãi suất, mua bán kỳ hạn hay tái mua lại nhằm giúp nhà đầu tư có thể bảo vệ rủi ro cho mình.

+ Nhiều chính sách và quy định đối với thị trường TPDN còn nhiều bất cập,

sự bất cập đó thể hiện ở : Thứ nhất, một số quy định về phí và lệ phí khi phát hành

trái phiếu doanh nghiệp thường rất cao và đã hết hiệu lực. Điều này cũng không khuyến khích doanh nghiệp lựa chọn hình thức phát hành trái phiếu. Thứ hai, việc huy động vốn nợ của doanh nghiệp chủ yếu vẫn thực hiện thơng qua kênh chính là TPCP. Chính phủ đứng ra phát hành trái phiếu, huy động vốn trong dân cư rồi lại “rót” ngược lại cho doanh nghiệp. Quy trình này vừa phức tạp lại tốn kém cả về thời gian, chi phí, trong khi nhiều doanh nghiệp lớn, có uy tín có thể tự mình huy động vốn từ nguồn này. Thứ ba, Luật Thuế thu nhập cá nhân, thu nhập từ tiền gửi tiết kiệm, thu nhập từ lãi trái phiếu Chính phủ khơng bị đánh thuế, nhưng đối với thu nhập từ chuyển nhượng trái phiếu khác thì phải chịu 20% trên chênh lệch giữa giá bán và giá mua hoặc 0,1% trên giá trị bán. Như vậy, vơ hình chung, chính sách thuế thu nhập chứng khốn đã đánh đồng trái phiếu như cổ phiếu, trong khi thu nhập từ trái phiếu ln mang tính ổn định và thấp hơn so với thu nhập từ cổ phiếu, do đó khơng khuyến khích các nhà đầu tư chọn mua trái phiếu doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thị trường trái phiếu việt nam đến năm 2020 (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)