Triển vọng xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thị trường trái phiếu việt nam đến năm 2020 (Trang 94 - 95)

2.2.3.2 .Tình hình giao dịch TPCP

3.2. Triển vọng TTTP Việt Nam trong thời gian tới

3.2.4. Triển vọng xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam

5

Năm 2009, trước những mất cân đối lớn của nền kinh tế và sức ép lạm phát gia tăng, NHNN đã chính thức phá giá VND 5,4% vào cuối tháng 11, đồng thời nâng lãi suất cơ bản từ 7% lên 8%, đặt mục tiêu tăng tín dụng cho năm 2010 chỉ là 25%. Trong quý I/2010 đã phá giá tiền đồng thêm 3,3% do thị trường ngoại hối tiếp tục căng thẳng bất chấp Chính phủ yêu cầu các Công ty lớn bán USD nên ngày 11/2/2010, NHNN đã phải tăng tỷ giá chính thức từ 17.941 đồng lên 18.544 đồng, đồng thời giảm lãi suất tiền gửi USD của các DN xuống còn 1%, Những động thái này đã góp phần giảm nhiệt thị trường ngoại hối. Trong nửa cuối quý 1, tỷ giá NHTM đã gần sát với tỷ giá tự do.

6

Theo chương trình của Chính phủ, nhu cầu vốn TPCP cho giai đoạn 2003 - 2010 và một số năm sau là hơn 385.000 tỷ đồng. Song đến hết 2008, mới giải ngân được khoảng 62.000 tỷ đồng, số còn lại cần phát hành trái phiếu để thực hiện các mục tiêu khoảng 324.000 tỷ đồng. Dự kiến trong 5 năm tiếp sau 2010, mỗi năm cần 45.000 tỷ đồng

Xếp hạng tín nhiệm có liên quan đến uy tín một quốc gia. Đặc biệt là khi Việt Nam tiến hành vay nợ nước ngồi thơng qua phát hành trái phiếu, thì việc đạt được mức xếp hạng tín nhiệm cao sẽ giúp cho Chính phủ Việt Nam huy động được nguồn vốn từ kênh này dễ dàng hơn. Tuy nhiên, Việt Nam đang đứng trước rủi ro bị hạ thấp hạng đối với các khoản nợ quốc gia. Hiện nay các khoản nợ quốc gia của Việt Nam được Moody’s xếp hạng Ba3 và Standard & Poors xếp hạng BB.

Gần đây hơn, vào tháng 7/2010, Fitch Ratings đã đánh tụt một bậc xếp hạng định mức tín nhiệm nợ dài hạn bằng đồng nội tệ của Việt Nam xuống mức BB-. Với mức xếp hạng BB-, Việt Nam đang có chung định mức tín nhiệm nợ đồng nội tệ với Kenya và Serbia. Trong số 18 nền kinh tế châu Á mà Fitch theo dõi, Việt Nam có mức xếp hạng tín nhiệm nợ nội tệ đứng thứ 4 từ dưới lên, cao hơn so với Sri Lanka, Papua New Guinea và Mơng Cổ.

Bảng 3.1: Xếp hạng tín nhiệm của các tổ chức quốc tế dành cho Việt Nam

Tổ chức xếp hạng Loại xếp hạng Mức độ tín nhiệm Ngày xếp hạng

S & P BB Tiêu cực 09/05/2010

Moody’s Ba3 Tiêu cực 08/06/2010

Fitch Rating BB- Xấu 10/07/2010

R & I BB Ổn định 10/07/2010

(Nguồn : Asianbondsonline.adb.org)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thị trường trái phiếu việt nam đến năm 2020 (Trang 94 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)