Tổ chức định mức tín nhiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thị trường trái phiếu việt nam đến năm 2020 (Trang 28)

1.2. THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU

1.2.5.6. Tổ chức định mức tín nhiệm

Xếp hạng tín nhiệm thực chất là việc đánh giá chất lượng, mức độ tin cậy, khả năng thanh toán của các tổ chức phát hành chứng khoán nợ với mục đích là cung cấp thơng tin kịp thời đến nhà đầu tư, giảm được tình trạng thơng tin bất cân xứng trên thị trường, giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư. Từ đó, nhà đầu tư căn cứ trên những thông tin do tổ chức xếp hạng tín nhiệm cung cấp mà có thể đưa ra quyết định có nên đầu tư vào trái phiếu do tổ chức đó phát hành hay khơng.

Các tổ chức xếp hạng tín nhiệm căn cứ vào tình hình hoạt động của doanh nghiệp hay triển vọng phát triển kinh tế đất nước (bao gồm việc thanh toán các khoản nợ đến hạn và chưa đến hạn, nguy cơ vỡ nợ..); các yếu tố rủi ro vĩ mô (lạm phát, chính trị bất ổn…); chính sách của nhà nước có ảnh hưởng đến ngành và đến công ty; đặc điểm của ngành kinh tế mà công ty đang tham gia, triển vọng phát triển của ngành trong nền kinh tế quốc dân, quản lý vốn, tình hình tài chính …

Về nguyên tắc để có thể trở thành tổ chức xếp hạng tín nhiệm là các tổ chức này phải đánh giá dựa trên sự khách quan khơng vì bất kỳ lợi ích nào; phải độc lập đánh giá khơng chịu sự chi phối của bất cứ cơ quan hay quốc gia nào; thông tin cung cấp là đáng tin cậy; đánh giá khơng nhằm mục đích khuyến cáo mua hay bán. Kết quả đánh giá định mức tín nhiệm được biểu hiện dưới các ký hiệu từ A (nghĩa là ít bị vỡ nợ nhất) cho đến D (nghĩa là đã bị vỡ nợ rồi) phụ thuộc vào khả năng của người phát hành trả nợ gốc và lãi đúng hạn.2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thị trường trái phiếu việt nam đến năm 2020 (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)