Chưa thiết lập được các nhà tạo lập thị trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thị trường trái phiếu việt nam đến năm 2020 (Trang 87)

2.2.3.2 .Tình hình giao dịch TPCP

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM

2.3.2.8. Chưa thiết lập được các nhà tạo lập thị trường

Trên TTCK Việt Nam, giá trị các giao dịch trái phiếu lớn hơn rất nhiều giá trị giao dịch cổ phiếu. Để đẩy mạnh các giao dịch, tăng tính thanh khoản cho thị trường, các nhà tạo lập thị trường chính là người thúc đẩy những giao dịch trái phiếu này.

Nhà tạo lập thị trường hay các trung gian tài chính trên thị trường trái phiếu Việt Nam là các cơng ty chứng khốn với các nghiệp vụ chủ yếu như mơi giới, lưu ký chứng khốn, bảo lãnh phát hành và quản lý danh mục đầu tư. Tuy nhiên, các trung gian tài chính chưa thực hiện nghiệp vụ thực sự của các nhà tạo lập thị trường, đó là việc yết giá, số lượng mua và bán trái phiếu. Thêm vào đó, việc thiếu các cơng cụ phái sinh trên thị trường trái phiếu như hoán đổi (Swap), quyền chọn (Option), hợp đồng kỳ hạn (Forward), hợp đồng giao sau (Future) khiến cho Việt Nam chưa có các nhà tạo lập thị trường theo đúng nghĩa.

2.3.2.9. Trái phiếu doanh nghiệp chưa thực sự hấp dẫn nhà đầu tư

Sở dĩ hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp chưa thực sự như mong đợi là do những nguyên nhân cơ bản sau :

Thứ nhất là, xuất phát từ thuộc tính của trái phiếu có tính thanh khoản kém,

yếu tố rủi ro thanh toán cao hơn so với TPCP : Điều kiện phát hành TPDN trong

khung pháp lý đã 'mở' hết sức thoáng như doanh nghiệp chỉ cần có thời gian hoạt động tối thiểu là 01 năm, có báo cáo tài chính của năm liền kề trước năm phát hành được kiểm toán, kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh năm liền kề năm phát hành phải có lãi và có phương án phát hành trái phiếu được tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thơng qua. Song dù đã linh động với sản phẩm mới này nhưng thị trường TPDN ở Việt Nam cịn hạn chế và khơng phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng làm được. Rất nhiều doanh nghiệp dù muốn vẫn chưa thể tiếp cận được với hình thức này. Những doanh nghiệp phát hành thành công từ trước đến nay đều là các cơng ty có quy mơ tương đối lớn và lớn như: EVN, Vinacomin, Vinaconex, Tổng công ty Sông Đà... Những doanh nghiệp đã từng phát hành trái phiếu chuyển đổi cũng có quy mơ lớn như: ACB, VCB... Nói cách khác, thị trường TPDN hầu như vắng bóng các doanh nghiệp nhỏ trong khi đây là các đối tượng rất khát vốn và chiếm số lượng lớn (500.000 doanh nghiệp vào năm 2010). Đây là thực tế đã tồn tại từ vài năm nay và hiện vẫn chưa có nhiều cải thiện.

Thứ hai là, xuất phát từ bản thân doanh nghiệp. Cụ thể là uy tín của doanh

nghiệp Việt Nam được đánh giá là chưa cải thiện nhiều, chưa tạo được độ tin cậy cho các nhà đầu tư. Trong khi đó, các tổ chức xếp hạng tín dụng chuyên nghiệp lại chưa có nhiều. Trung tâm Thơng tin tín dụng thuộc NHNN cũng đã thực hiện nghiệp vụ xếp hạng tín dụng doanh nghiệp trên TTCK. Tuy nhiên, những xếp hạng này cũng chỉ có tính chất tạm thời. Đây là lý do vì sao mà chỉ các doanh nghiệp lớn mới phát hành thành cơng. Bên cạnh đó, cho đến nay các doanh nghiệp vẫn chưa quen với việc huy động vốn vay trực tiếp qua phát hành trái phiếu mà vẫn dựa vào nguồn vốn vay của ngân hàng, đặc biệt là các Tổng công ty lớn, các DNNN do họ có khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay ngân hàng, vay ưu đãi. Ngoài ra, một số doanh nghiệp dù muốn phát hành nhưng còn e ngại chuyện minh bạch thơng tin.

Thứ ba là, chưa có thị trường giao dịch dành cho TPDN, mặc dù Việt Nam

đã có thị trường giao dịch trái phiếu chuyên biệt nhưng phần lớn chỉ dành cho hoạt động giao dịch TPCP, do yêu cầu khắt khe đối với trái phiếu doanh nghiệp mà ít đơn vị nào đáp ứng dược, vì vậy loại hình trái phiếu này vẫn chưa được thực hiện

giao dịch tại đây mà phải thông qua các thị trường khác như OTC, các đại lý lưu ký tại cơng ty chứng khốn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Thị trường trái phiếu đã có sự khởi sắc trong vài năm trở lại đây, tuy nhiên qua nghiên cứu thực tiễn cho thấy vẫn còn nhiều tồn đọng khiến cho thị trường này chưa thực sự phát triển, nguyên nhân thì rất nhiều nhưng nhìn chung là do khn khổ pháp lý chưa hoàn thiện, đường cong lãi suất thiếu chuẩn mực, thanh khoản kém, chưa có tổ chức định mức tín nhiệm… Thành cơng của TTTP phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố từ chính sách vĩ mô, quản lý điều hành nền kinh tế vĩ mô, vận hành và giám sát hoạt động giao dịch, hạ tầng cơ sở kỹ thuật…, tất cả các nhân tố đó phải được vận hành một cách hài hịa trong sự tương quan lẫn nhau và phải được đặt trong các mục tiêu phát triển thị trường ở từng quốc gia. Vì vậy, cần phải có những giải pháp thiết thực để có thể phát huy tối đa năng lực huy động vốn qua thị trường này.

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TTTP VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1.1. Khuôn khổ pháp lý 3.1.1. Khn khổ pháp lý

Bộ Tài chính đang trình Chính phủ ban hành Nghị Định sửa đổi Nghị Định số 141/2003/NĐ-CP về việc phát hành TPCP, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và TPCQĐP. Ngay sau khi có Nghị Định mới này, Bộ sẽ ban hành các Thông tư hướng dẫn chi tiết về công tác phát hành TPCP để thay thế các Thông tư hiện tại, đảm bảo phù hợp, nhằm mục tiêu cải tiến phương thức phát hành trái phiếu, thúc đẩy TTTP phát triển.

3.1.2. Chuẩn hóa hàng hóa trên TTTP

Chính phủ sẽ nâng lượng phát hành đều đặn hơn bằng cách tổ chức đấu thầu trái phiếu qua TTGDCK Hà Nội vào thứ năm hàng tuần và bảo lãnh phát hành được tổ chức 2 phiên/ tháng. Bên cạnh đó, đối với những trái phiếu có kỳ hạn từ 3 năm trở lên, năm 2011 Chính phủ sẽ tập trung phát hành theo phương thức lô lớn. Quy mô mỗi lô trái phiếu dự kiến từ 4,000 -5,000 tỷ đồng để nâng cao tính thanh khoản cho thị trường trái phiếu.

Cùng với việc tăng cường phát hành trái phiếu theo lơ lớn, năm 2011 Bộ Tài chính sẽ thí điểm phương án tái cấu trúc hàng hóa trên thị trường TPCP theo hướng hốn đổi các trái phiếu có cùng kỳ hạn còn lại trên cơ sở cân bằng lợi ích của NSNN và chủ sở hữu trái phiếu, nhằm mục tiêu giảm số lượng mã trái phiếu niêm yết trên thị trường, tăng khối lượng niêm yết của một mã trái phiếu, tạo ra các mã trái phiếu có tính thanh khoản tốt hơn.

3.1.3. Quy trình thực hiện

Ngay sau khi Bộ trưởng Bộ Tài chính giao nhiệm vụ huy động vốn thông qua phát hành TPCP, năm 2011 KBNN sẽ xây dựng kế hoạch chi tiết theo từng phương thức phát hành và thông báo cho các thành viên thị trường

3.2.1. SỰ CẦN THIẾT ĐỂ TIẾP TỤC HUY ĐỘNG VỐN THÔNG QUA

PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU Ở VIỆT NAM

Thị trường trái phiếu cung cấp một cơ sở hạ tầng cơ bản cho sự phát triển của hệ thống tài chính và nền kinh tế tổng thể. Ở Việt Nam, việc phát triển TTTP ở cả khu vực tư nhân và khu vực nhà nước sẽ giúp giải quyết vấn đề thanh khoản cho các ngân hàng và các doanh nghiệp trong nước. Bên cạnh đó, nó cũng giúp tăng dịng vốn nước ngoài vào Việt Nam.

Trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu, các tổ chức tài chính cũng như các ngân hàng ở Việt Nam đang phải đối mặt với áp lực thanh khoản rút tiền trong và ngồi nước cũng như trì hỗn việc cho vay và thu hồi các khoản vay từ con nợ. Vấn đề họ phải nghĩ tới đó là truy hồi lại vốn đầu tư. Sự tồn tại của một thị trường trái phiếu có tính thanh khoản tốt là một yếu tố cần thiết để cho phép các tổ chức tài chính tự chuẩn bị tốt hơn cho quản lý rủi ro và họ có thể giải quyết vấn đề thanh khoản của họ bằng cách bán trái phiếu. Hơn nữa, một TTTP có tính thanh khoản tốt cho phép các ngân hàng có thể duy trì một tỷ lệ thanh khoản cao.

Sự cần thiết để thúc đẩy TTTP Việt Nam phát triển là nó có thể thu hút đầu tư nước ngồi đầu tư vào Việt Nam vì các nhà đầu tư nước ngồi có thể mang lại vốn đầu tư bằng các giấy tờ có mệnh giá cao. Ngồi ra, nó cũng giúp cho Việt Nam khơng bị phụ thuộc quá nhiều vào việc vay vốn nước ngồi như : vốn ODA, FDI..

Bên cạnh đó, cũng cần nhấn mạnh sự cần thiết phải tiếp tục huy động vốn từ phát hành trái phiếu, đó là :

Thứ nhất, các DNVN cũng giống như các doanh nghiệp Thái Lan trước khủng

hoảng tài chính 1997, đã quá dựa vào các vốn ngắn hạn của thị trường chứng khốn và hệ thống ngân hàng hơn là ni dưỡng các luồng vốn dài hạn và đầu tư . Khi cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra, hệ thống ngân hàng co cụm lại cùng với việc sụp đổ của thị trường chứng khốn, tình trạng nhập siêu với tỷ giá VNĐ/ USD tăng chóng mặt vào cuối năm 2008 khiến cho các DNVN phải đối mặt với tình trạng

khan hiếm vốn. Trái phiếu như là một công cụ cứu nguy cho các doanh nghiệp, đồng thời cũng là một công cụ gây quỹ dài hạn sẽ giúp thúc đẩy sự kết hợp của các quỹ dài hạn và đầu tư.

Thứ hai, phát triển TTTP làm tăng tính minh bạch của cơng ty và kỷ luật thị

trường.

Thứ ba, TTTP cho phép hoán đổi nợ -vốn chủ sở hữu để làm sạch các danh mục đầu tư của hệ thống ngân hàng, và hỗ trợ tái cơ cấu nợ của công ty trong cuộc khủng hoảng.

Cuối cùng, phát triển TTTP có thể làm tăng sự ổn định tài chính cho một quốc gia.

Thị trường trái phiếu là nền tảng của thị trường vốn và đóng vai trị quan trọng trong việc huy động tiết kiệm vào đầu tư sản xuất thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển. Ngồi ra, việc tạo vốn thơng qua phát hành trái phiếu và phát triển TTTP được xem như là một sự lựa chọn khơn ngoan cho Chính phủ Việt Nam trong việc cải cách cơ cấu tài chính. Sự cần thiết để tiếp tục huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu

ở Việt Nam nhằm tăng cường thị trường vốn và giúp cho Việt Nam nhanh chóng hội

nhập vào thị trường vốn của khu vực nói riêng và thế giới nói chung.

3.2.2. Về cấu trúc kỳ hạn lãi suất trong thời gian tới

Trong ngắn hạn (2011-2012), cấu trúc kỳ hạn lãi suất của TPCP có phương nằm ngang đối với tất cả các kỳ hạn do NHNN đang xem xét điều hành chính sách lãi suất theo hướng linh hoạt và thận trọng trong thời gian tới. Bên cạnh đó, để khôi phục kinh tế sau khủng hoảng, mục tiêu của chính phủ trước mắt là bình ổn kinh tế, ưu tiên kiềm chế lạm phát, kiểm soát giá cả…

3.2.3.Về tính thanh khoản của trái phiếu

™ Cung trái phiếu

Với con số doanh nghiệp phát hành trái phiếu tăng mạnh từ 4 doanh nghiệp trong năm 2008 lên 15 doanh nghiệp phát hành với tổng giá trị xấp xỉ 20.000 tỉ đồng trong năm 2009 (gấp 3 lần năm 2008), có thể thấy rằng số doanh nghiệp phát hành trái phiếu còn tăng mạnh trong năm 2010 và các năm tiếp theo. Bên cạnh đó,

năm 2010 cũng xuất hiện nhiều yếu tố thuận lợi cho việc huy động vốn của doanh nghiệp thông qua trái phiếu khi kênh cung ứng tín dụng từ ngân hàng đã trở nên khó khăn hơn. Nguồn tiền rót ra từ các ngân hàng thương mại phục vụ cho việc triển khai các dự án của doanh nghiệp luôn bị hạn chế do NHNN khống chế hạn mức tăng trưởng tín dụng. Do đó, sẽ có nhiều doanh nghiệp chọn phương thức huy động vốn qua phát hành trái phiếu. Một yếu tố nữa góp phần làm tăng khối lượng trái phiếu trên thị trường là việc các DNVN ngày càng có xu hướng mở rộng TTTP ra quốc tế. Vì vậy lượng trái phiếu ngoại tệ sẽ gia tăng trong tương lai.

Thêm vào đó, có khả năng Chính phủ sẽ dùng vốn trái phiếu cho mục đích kích cầu khơng chỉ trong ngắn hạn mà sẽ là trong dài hạn vì hiện tại tiến độ giải ngân vốn TPCP cịn chậm và trì trệ kéo dài qua các năm sau. Thêm vào đó, ngân sách đang trong tình trạng bội chi nghiêm trọng. Vì vậy, kế hoạch phát hành TPCP đề ra các năm sau sẽ tăng cao hơn các năm trước.

Tổng hợp lại các yếu tố trên cho thấy, cung trái phiếu sẽ gia tăng trong tương lai. Vì vậy, nếu khơng có các giải pháp kịp thời để củng cố và phát triển TTTP thì sẽ gây khó khăn cho giao dịch trái phiếu và làm giảm tính thanh khoản của thị trường này.

™ Cầu trái phiếu

Dự báo cầu đầu tư vào TTTP Việt Nam có những ý kiến trái ngược nhau, đó là : Theo hãng tin Bloomberg cho rằng, trong tương lai các NĐTNN sẽ tăng cường lượng nắm giữ trái phiếu bằng đồng nội tệ của Việt Nam vì họ kỳ vọng thu được lãi lớn nhờ sự phục hồi kinh tế nhanh chóng và kiểm sốt lạm phát của Việt Nam sau cuộc khủng hoảng.

Còn theo chuyên viên dự báo những chuyển biến kinh tế vĩ mô trong thời gian tới của cơng ty CK BIDV thì do tồn tại những lo ngại liên quan đến chính sách tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, nên các nhà đầu tư vẫn chưa thực sự mặn mà trong việc đầu tư vào thị trường trái phiếu Việt Nam.

Theo tác giả, cầu đầu tư vào TTTP Việt Nam sẽ tiếp tục suy giảm do một số lý do :

Trước đây, các nhà đầu tư nước ngoài hy vọng rằng đồng tiền Việt Nam sẽ mạnh lên do các luồng vốn từ nước ngoài đổ vào, tạo sức ép tăng giá đồng nội tệ. Tuy nhiên, NHNN vẫn duy trì chính sách đồng tiền Việt Nam giảm giá và thường mức giảm khoảng từ 1% trong một năm. Tỷ giá bị chênh lệch mất 1% cộng với lạm phát gia tăng khiến sức hấp dẫn của TPCP cũng bị ảnh hưởng không nhỏ và cầu từ phía nhà đầu tư nước ngồi giảm đi trông thấy trong thời gian qua và tiếp tục giảm ít nhất trong vài năm tới do Đồng Việt Nam bị phá giá. 5

Bên cạnh đó, Chính phủ đã đặt mục tiêu kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng ở mức 25% và tốc độ tăng trưởng GDP trong năm 2010 là 6.5% thì rõ ràng nhu cầu huy động vốn, ngồi kênh tín dụng ngân hàng để đáp ứng mục tiêu tăng trưởng của Chính phủ và doanh nghiệp sẽ lớn. Ngồi cổ phiếu, thì trái phiếu sẽ là lựa chọn tốt nhất. Do đó, cung vượt q cầu buộc Chính phủ phải tăng lãi suất lên cao để có thể hấp dẫn các nhà đầu tư nhưng hiện nay cơ chế trần lãi suất của Bộ Tài chính vẫn chưa được dỡ bỏ, cộng với yếu tố phải cạnh tranh với lãi suất TPDN, lãi suất tiền gửi tiết kiệm, chính vì vậy sẽ làm giảm cầu đầu tư.

Dự kiến trong 5 năm (2011-2015), mỗi năm cần 45.000 tỷ đồng 6. Trong tình hình hiện nay, việc gọi vốn qua phương thức phát hành trái phiếu sẽ ngày càng trở nên khó khăn do tình hình kinh tế trong nước có nhiều diễn biến phức tạp.

3.2.4. Triển vọng xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam

5

Năm 2009, trước những mất cân đối lớn của nền kinh tế và sức ép lạm phát gia tăng, NHNN đã chính thức phá giá VND 5,4% vào cuối tháng 11, đồng thời nâng lãi suất cơ bản từ 7% lên 8%, đặt mục tiêu tăng tín dụng cho năm 2010 chỉ là 25%. Trong quý I/2010 đã phá giá tiền đồng thêm 3,3% do thị trường ngoại hối tiếp tục căng thẳng bất chấp Chính phủ yêu cầu các Công ty lớn bán USD nên ngày 11/2/2010, NHNN đã phải tăng tỷ giá chính thức từ 17.941 đồng lên 18.544 đồng, đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thị trường trái phiếu việt nam đến năm 2020 (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)