2.2.3.2 .Tình hình giao dịch TPCP
3.3. Các giải pháp phát triển TTTP Việt Nam
3.3.3. Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và TTCK Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn thì việc các doanh nghiệp đã và đang phát huy triệt để công cụ tài chính mà pháp luật cho phép là phát hành trái phiếu doanh nghiệp được coi là một “cứu cánh” để tồn tại và phát triển. Để tiếp tục phát huy hiệu quả huy động vốn trong thời gian qua, cả chính phủ và doanh nghiệp đều cần phải nổ lực hơn nữa để giải quyết những vấn đề còn tồn đọng trên thị trường TPDN hiện nay, như :
Về phía chính phủ :
Đẩy mạnh việc phát hành TPDN để huy động vốn thay cho việc vay vốn từ ngân
hàng nhằm đáp ứng kịp thời nguồn vốn cho đầu tư phát triển của doanh nghiệp và giảm thiểu rủi ro cho các hoạt động tín dụng ngân hàng. Đa dạng hố hình thức trái phiếu; tạo điều kiện chủ động và thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp huy động vốn qua phát hành trái phiếu.
Cần xem xét điều chỉnh chính sách thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng trái
phiếu, để có sự cân đối phù hợp với chính sách thuế đối với thu nhập từ trái phiếu Chính phủ hay tiền gửi tiết kiệm.
Nên hỗ trợ và hướng dẫn để một số tổng cơng ty lớn có nhu cầu huy động vốn sớm tiếp cận thị trường TPQT.
Cần xây dựng một trung tâm lưu ký các trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết
để tạo thuận lợi cho việc mua bán lại.
Tiếp tục khuyến khích doanh nghiệp tự đứng ra phát hành, tự chuẩn bị để đáp ứng được những yêu cầu đề ra cho việc phát hành.
Đa dạng hóa các chủ thể phát hành trái phiếu bằng các chính sách khuyến khích
các Tổng cơng ty nhà nước phát hành trái phiếu có mục đích để huy động vốn dài hạn cho đầu tư đổi mới công nghệ và tạo hàng cho thị trường chứng khoán. Trước mắt, triển khai áp dụng cho các Tổng công ty hoạt động ở những lĩnh vực hàng không, điện lực, bưu điện và dầu khí. Đây là những lĩnh vực mà nền kinh tế hiện rất cần được tăng cường đầu tư và phát triển để tạo đà cho công nghiệp hóa.
Về phía doanh nghiệp :
Trước khi phát hành trái phiếu, điều quan trọng đầu tiên đối với doanh nghiệp là phải làm sao xây dựng được chiến lược phát triển dài hạn và để xây dựng tốt chiến lược này doanh nghiệp cần phải đảm bảo được ba khâu quan trọng, đó là : cơng tác huy động vốn; có phương thức quản lý ngân quỹ hiệu quả; công bố thông tin và tiến hành các thủ tục phát hành TPDN.
+ Về việc huy động vốn, doanh nghiệp cần phải xác định nhu cầu huy động vốn là để đầu tư, để trả nợ hay để sản xuất kinh doanh. Nhưng dù với mục đích nào thì doanh nghiệp cũng cần phải gắn với việc huy động với việc sử dụng vốn
+ Về vấn đề quản lý tốt ngân quỹ, doanh nghiệp phải làm thế nào để doanh nghiệp vừa "hút" được lượng vốn lớn, vừa trả được các khoản nợ vừa có tiền để tiếp tục sản xuất kinh doanh hoặc để đầu tư? Các doanh nghiệp cần nâng cao, đổi mới tư duy quản lý doanh nghiệp và sử dụng vốn có hiệu quả bằng cách tạo được niềm tin cho nhà đầu tư; bảo đảm an tồn tài chính; u cầu các doanh nghiệp phát hành trái phiếu phải tuân thủ theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và Quốc tế; đầu tư đổi mới công nghệ, các số liệu phải được hạch tốn kịp thời, chính xác với thực trạng. Đồng thời phải xây dựng và thẩm định dự án thật kỹ trước khi quyết định đầu tư; phải nhận diện được rủi ro trong hoạt động kinh doanh và có biện pháp hạn chế rủi ro; đảm bảo tỷ lệ lợi nhuận phải cao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm.
+ Về công bố thông tin và các thủ tục phát hành trái phiếu, đây là mảng đặc biệt quan trọng mà bất cứ doanh nghiệp nào khi muốn phát hành trái phiếu cũng cần chú ý. Mọi thông tin cần thiết và liên quan đến việc phát hành trái phiếu của doanh nghiệp cần phải được công bố rộng rãi, minh bạch tạo sự tin cậy và bảo đảm lòng tin cho các nhà đầu tư.
+ Về quy trình phát hành trái phiếu, doanh nghiệp có thể tham khảo tư vấn của các chuyên gia, các tổ chức trong và ngoài nước, nhưng điều mấu chốt là doanh nghiệp vẫn phải là người đưa ra quyết định cuối cùng và phải hết sức chú ý gắn việc phát hành trái phiếu với việc huy động vốn.
Hơn nữa, trong bối cảnh thị trường trái phiếu Việt Nam còn sơ khai như hiện nay, một trong những việc cần làm là nâng cao nhận thức về trái phiếu doanh nghiệp đối với các nhà quản lý tài chính trong các doanh nghiệp cũng như nhận thức của các nhà đầu tư bởi họ là thành phần không thể thiếu và góp phần quan trọng tạo nên sự phát triển của TTTP. Vì vậy, cần phải tuyên truyền cũng như phổ biến kiến thức cho các doanh nghiệp và cơng chúng đầu tư để họ có thể nhận thức rõ vai trị và lợi ích của việc huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu cũng như thấy rõ những lợi nhuận đáng kể từ việc đầu tư vào loại hình này.
Bên cạnh đó, các DN cần tiếp tục phát huy tối đa năng lực huy động vốn của TPDN với đa dạng hóa loại hình trái phiếu trong thời gian vừa qua như : Trái phiếu có lãi suất thay đổi theo lãi suất thị trường, trái phiếu có kỳ hạn thay đổi, trái phiếu với các loại tiền tệ khác nhau như USD, EUR, …xem xét để đưa trái phiếu option, trái phiếu kỳ hạn vào giao dịch trong thời gian tới. Giải pháp này nhằm mục đích tạo tính thanh khoản cho trái phiếu. Bên cạnh đó cịn giúp sự liên kết thị trường tiền tệ và vốn. Đây được xem là giải pháp cải cách tài chính của Việt Nam.
Điều quan trọng nữa là cần mở rộng quy mô, đa dạng hóa các loại trái phiếu và các phương thức phát hành trái phiếu trong đó cần phải nhận thức rõ việc phát hành “trái phiếu địa ốc”, “trái phiếu dự án” sẽ đem lại lợi ích cho cả hai phía. Doanh nghiệp thì huy động được lượng vốn lớn và nhanh để thưc hiện dự án với chi phí hợp lý, vừa tiêu thụ được sản phẩm hoặc dịch vụ của mình nên hạn chế được một số rủi ro trong quyết định đầu tư, cịn nhà đầu tư thì được đáp ứng kịp thời nhu cầu ăn
ở, sinh hoạt, thậm chí là đầu tư bất động sản. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải cân nhắc mức lãi suất và thời hạn phát hành trái phiếu theo tiến độ của dự án. Bên cạnh đó, cần xác định giá cả và quyền mua bất động sản sao cho hơp lý với từng giai đoạn của dự án, phù hợp với mơi trường tài chính hiện tại và trong suốt quá trình thực hiện dự án kinh doanh bất động sản hoặc các dự án khác để đưa ra những quyết định kinh doanh mà không vi phạm các điều cấm trong Luật Kinh doanh bất động sản 2005 và Luật Nhà ở 2006.