Đối với những loại hình doanh nghiệp bán lẻ thì thơng thường phương pháp
gián tiếp được áp dụng.
Giả sử rằng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ nhất định
chỉ có phát sinh nghiệp vụ là bán hàng và thu toàn bộ tiền hàng trong kỳ, khơng có phát sinh khoản phải thu và mua hàng thanh tốn 100%, khơng phát sinh khoản phải trả, khấu hao hay khơng phát sinh định phí thì lượng tiền tồn cuối kỳ cũng chính là lợi nhuận của doanh nghiệp.
Vậy phương pháp lập dòng tiền gián tiếp là cách thức điều chỉnh những yếu tố chi phí phi tiền mặt đã ảnh hưởng trong con số lợi nhuận và những khoản
mục khác trên Bảng cân đối kế tốn có thay đổi trong kỳ.
Một cách khác có thể nghiệm ra rằng biến đổi thuần của con số tiền mặt cuối kỳ và đầu kỳ chính là một phép trừ của các khoản mục của Bảng cân đối kế tốn giữa hai thời điểm.
Dịng tiền gián tiếp chỉ khác là phương pháp trực tiếp ở khoản mục dòng tiền trong hoạt động kinh doanh.
Khác với dòng tiền trực tiếp là những khoản thu, khoản chi trực tiếp bằng tiền mặt từ các nghiệp vụ kế tốn, phương pháp gián tiếp đó là các điều chỉnh từ lợi nhuận cho: 1) Thay đổi trong hàng tồn kho, khoản phải thu; 2) Khoản mục khác; 3) Khoản mục phi tiền mặt.
Dòng tiền gián tiếp giúp chúng ta thấy được những ảnh hưởng trong dòng tiền trong hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế tốn
từ đó nhà quản trị có thể áp dụng cho các quyết định như thay đổi chính sách mua bán chịu, khấu hao, hàng tồn kho…