Những tác động từ bên ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạch định tài chính ở các doanh nghiệp FDI tại việt nam và xu hướng mời trong quản trị tài chính công ty (Trang 44 - 50)

c) Tỷ lệ tăng trưởng nội bộ (Internal Growth Rate – IGR)

2.1 Thực trạng tình hình tài chính ở một số doanh nghiệp FDI tại Việt Nam

2.1.1.1 Những tác động từ bên ngoài

a) Phải là một tình hình tài chính khả quan

Ngày nay cổ đơng tìm năng, các ngân hàng, thậm chí các nhà cung cấp vẫn

coi trọng việc đánh giá một cơng ty thơng qua cách nhìn nhận đánh giá bề

ngồi của cơng ty thơng qua những con số trên báo cáo tài chính, những con số này làm sao phải thể hiện ra có bao nhiêu tồ nhà, nhà máy, hàng tồn kho, các khoản phải thu cao ngất kèm theo đó là một báo cáo thu nhập cho thấy

được mức lợi nhuận thu được cao ngất ngưỡng so với số vốn đã đầu tư.

Những quy trình hoạch định hàng năm sẽ quyết định những sản phẩm nào sẽ

b) Áp lực phải tạo động lực thành công mới

Trong động lực này buộc các nhà quản lý tài chính tốt cũng phải đồng thời là nhà quản trị kinh doanh và quản trị nhân sự tốt, chất lượng nhân sự tài chính có trình độ quốc tế cao là một vấn đề nan giải tại thị trường lao động Việt

Nam hiện nay.

Trong giai đoạn cách mạng công nghiệp như hiện nay, thành công của doanh nghiệp không thể không dựa vào trí tuệ và nguồn nhân lực, động lực để đạt được thành cơng mới đó thì doanh nghiệp phải làm sao để ứng phó nhanh

chóng với những cơ hội hay thách thức, đó là vấn đề nhân tài và hệ thống

thơng tin nhanh nhất nhưng lại chính xác nhất để mang lại hiệu suất cao nhất. Có nghĩa là bộ phận tài chính cơng ty phải là những nhà tiên phong về thông tin trong mọi hoạt động khơng đơn thuần là tài chính kế tốn thuần t nữa.

Chúng ta khơng cần ngồi đó mà lập ngân sách cho mười hay mười lăm năm

nữa, nhưng chúng ta rất cần một kênh thông tin tốt nhất và nhanh nhất hàng ngày. Và một hệ thống ngân sách dự báo được cập nhật thường xuyên cho sáu tháng hay một năm, đây quả là một áp lực thời gian và trí tuệ đối với các CFO và bộ phận tài chính cơng ty.

c) Tác động của chính sách và pháp luật đối với cơng tác tài chính

) Điểm qua một số vấn đề về mơi trường pháp luật ở Việt Nam có ảnh

hưởng tới cơng tác tài chính của các cơng ty FDI

Về chuẩn mực tài chính kế tốn: Hiện ra rõ nhất trước mắt chúng ta đó là một loạt các tiêu chuẩn, chuẩn mực tài chính được đưa ra và buộc phải tuân thủ, các công ty FDI hoặc công ty đa quốc gia vẫn không tránh khỏi những “ấm ức” về sự khác biệt giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) và những mực kế toán quốc tế (IAS), khác biệt về đánh giá lại giá trị hàng tồn kho hay

khác biệt về chi phí trước hoạt động là một ví dụ điển hình về sự khác biệt

trong việc ghi nhận, hạch tốn nghiệp vụ.

Cơng ty ECS-Electronics Việt Nam (ECS VN) buộc phải kết chuyển chi phí trước hoạt động (Pre-Operating Costs) vào kết quả kinh doanh trong vòng 3

năm theo quy định của VAS thay vì có thể kết chuyển một lần theo IAS ngay từ năm đầu tiên hoạt động.

Phần lớn các CFO ở công ty tốn nhiều thời gian khi phải ln ln giải thích với các nhà đầu tư bên nước ngoài về những luật lệ này.

Biểu mẫu báo cáo, chứng từ quy định: Ở các nước như Mỹ, Châu Âu mọi

nghiệp vụ bán hàng dưới mọi hình thức giao dịch đều được xem là bán hàng, dù đó là một email hay một mẫu giấy ký nhận đều được chấp nhận như là một hoá đơn bán hàng và được buộc phải ghi nhận như là doanh thu hợp lý và hợp lệ, điều này có nghĩa là cơ chế tài chính mở đã đặt vấn đề tính chất thật sự của giao dịch mới là quan trọng hơn hình thức trình bày, trong khi ở Việt nam chúng ta yêu cầu mọi nghiệp vụ bán hàng yêu cầu phải có hố đơn theo mẫu của Bộ tài chính quy định (hố đơn tài chính hay hố đơn đỏ), một số CFO

nước ngồi đã khơng khỏi ngạc nhiên khi lần đầu tiên nghe quy định về hoá

đơn đỏ (red invoice). Một số loại chứng từ ở Việt nam phải theo quy định

Nhà nước được đưa vào danh mục chứng từ bắt buộc như Phiếu thu, Phiếu

chi,.. gây ra khơng ít áp lực cho các doanh nghiệp FDI, áp lực phải “tuân thủ” quy định này lấy đi khơng ít thời gian của họ.

Ngôn ngữ trong báo cáo: thật không may cho các doanh nghiệp FDI hoạt

động tại các địa phương ngoại ơ Việt Nam vẫn cịn gặp rất nhiều khó khăn về

những giải trình khơng đáng có cho những báo cáo họ lập cho các cơ quan Nhà nước. Ngôn ngữ sử dụng trong báo cáo yêu cầu phải đăng ký sử dụng và

dĩ, họ bị áp lực lên cả công việc thông dịch (interpretor) và dịch thuật (translator), thời gian còn lại cho cơng tác quản lý tài chính là bao nhiêu?

Hình 2.2: NHẬN XÉT TỶ LỆ THỜI GIAN DÀNH CHO CƠNG VIỆC

THUẾ, HÀNH CHÍNH KHÁC Ở CÁC DOANH NGHIỆP FDI.

52, 52%

6, 6%

29, 29% 13, 13%

Công việc thuế, HC chiếm 30% Công việc thuế, HC chiếm 10% Công việc thuế, HC chiếm 20% Công việc thuế, HC chiếm 40%

Nguồn: Vẽ từ số liệu khảo sát Phụ lục 1

Số liệu khảo sát tuỳ thuộc vào sự nhìn nhận chủ quan của mỗi doanh nghiệp, tuy nhiên kết quả khảo sát chung cho chúng ta thấy rằng bộ phận tài chính các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam dành ra khoảng 20% thời gian của họ cho công tác thuế và những công việc hành chính khác, có tới 52,52% số doanh nghiệp khảo sát đồng ý số liệu này, quả thật đây là lượng thời gian không nhỏ và họ cho rằng những cơng việc này khơng mang lại sự đóng góp giá trị (no added value) nào cho doanh nghiệp của họ.

) Điểm qua một số vấn đề về môi trường pháp luật quốc tế gây ảnh hưởng tới cơng tác tài chính của các cơng ty đa quốc gia

Không chỉ riêng các doanh nghiệp FDI tại Việt nam, trên thế giới cũng có hàng loạt vụ bê bối về quản trị tài chính doanh nghiệp đã làm rung động giới tài chính, làm mất sự tín nhiệm và sự tự tin vốn có của giới tài chính, Enron, Worldcom, Tyco và phá huỷ cơng ty kiểm tốn tồn cầu như Arthur Andersen, rồi lấn sang những cơng ty có thương hiệu bên Châu Âu như Vivendi tại Pháp, Ahold tại Hà Lan.

Một ví dụ nhiều người biết đến đó là đạo luật Sarbanes – Oley (SOX) tại Mỹ,

đạo luật này quy định cả CEO và CFO đều phải đích thân ký xác nhận tình

trạng Báo cáo tài chính (BCTC) định kỳ và cùng chịu trách nhiệm giám sát báo cáo này. Vì thế thật dễ hiểu nhà quản lý tài chính buộc phải thông báo bất cứ sự thay đổi ngỡ ngàng nào, các CFO buộc phải thắt chặt hơn hệ thống kiểm sốt nội bộ và quy trình báo cáo đến mức có thể ghi nhận và lưu lại tất cả mọi giao dịch và thư từ liên lạc và tất nhiên là phải thơng báo ngay lập tức nếu có bất kỳ sự thay đổi nào về tình trạng tài chính và hoạt động sản xuất

kinh doanh, phải báo cáo nhanh chóng trong vịng hai ngày làm việc, những luật lệ quy định kiểu này đã chiếm dụng khơng ít thời gian, chi phí, hơn thế nữa, điều luật này đã làm lạc hướng nhiệm vụ của bộ phận tài chính cơng ty

đáng lẽ ra phải dành thời gian để đáp ứng nhu cầu cấp bách của các nhà quản

lý khác trong doanh nghiệp, phần lớn các CFO cho rằng các quy định của SOX là không cần thiết.

d) Cổ đơng ngày càng địi hỏi nhiều hơn

Trước đây cổ đông công ty rất thụ động, họ ít khi tham gia vào các kỳ họp cổ

đơng thường niên và hầu như khơng có đề nghị can thiệp vào hoạt động của

doanh nghiệp, nhưng hiện nay mức độ hoạt động của cổ đông đến mức “báo động”. Họ ngày càng địi hỏi thơng tin được cung cấp nhiều hơn về tình hình

hiện tại và dự báo cho tương lai, không chỉ thế họ sẵn sàng tranh luận và phản bác các đề nghị của Hội đồng quản trị công ty đưa ra.

Trong một cuộc thăm dị gần đây của tạp chí CFO Managizes có đến 53% cho rằng họ phải dành nhiều thời gian hơn cho cổ đông so với trước đây, trong khi

đó chỉ có 11% cho rằng nếu nghe theo lời cổ đơng thì có thể làm gia tăng

thêm giá trị cho nhà đầu tư.5 Không những thế nhà quản trị tài chính hiện nay cần phải có những kỹ năng giao tiếp tốt, nhất là khi phải thảo luận về chiến lược hay các kết quả phân tích kế tốn cho các nhà đầu tư, các nhà phân tích hay các cổ đơng.

Nhận xét:

Báo cáo tài chính thể hiện sức khỏe tài chính cơng ty ở hiện tại (tình hình tài chính), kế hoạch tài chính mơ phỏng một bức tranh kinh doanh trong tương lai của doanh nghiệp (tình hình kinh doanh), do đó, việc các cổ đơng, ngân

hàng, nhà cung cấp rất quan tâm tới tình hình tài chính và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đảm bảo quyền lợi của họ một khi họ tham gia những nghĩa vụ có liên quan.

Hơn nữa, bản chất của Báo cáo tài chính là phải thể hiện sự trung thực trong ghi chép số liệu và phải có độ tin cậy cao, tuy nhiên mặt trái của vấn đề là nếu áp lực từ bên ngồi rất lớn thì có thể gây ra những gian lận trong kỹ xảo kế tốn nhằm tạo ra một tình hình tài chính tốt đẹp hơn hoặc là cố tình phác thảo

ra một bức tranh kinh doanh khả quan hơn nhằm tạo niềm tin từ các nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạch định tài chính ở các doanh nghiệp FDI tại việt nam và xu hướng mời trong quản trị tài chính công ty (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)