Phương pháp trọng số chung (common-size)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạch định tài chính ở các doanh nghiệp FDI tại việt nam và xu hướng mời trong quản trị tài chính công ty (Trang 73 - 76)

Đây là những con số phần trăm (%) trên doanh số được dự đoán và chấp nhận

như là một phương thức dự báo nhanh và phổ biến nhất ở một số doanh nghiệp FDI hiện nay tại Việt Nam.

Mấu chốt trong phương pháp này là dựa trên doanh thu mục tiêu xác định đáng tin cậy, tỷ lệ chi phí cũng như tỉ lệ lãi gộp được xác định một con số % xác định đảm bảo tỷ suất lợi nhuận không bị ảnh hưởng cho dù doanh số mục tiêu

không đạt như mong đợi.

Phương pháp này có thể dùng để so sánh giữa các cơng ty cùng ngành nhưng khác nhau về quy mô. Việc kiểm soát ngân sách so với thực tế phát sinh cũng dựa vào những tỉ số phần trăm này.

Việc áp dụng phương pháp trọng số chung giúp ích doanh nghiệp thấy được

mức độ sử dụng chi phí có hợp lý hay không, với những con số phần trăm (%) tính được doanh nghiệp dễ dàng so sánh với quy mô của các công ty lớn nhỏ

khác nhau trong cùng ngành cùng một tỷ số theo thời gian để từ đó có hướng điều chỉnh hợp lý hơn.

Phương pháp trọng số chung (Common – size analysis) có thể tính cho Báo cáo thu nhập (common – size Income statement); cho Bảng cân đối kế toán (common – size balance sheet) hay Bảng lưu chuyển tiền tệ (common – size Cash Flow).

Common – size Income statement: tỷ lệ của từng khoản mục trong Bảng báo cáo thu nhập so với doanh số. Common – size Balance sheet: tỷ lệ của từng khoản mục trong Bảng cân đối kế toán so với Tổng tài sản hay tổng nguồn vốn và Common – size Cash Flow: tỷ lệ của từng khoản mục trên Bảng lưu chuyển tiền tệ so với doanh thu.

Nhìn vào bảng phân tích trọng số của công ty ECS VN năm 2007 và kế hoạch 2008 (Phụ lục 2) ta thấy, mặc dù doanh số dự báo tăng 6,7% so với thực tế năm 2007 (19,211 triệu đồng) nhưng tỷ lệ giá vốn hàng bán vẫn không thay đổi

chiếm 76% so với doanh thu. Lợi nhuận gộp mong đợi vẫn ở mức 24% và lợi nhuận trước thuế và lãi vay là 14,4%.

Với kết cấu chi phí như thế này có thể nói là chi phí hợp lý cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh phụ tùng ô tô, tỷ lệ chi phí quản lý và chi phí bán hàng chiếm khoảng 9.5% là phù hợp so với mức chung chi phí ở các doanh nghiệp là 10%. Những chỉ số phần trăm này là cơ sở để kiểm soát tốt hơn và là cơ sở để so

sánh với những doanh nghiệp cùng ngành thay vì dùng số tuyệt đối khơng hợp

Bảng 2.10: TRÍCH LẬP NGÂN SÁCH CÔNG TY ECS VN NĂM 2008, PHƯƠNG PHÁP TRỌNG SỐ CHUNG

(COMMON – SIZE)

Khoản mục Năm 2007 Năm 2008

1,000 VND % 1,000 VND %

DOANH SỐ 19,211,522 100 20,500,000 100

GIÁ VỐN HÀNG BÁN 14,625,210 76,1 15,590,170 76

LỢI NHUẬN GỘP 4,586,313 23,9 4,909,830 24

QUẢN LÝ CHUNG & BÁN HÀNG 1,944,696 10,1 1,952,692 9,5

Nhận xét:

Sử dụng phương pháp này rất nhanh, tiết kiệm thời gian tính tốn, những con số phần trăm (%) ước tính cũng là cơ sở để so sánh với các doanh nghiệp

cùng ngành một cách hợp lý hơn.

Tuy nhiên, phương pháp này có một số hạn chế sau: - Phụ thuộc nhiều vào tính chủ quan của người dự báo

- Mức độ chính xác về dự báo doanh số không cao dẫn tới kết quả dự báo

chi phí, nguồn vốn, tài sản sai biệt cao.

- Cần phải có nhiều số liệu quá khứ qua các kỳ, càng nhiều kỳ thì càng chính xác, do vậy phương pháp này khó mà áp dụng cho doanh nghiệp còn mới mẽ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạch định tài chính ở các doanh nghiệp FDI tại việt nam và xu hướng mời trong quản trị tài chính công ty (Trang 73 - 76)