1.3.1.1 Về chính sách vĩ mơ của Trung Quốc
Ngày 11/12/2001 Trung Quốc chính thức trở thành thành viên của WTO sau 15 năm đàm phán và thương lượng. Mức độ cam kết mở cửa và tự do hĩa DVNH của Trung Quốc khá cao. Trung Quốc đưa ra lộ trình tự do hĩa đầy đủ trong vịng 5 năm. Theo đĩ, từ năm 2006 trở đi sẽ khơng cịn sự phân biệt đối xử nào giữa các ngân hàng trong nước và ngân hàng nước ngồi. Khơng cĩ hạn chế về loại hình ngân hàng, về kinh doanh ngoại tệ, và hạn chế theo vùng địa lý.
Các cam kết về lĩnh vực DVNH của Trung Quốc về cơ bản như: bãi bỏ các hạn chế theo địa lý đối với kinh doanh ngoại tệ, bãi bỏ các hạn chế đối với khách hàng trong các giao dịch bằng ngoại tệ, cho phép các ngân hàng nước ngồi giao dịch bằng đồng nội tệ với các doanh nghiệp và người dân Trung Quốc, đảm bảo rằng các tiêu chí cấp phép cung cấp DVNH sẽ hồn tồn thận trọng, khơng áp dụng những quy định kiểm tra nhu cầu kinh tế và khơng cĩ hạn chế về mặt số lượng đối với các giấy phép.
Tuy nhiên, trên thực tế, ngay sau khi gia nhập WTO, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã ban hành các quy định quản lý ngân hàng cĩ vốn đầu tư nước ngồi và các biện pháp thận trọng khác. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã cĩ những quyết định hết sức kỹ càng trong quá trình mở cửa lĩnh vực ngân hàng mà vẫn đảm bảo phù hợp với các cam kết gia nhập WTO trên cơ sở vận dụng một cách linh hoạt và triệt để quy định về “biện pháp thận trọng” trong lĩnh vực DVNH, qua đĩ tạo ra những rào cản làm chậm quá trình gia nhập và hoạt động của các ngân hàng nước ngồi tại thị trường Trung Quốc.
Đối với thị trường trong nước: Trung Quốc đã tiến hành cải thiện luật lệ điều hành và giám sát, ban hành các yêu cầu về quản lý rủi ro, siết chặt nợ xấu và các tiêu chuẩn về dự phịng. Đồng thời Chính phủ Trung Quốc đã rĩt 3.570 tỷ Nhân
Dân Tệ vào các thể chế tài chính của nhà nước kể từ năm 1998, trong đĩ cĩ 60 tỷ USD cho 3 trong 4 ngân hàng lớn của Trung Quốc, các ngân hàng cĩ thể chuyển nợ xấu cho những cơng ty của Nhà nước được lập ra để mua nợ, đổi lại ngân hàng được trả bằng trái phiếu của Bộ Tài chính, an tồn hơn.
1.3.1.2 Về phía các NHTM của Trung Quốc
Cùng với sự hỗ trợ về vốn của Chính phủ và việc quản lý và xử lý tốt nợ xấu, thực hiện các tiêu chuẩn về dự phịng. Các NHTM Trung Quốc đã đạt được những kết quả đáng khích lệ: tính đến cuối năm 2008 tổng tài sản của các ngân hàng đã lên tới trên 59.000 tỷ Nhân Dân Tệ, tăng hơn 4 lần so với trước đĩ một thập niên, lợi nhuận sau thuế của các ngân hàng Trung Quốc đạt 446,7 tỷ Nhân Dân Tệ, tăng 12 lần so với năm 2002, tỷ lệ nợ xấu chỉ cịn bằng 2% trên tổng dư nợ thấp hơn nhiều so với mức trên 20% vào năm 2002 và thấp hơn mức 2,3% so với ở Mỹ. Nếu trước đây các ngân hàng Trung Quốc khơng dành ra khoản dự phịng thất thốt do nợ xấu, bất kể chất lượng danh mục các mĩn vay như thế nào, thì nay ngân hàng nào cũng phải cĩ quỹ dự phịng, và đến cuối năm 2008, quỹ dự phịng bình quân của các ngân hàng niêm yết ở Trung Quốc là 123% so với tổng số nợ xấu. Đến cuối năm 2008 tỷ lệ an tồn vốn bình quân ở các ngân hàng Trung Quốc đã đạt 13%, cao hơn mức quy định 8% của Chính phủ.
Mặt khác, với sự đồng ý của cơ quan điều hành ngân hàng Trung Quốc, các ngân hàng cho phép nhà đầu tư nước ngồi tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần của các ngân hàng Trung Quốc từ 15% lên 20%; chính sách này giúp các ngân hàng cĩ thêm vốn và nâng cao uy tín, đồng thời tiếp thu được phần nào cơng nghệ ngân hàng hiện đại, kinh nghiệm quản lý và trình độ chuyên mơn nghiệp vụ, phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Kết quả: đến cuối năm 2008, lợi nhuận rịng của các ngân hàng niêm yết của Trung Quốc đạt được mức tăng trưởng bình quân 53% so với năm 2007.
Tập trung đầu tư cho cơng nghệ ngân hàng hiện đại để phát triển sản phẩm dịch vụ mới, mang lại sự thuận lợi tối đa cho khách hàng. Từ năm 2000, các NHTM Trung Quốc bắt đầu tập trung đầu tư cho cơng nghệ ngân hàng hiện đại, cung cấp
các sản phẩm dịch vụ ngân hàng qua mạng internet, điện thoại cố định và mạng di động, ví dụ như: Ngân hàng thương mại và cơng nghiệp Trung Quốc (ICBC) chỉ trong vịng hai năm 2003 và 2004 ICBC đã nâng cấp hệ thống ngân hàng trực tuyến của mình lên gấp hai lần và đã thu được giá trị giao dịch lên đến 4 tỷ Nhân Dân Tệ đồng thời mang lại sự thuận tiện tối đa cho khách hàng, khách hàng khơng phải tốn quá nhiều thời gian để viết chi phiếu, dán tem, gửi thư qua bưu điện và chờ đợi ngân hàng gửi bảng kết tốn hàng tháng, những cơng việc thơng thường tốn nhiều thời gian xưa nay như trả hĩa đơn tiền điện, khí đốt, tiền nước, tiền nhà, hoặc tiền thẻ tín dụng… thì nay chỉ cần khoảng từ 15 đến 30 phút, chính vì vậy mà các sản phẩm dịch vụ này được khách hàng nồng nhiệt đĩn nhận. Hay như Ngân hàng cổ phần thương mại Thượng Hải Trung Quốc năm 2008 đã xây dựng hệ thống ngân hàng lõi Core Banking với giải pháp HP và TEMENOS nhằm hiện đại hĩa và hợp lý hĩa hoạt động của ngân hàng, giảm thời gian phát triển sản phẩm mới và tăng cường năng lực dịch vụ phục vụ khách hàng. Tính linh hoạt của giải pháp Hạ Tầng HP dành cho ngân hàng kết hợp với phần mềm ngân hàng lõi TEMENOS T24 cho phép ngân hàng Thượng Hải tập trung hĩa quản trị gần 13 triệu tài khoản khách hàng và xử lý hơn 2,5 triệu giao dịch mỗi ngày, hỗ trợ hiệu quả dải SPDV ngân hàng rộng, phát triển SPDV mới. Hệ thống sẽ giúp cho ngân hàng Thượng Hải cĩ khả năng nhanh chĩng đáp ứng nhu cầu của khách hàng thơng qua việc cung cấp SPDV đa kênh trong khi vẫn giảm được chi phí.
Đến năm 2008, Trung Quốc cĩ hai trong ba ngân hàng lớn nhất thế giới về thị giá, Ngân hàng Cơng Thương (ICBC) xếp thứ 1 và Ngân hàng Xây dựng (CCB) xếp thứ 3. Ơng Pieter Bottelier, một cựu quan chức Ngân hàng Thế giới và nay là Giáo sư Đại học John Hopkins (Mỹ), nhận xét: “Điều khơi hài là trong 10 năm qua, ngân hàng Trung Quốc thuộc loại yếu kém nhất thế giới cịn hơm nay họ nằm trong số vững mạnh nhất, bất chấp hệ thống của họ vẫn cịn sơ khai”.(1) Như vậy sự phát triển của các ngân hàng Trung Quốc sẽ là bài học quý giá cho các NHTM ở những nước đang phát triển.