Cơ hội và thách thức đối với sự phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát trển sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 77 - 80)

của NHNo&PTNT VN trong tiến trình hội nhập

Việt Nam gia nhập WTO, nghĩa là cánh cửa tự do hĩa thương mại ngày càng mở rộng, tạo ra những cơ hội mới đan xen cùng những thách thức cho tồn hệ thống ngân hàng. Cùng “sân chơi” với “những luật chơi”, NHNo&PTNT VN sẽ cĩ những cơ hội phát triển hơn nữa, song cũng phải đương đầu với những thách thức khơng nhỏ:

3.1.1 Cơ hội

- Mơi trường chính trị ổn định và hệ thống pháp lý ngày càng được cải thiện là cơ hội cho hoạt động ngân hàng phát triển. Tạo động lực thúc đẩy cơng cuộc đổi mới và cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam, tạo điều kiện cho NHNo&PTNT VN nâng cao năng lực quản trị điều hành, đào tạo đội ngũ cán bộ, đầu tư cơng nghệ tiên tiến,…

- Cơ hội học hỏi kinh nghiệm từ các ngân hàng quốc tế về hoạt động ngân hàng như bí quyết kinh doanh, kinh nghiệm quản lý điều hành. Cơ hội học hỏi về cách thức, biện pháp nâng cao chất lượng SPDV, đa dạng hĩa và tăng tiện ích các SPDV,... Trên cơ sở đĩ, NHNo&PTNT VN đề ra chiến lược, mục tiêu và định hướng đối với các SPDV của mình.

- Hội nhập quốc tế sẽ làm tăng uy tín và vị thế của hệ thống ngân hàng VN, nhất là trên thị trường tài chính khu vực, tạo điều kiện cho NHNo&PTNT VN phát triển giá trị thương hiệu, hợp tác, phục vụ cho quá trình phát triển sản phẩm DVNH.

- Cùng bước vào cánh cửa hội nhập, NHNo&PTNT VN cùng với các ngân hàng khác hoạt động và phản ứng nhanh nhạy hơn. Điều chỉnh các chính sách linh hoạt hơn theo tín hiệu thị trường trong nước và quốc tế nhằm tối đa hĩa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro. Tăng cường năng lực cạnh tranh trên cơ sở nâng cao trình độ

quản trị điều hành và phát triển DVNH trong mơi trường kinh doanh bình đẳng, đồng thời khắc phục những nhược điểm cịn tồn tại.

- Việt Nam cĩ dân số trên 86 triệu người, số dân sử dụng DVNH cịn thấp. Nhu cầu hiện tại về sản phẩm DVNH của thị trường chưa được đáp ứng đầy đủ, vì vậy tiềm năng của thị trường cịn rất lớn và chưa được khai thác triệt để. Bên cạnh đĩ, kinh tế Việt Nam trong những năm qua đạt tốc độ tăng trưởng cao so với các nước trong khu vực, thu nhập của người dân khơng ngừng được nâng cao, do đĩ tăng nhu cầu sử dụng sản phẩm DVNH, tạo điều kiện thuận lợi để NHNo&PTNT VN phát triển SPDV, tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường.

- Mạng lưới chi nhánh, phịng giao dịch của NHNo&PTNT VN rộng khắp trong cả nước tới từng vùng miền là một điều kiện hết sức thuận lợi cho việc phát triển SPDV, đặc biệt là dịch vụ thanh tốn, dịch vụ quản lý dịng tiền cho khách hàng, dịch vụ thực hiện các dự án ủy thác đầu tư, ….

- Hệ thống cơng nghệ thơng tin trong những năm qua của NHNo&PTNT VN đã phát triển vượt bậc. Đĩ là nền tảng để NHNo&PTNT VN nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ hiện cĩ, phát triển sản phẩm dịch vụ mới và gắn kết các chi nhánh trong việc thu thập, đánh giá hiệu quả phát triển, triển khai các SPDV hiện đại mang tính hệ thống, từ đĩ cĩ biện pháp nâng cao chất lượng và tăng tính cạnh tranh của từng SPDV.

- Trong quá trình hội nhập, việc mở rộng quan hệ đại lý quốc tế của các ngân hàng trong nước sẽ tạo điều kiện phát triển các hoạt động thanh tốn quốc tế, tài trợ thương mại, gĩp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác đầu tư và chuyển giao cơng nghệ, phát triển các sản phẩm DVNH tiên tiến, khai thác thị trường mới.

3.1.2 Thách thức

- Theo lộ trình cam kết WTO, Việt Nam sẽ mở cửa ngành dịch vụ tài chính để cạnh tranh tồn cầu, các ngân hàng nước ngồi sẽ được đối xử cơng bằng với các ngân hàng trong nước. Số lượng đối tượng cung cấp sản phẩm DVNH sẽ tăng lên, áp lực cạnh tranh càng cao, nguy cơ thị phần và lợi nhuận của NHNo&PTNT VN bị giảm bớt.

- Việc mở cửa cho các ngân hàng nước ngồi gia nhập thị trường tài chính trong nước sẽ làm tăng thêm các đối thủ cạnh tranh cĩ ưu thế hơn hẳn NHNo&PTNT VN về năng lực tài chính, trình độ cơng nghệ, điều hành quản lý, quản trị kinh doanh, …

- Hội nhập làm tăng các giao dịch vốn cũng sẽ làm tăng rủi ro của hệ thống ngân hàng trong khi cơ chế quản lý và hệ thống thơng tin giám sát của ngân hàng Việt Nam chưa thật tốt, chưa phù hợp với thơng lệ quốc tế và chưa hiệu quả, khả năng chống đỡ rủi ro cịn kém, vốn nhỏ, năng lực tài chính và chất lượng tài sản chưa cao.

- Hạ tầng cơng nghệ và hệ thống thanh tốn cịn nhiều hạn chế, cĩ nguy cơ tụt hậu xa hơn so với các nước trong khu vực, chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển và nâng cao chất lượng SPDV, năng lực quản lý điều hành cịn nhiều hạn chế.

- Hội nhập quốc tế tạo ra sự dịch chuyển nguồn nhân lực cĩ trình độ cao, các ngân hàng khĩ tránh khỏi vấn đề “chảy máu chất xám”. Do đĩ, NHNo&PTNT VN cần phải cĩ chính sách tiền lương và chế độ ưu đãi hợp lý để duy trì và tăng cường đội ngũ cán bộ, nhân viên giỏi.

- SPDV cịn đơn điệu, tính tiện ích chưa cao, chất lượng dịch vụ thấp. Quy trình quản trị trong NHNo&PTNT VN chưa phù hợp với các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế, tính minh bạch thấp. Chưa hình thành mơi trường làm việc và văn hĩa kinh doanh lành mạnh do vai trị và trách nhiệm của các vị trí cơng tác chưa rõ ràng, hệ thống thơng tin quản lý và quản trị rủi ro chưa hiệu quả.

- Tập quán và thĩi quen sử dụng DVNH trong dân cư cịn yếu, chẳng hạn như: đại bộ phận vẫn ưa dùng tiền mặt để thanh tốn, khả năng thích ứng với cơng nghệ (ATM, internet,…) của dân cư vẫn cịn thấp.

Cĩ thể nĩi rằng NHNo&PTNT VN đang đứng trước những vận hội to lớn cho sự phát triển của mình, song những thách thức sẽ gây khơng ít khĩ khăn cho NHNo&PTNT VN trong tiến trình hội nhập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát trển sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)