1. Đặt vấn đề
1.2 Vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến dịchvụ huy động vốn
1.2.1 Vai trò của huy động vốn:
v Đối với nền kinh tế - xã hội: trong chiến lược phát triển của nước ta là
xây dựng nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa nhưng điểm xuất
phát thấp, ngân sách còn hạn hẹp, hầu như khơng có tích lũy từ trước, do đó vốn đầu
tư cho các ngành kinh tế phải trông đợi rất nhiều vào nguồn vốn nội lực trong đó
nguồn từ các ngân hàng huy động được là rất quan trọng vì nó tạo nên sự ổn định vững chắc cho sự phát triển nhanh ổn định và bền vững lâu dài. Ngoài việc thu hút tiền nhàn rỗi trong xã hội để sử dụng cho đầu tư phát triển bên cạnh đó thơng qua nghiệp vụ huy động vốn giúp NHNN kiểm soát khối lượng tiền tệ trong lưu thơng
v Đối với ngân hàng: ngồi nguồn vốn tự có, hoạt động huy động vốn có ý
nghĩa quan trọng đối với ngân hàng thương mại trong việc tạo lập và tăng trưởng nguồn vốn cho các ngân hàng thương mại hoạt động kinh doanh. Trong hoạt động
này ngân hàng thương mại được sử dụng các công cụ và biện pháp mà pháp luật cho phép để huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội là nguồn vốn tín dụng cho vay đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế.
v Đối với khách hàng: dịch vụ huy động vốn khơng chỉ có ý nghĩa quan
trọng đối với ngân hàng mà cịn có ý nghĩa quan trọng đối với khách hàng. Dịch vụ
huy động cung cấp cho khách hàng một kênh tiết kiệm và đầu tư nhằm làm cho tiền
của họ sinh lợi, tạo cơ hội cho khách hàng có thể gia tăng tiêu dùng trong tương lai.
1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ huy động vốn:
Quy mô của nguồn vốn huy động chịu sự tác động của các nhân tố chủ quan và khách quan.
1.2.2.1 Các nhân tố chủ quan:
v Lãi suất: tiền gửi đặc biệt là tiền gửi ngắn hạn, thường nhạy cảm với các
biến động về lãi suất. Lãi suất cao là một nhân tố kích thích các doanh nghiệp, dân
cư gửi và cho vay. Trong điều kiện có lạm phát, người gửi quan tâm tới lãi suất
thực, điều đó có nghĩa lãi suất thực dương mới thực sự hấp dẫn các nguồn tiết kiệm.
Do đó việc ấn định lãi suất để thu hút, duy trì sự ổn định lượng tiền gửi của khách hàng đồng thời cạnh tranh với các trung gian tài chính khác là việc vơ cùng khó khăn đối với nhà quản trị bởi vì nếu đưa ra lãi suất thấp thì khơng huy động được
(tâm lý người gửi sẽ chọn nơi có lãi suất cao để gửi), cịn nếu trả mức lãi suất cao thì làm gia tăng chi phí giảm thu nhập tiềm năng của ngân hàng. Cho nên xây dựng lãi suất cạnh tranh trở nên cần thiết đối với các NHTM nhằm bảo đảm cho khoản
thu đủ bù đắp các khoản chi và có lãi.
v Chất lượng dịch vụ: ảnh hưởng đến quy mô và cấu trúc của nguồn tiền.
Khi đánh giá chất lượng dịch vụ của ngân hàng, khách hàng xem xét vào các yếu tố
sau:
- Sự đa dạng của các dịch vụ: ngân hàng nào có nhiều sản phẩm dịch vụ hơn sẽ có lợi thế hơn các ngân hàng có số lượng dịch vụ giới hạn do ngân hàng có khả
năng đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng, tạo cho khách hàng có sự lựa chọn cao hơn.
- Đội ngũ nhân sự của ngân hàng: với đội ngũ nhân viên được đào tạo
chuyên nghiệp, các khách hàng sẽ cảm thấy yên tâm hơn khi nhận được những lời khuyên nhủ và sự hướng dẫn của họ, và vì thế hình ảnh của ngân hàng sẽ có sức
sống lâu dài hơn trong lòng khách hàng.
- Cơ sở vật chất với một trụ sở kiên cố, các phòng gửi tiền an toàn tiện nghi cũng tạo ưu thế cho ngân hàng đem lại sự tin cậy cho khách hàng.
v Chính sách cơ bản trong huy động vốn của ngân hàng: chính sách tín
dụng (khi ngân hàng mở rộng cho vay, tiền gửi của các doanh nghiệp và cá nhân cũng gia tăng), chính sách đầu tư, chính sách ngân quỹ… là một tiêu chuẩn đo
lường quan trọng để đánh giá năng lực, trình độ của các nhà quản lý ngân hàng. Một ngân hàng luôn đề ra được những chính sách đúng đắn sẽ được khách hàng tin tưởng rằng việc giao dịch tại ngân hàng này sẽ được điều hành 1 cách chính xác và
lành mạnh.
1.2.2.2 Các nhân tố khách quan:
v Môi trường kinh tế: Hoạt động của hệ thống NHTM bị các chỉ tiêu kinh tế
như tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, thu nhập quốc dân, tốc độ chu chuyển vốn,
tỷ lệ lạm phát,... tác động trực tiếp. Khi nền kinh tế trong thời kỳ hưng thịnh, có tốc
độ phát triển nhanh, thu nhập quốc dân cao, các đơn vị kinh tế, cá nhân sẽ có nguồn
tiền gửi dồi dào vào ngân hàng. Ngược lại, trong điều kiện tình hình kinh tế bất ổn, nền kinh tế trì trệ, tỷ lệ thất nghiệp cao, tỷ lệ lạm phát cao thì việc huy động vốn của ngân hàng nói riêng và các hoạt động khác của ngân hàng nói chung sẽ gặp nhiều
khó khăn bởi người dân không tin tưởng gửi tiền vào ngân hàng mà dùng tiền để
mua các tài sản có tính ổn định cao, cịn các doanh nghiệp buộc phải thu hẹp sản
xuất, lượng tiền gửi vào ngân hàng sẽ bị thu hẹp, ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng.
Mặt khác, trong môi trường ngày càng phát triển hiện nay, khả năng ứng
dụng công nghệ trở thành một trong những điều kiện bắt buộc để ngân hàng tồn tại và phát triển. Nhiều sản phẩm dịch vụ đã xuất hiện liên quan đến dịch vụ HĐV của
(Automatic Teller Money), thư tín dụng (L/C), hệ thống thanh toán điện tử,... đã làm
cho tỷ lệ gửi tiền, thanh toán qua ngân hàng ngày càng tăng và đạt tỷ lệ cao.
v Môi trường xã hội: Môi trường xã hội cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới hoạt động của ngân hàng nói chung và dịch vụ huy động vốn nói riêng.
Phân bố dân cư, thu nhập của người dân là một nguồn lực tiềm tàng có thể khai thác nhằm mở rộng quy mô huy động vốn của NHTM. Vì vậy những khu vực
đơng dân cư, với thu nhập cao thì sẽ dễ dàng hơn trong việc huy động vốn đối với
ngân hàng.
v Mơi trường văn hố: như tập quán, tâm lý, thói quen sử dụng tiền mặt của dân cư ảnh hưởng nhiều đến quyết định kinh tế về tiêu dùng và tiết kiệm của
người có thu nhập, mức độ chấp nhận rủi ro khi gửi tiền vào các tổ chức tín dụng
hay quyết định chi tiêu số tiền nhàn rỗi của mình vào đầu tư bất động sản, động sản, chứng khốn
v Mơi trường pháp lý: NHTM là doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá đặc
biệt, hàng hoá tiền tệ nên chịu tác dụng bởi nhiều chính sách, các quy định của Chính Phủ và của NHNN. Sự thay đổi chính sách của nhà nước, của NHNN về tài chính, tiền tệ, tín dụng, lãi suất sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn cũng như chất lượng của nguồn vốn của NHTM. Sự ổn định về chính trị hay về chính sách ngoại giao cũng tác động đến nguồn vốn của một NHTM với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới.
Các nhân tố khách quan cũng đóng vai trị quan trọng trong khả năng thu hút nguồn vốn huy động tại ngân hàng.