1. Đặt vấn đề
2.2 Đánh giá thực trạng phát triển dịchvụ huy động vốn của BIDV thời gian
2.2.1 Đánh giá kết quả huy động vốn qua các năm của BIDV
2.2.1.1 Quy mô và cơ cấu huy động vốn của BIDV:
v Quy mô huy động vốn của BIDV: Năm 2009, tăng trưởng cuối kỳ đạt 14% so với 2008 song tăng trưởng bình quân lại đạt tăng trưởng 37.504 tỷ đồng (tương đương 23,3%), cao hơn rất nhiều so với mức 17.053 tỷ đồng (tương đương 11,9%) của năm 2008.
Đến cuối năm 2009, tổng quy mô HĐV bao gồm tiền gửi của cá nhân, TCKT, định
chế tài chính và phát hành giấy tờ có giá của BIDV đạt 212.016 tỷ đồng, trong đó VND là 170.339 tỷ (chiếm 80%), ngoại tệ quy USD là 2.323 tr USD.
Xét về tăng trưởng cuối kỳ, trong 3 năm 2007 – 2009, năm 2008 đạt tốc độ tăng trưởng tốt nhất (24,5%), tuy nhiên tăng trưởng bình quân của năm lại thấp, chỉ đạt 11,9% cho thấy HĐV tập trung và tăng mạnh chỉ ở thời điểm cuối năm tài chính.
Bảng 2.5 Tăng trưởng HĐV giai đoạn 2007 – 2009 của BIDV
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Số dư HĐV* Tăng trưởng ‘08/’07 Tăng trưởng ‘09/’08 2007 2008 2009 Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối
HĐVCK 149.377 185.972 212.016 36.595 24,5% 26.044 14,0% Bình quân 143.620 160.673 198.77 17.053 11,9% 37.504 23,3% VND 123.754 145.371 170.339 21.617 17,5% 24.968 17,2% Bình quân 117.755 123.556 155.032 5.801 4,9% 31.476 25,5% Ngoại tệ 1.590 2.395 2.323 805 50,6% (72) -3,0% Bình quân 1.604 2.266 2.520 662 41,3% 254 11,2%
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2007, 2008, 2009 của BIDV Ghi chú:(*) HĐV không bao gồm tiền gửi KBNN
Biểu đồ 2.1 Quy mô HĐV của BIDV qua các năm
- Quy mơ vốn huy động/chi phí vốn huy động:
Bảng 2.6: Quy mơ vốn huy động và chi phí HĐV qua các năm của BIDV
Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Số tiền (Tỷ đồng) Số tiền (Tỷ đồng) Tăng, giảm so với 2007 (%) Số tiền (Tỷ đồng) Tăng, giảm so với 2009 (%)
I – Quy mô vốn huy động 149.377 185.972 24,5 212.016 14,0
II – Chi phí huy động 10.580 15.896 50,2 14.235 -10,45 Chỉ tiêu: Chi phí vốn huy
động/quy mơ vốn huy động 0,070827 0,085475 20,7 0,067141 -21,45
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2007, 2008, 2009 của BIDV
Nhìn chung chi phí huy động vốn của BIDV bỏ ra so với quy mô vốn huy động qua
các năm tăng phù hợp với quy mơ vốn huy động. Năm 2007, bình qn để huy động được
một đồng vốn từ khách hàng, ngân hàng phải bỏ ra 0,070827 tỷ đồng chi phí, con số này
tăng lên 0,085475 tỷ đồng năm 2008 (tăng 20,7% so với năm 2007) do trong năm 2008 lãi
suất huy động tăng trong khoảng 17% - 19% có một số khách hàng gửi kỳ hạn 1 năm nên
chi phí huy động vốn ngân hàng tăng cao. Nhưng đến năm 2009 con số này giảm xuống
còn 0,067141 tỷ đồng, tương ứng giảm 21,45% so với năm 2008 do trong năm 2009 Chính phủ đã kiềm chế được lạm phát và đưa mức lãi suất huy động về mức dưới 10%/năm.
- Chênh lệch thu chi lãi/chi phí trả lãi:
Năm 2007, dịch vụ tín dụng của ngân hàng đã đem lại 16.223 tỷ đồng trong khi
ngân hàng chỉ cần bỏ ra 10.747 tỷ đồng để huy động vốn. Như vậy, một đồng chi phí ngân hàng bỏ ra sẽ thu được 0,51 tỷ đồng.
Bảng 2.7 Chênh lệch thu, chi lãi/chi phí trả lãi
Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Số tiền (Tỷ đồng) Số tiền (Tỷ đồng) Tăng giảm so với 2007 Số tiền (Tỷ đồng) Tăng giảm so với 2008 Thu lãi 16,223 23,385 44% 23,152 -1.0% Chi lãi 10,747 16,154 50% 14,799 -8.4%
Chênh lệch thu, chi lãi 5,476 7,231 32% 8,353 15.5%
Chênh lệch thu, chi lãi/Chi
phí trả lãi 0.51 0.45 -12% 0.56 26.1%
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2007, 2008, 2009 của BIDV
Tuy nhiên, 2 năm sau (năm 2008 và năm 2009), ngân hàng bỏ chi phí cho huy động
vốn nhiều hơn nhưng thu về dịch vụ tín dụng không tăng mà lại giảm do lãi suất cho vay
năm 2008 từ 21%/năm xuống còn 12%/năm (năm 2009). Đặc biệt vào năm 2008, tốc độ tăng của chi lãi là 50% tring khi đó tốc độ tăng thu lãi chỉ 44%, kết quả lợi nhuận thu được
từ một đồng chi phí huy động vốn ngân hàng bỏ ra giảm 12% so với năm 2007. Sang năm 2009 tình hình khả quan hơn lợi nhuận ngân hàng thu được tăng 26,1% so với năm 2008.
Như vậy, hiệu quả trong dịch vụ huy động vốn của ngân hàng là chưa đạt hiệu quả bởi lợi
nhuận thu được từ một đồng chi phí bỏ ra là tương đối thấp.
- Quy mơ vốn huy động/chi phí tiền lương trả cho cán bộ:
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, có thể đánh giá được hiệu quả huy động vốn của chi
nhánh trong 3 năm qua là không cao và giảm dần. Năm 2007 bình quân 1 lao động huy động vốn của chi nhánh huy động được 12,894 tỷ đồng, năm 2008 là 14,196 và năm 2009
là 14,572 tỷ đồng là năm mà năng suất huy động vốn của cán bộ hoạt động huy động vốn là thấp nhất.
2007 2008 2009
1.Tổng quy mô vốn huy động (tỷ đồng) 149.377 185.972 212.016 2.Tiền lương cho 1 lao động (tỷ đồng) 0,13 0,15 0,24 3.Số lao động (người) 11.585 13.100 14.550 4.Quy mô vốn huy động /1 lao động
(tỷ đồng/người) = (1)/(3) 12,894 14,196 14,572 5. Quy mơ vốn huy động /chi phí tiền lương
(5) = (4)/(2) 99,18 94,64 60,71
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2007, 2008, 2009 của BIDV
Do tốc độ lạm phát của Việt Nam trong những năm qua tăng cao, chính vì vậy, giá cả hàng hố trong nước leo thang buộc Chính phủ phải điều chỉnh giá cũng như chính sách
tăng tiền lương cho các cán bộ, công nhân viên. Thực hiện theo đúng chính sách của Nhà nước ban hành, BIDV cũng đã tăng tiền lương cho các cán bộ hoạt động huy động vốn từ
0,13 tỷ đồng vào năm 2007 lên đến 0,24 tỷ đồng vào năm 2009. Cùng với sự gia tăng số
lượng cán bộ hoạt động huy động vốn, điều này đã làm cho chi phí tiền lương trả cho cán
bộ huy động vốn cũng tăng theo các năm.Chính vì vậy cũng đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn của ngân hàng, quy mô vốn huy động/chi phí tiền lương
cho cán bộ huy động. Năm 2007, một đồng vốn ngân hàng bỏ ra để trả tiền lương cho cán bộ hoạt động huy động vốn thì thu được 99,18 tỷ đồng nguồn vốn huy động. Nhưng con số này ngày càng giảm dần vào năm kế tiếp. Năm 2009, chỉ còn đạt 60,71 tỷ đồng vốn huy động cho một đồng chi phí tiền lương phải trả. Như vậy, qua mỗi năm, số lượng cán bộ tăng cùng với sự gia tăng trong tiền lương chi trả cho từng cán bộ đó nhưng quy mơ vốn huy động lại bị thu hẹp, điều này đã làm cho hiệu quả huy động vốn của ngân hàng là
khơng cao khi chi phí bỏ ra ngày càng cao mà kết quả huy động vốn lại bị thu hẹp dần.
v Cơ cấu huy động vốn của BIDV:
£ Theo loại tiền: VND vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu, từ 81% - 85% tổng HĐV với mức
tăng trưởng năm 2009 là 12% ; năm 2008 là 18% .
Ngoại tệ năm 2008 đạt tốc độ tăng trưởng mạnh (70%) từ nguồn tiền gửi Tập đồn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PV), Tổng cơng ty Thăm dị khai thác Dầu khí (PVEP), Tổng cơng ty Dầu Việt Nam (PV Oil)… nâng tỷ trọng tiền gửi ngoại tệ từ mức 15% năm 2007 lên mức 21% cuối 2008. Năm 2009 tiền gửi ngoại tệ giảm nhẹ (-1%) song vẫn giữ tỷ trọng 19% /tổng HĐV.
Bảng 2.9 Cơ cấu huy động vốn của BIDV
2007 2008 2009 08/07 09/08
Cơ cấu theo loại tiền -VND 85% 79% 81% 18% 12% - Ngoại tệ 15% 21% 19% 70% -1%
Cơ cấu theo kỳ hạn
- KKH 35% 29% 27% 4% 3% - Ngắn hạn 26% 46% 51% 124% 22% - Trung dài hạn 39% 25% 21% -20% -5%
Cơ cấu theo đối tượng KH - Dân cư 35% 31% 35% 12% 28% - Tổ chức kinh tế 40% 43% 45% 38% 10% - Định chế tài chính 25% 26% 21% 23% -12%
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2007, 2008, 2009 của BIDV
£ Theo sản phẩm:
Sự ổn định vốn huy động của các hình thức huy động vốn: bao gồm các hình thức tiết kiệm thơng thường, tiết kiệm dự thưởng, GTCG,...Qua các năm các hình thức huy động vốn có những biến động đáng kể. Trong 3 năm qua. tổng vốn huy động của BIDV tăng lên
nhưng khối lượng tăng khơng đáng kể. Trong đó, tiền gửi thơng thường chiếm một tỷ trọng
lớn trong tổng vốn huy động. Năm 2007, vốn huy động này đạt 135.562 tỷ đồng, chiếm 90,7%, đến năm 2008, lượng vốn này tăng thêm 3.295 tỷ đồng, đặc biệt trong năm 2009 lượng vốn huy động này đạt đến 173.586 tỷ đồng, nhưng chỉ chiếm 81,87%. Nhìn chung,
tiền gửi thơng thường tăng qua các năm theo số liệu trên thể hiện sự ổn định và hiệu quả. Cần gia tăng khối lượng vốn huy động này và ưu thế trong hình thức huy động vốn này.
Tiết kiệm dự thưởng có khối lượng vốn huy động này phụ thuộc vào giá trị giải thưởng và lãi suất huy động nên biến động không ngừng. Vào năm 2008, lượng vốn huy động đạt mức cao nhất là 21.573 tỷ đồng và giảm dần đến 19.922 tỷ đồng vào năm 2009, chỉ chiếm 9,4%. Giấy tờ có giá cũng tương tự tiết kiệm dự thưởng biến động không ổn định qua các năm, năm 2008 đạt 25.543 tỷ đồng chiếm 13,7% nhưng sang năm 2009 chỉ còn 18.502 tỷ đồng chiếm 8,73%. Nguyên nhân là hình thức huy động tiết kiệm dự thưởng và giấy tờ có giá thường ràng buộc về thời gian gửi; đồng thời giải thưởng huy động năm 2009 kém hấp dẫn so với các sản phẩm huy động của các NHTM khác hấp dẫn hơn, thu
hút được khách hàng tham gia hơn. Mặt khác, do cơ cấu giải thưởng chưa hợp lý không
đáp ứng được mong muốn của khách hàng đã gây ra tâm lý khơng hứng thú. Chính điều
này đã ảnh hưởng tới lượng vốn huy động dự thưởng.
Bảng 2.10 Cơ cấu vốn theo sản phẩm huy động
Năm 2007 2008 2009 Chỉ tiêu Số tiền (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Tổng vốn huy động 149.469 100 185.973 100 212.010 100 Trong đó:
+ Tiền gửi thông
thường(CKH+KKH) 135.562 90,7 138.857 74,7 173.586 81,87
+ Tiết kiệm dự
thưởng 12.750 8,53 21.573 11,6 19.922 9,4
+ Giấy tờ có giá 1.157 0,77 25.543 13,7 18.502 8,73 Nguồn: BIDV
£ Theo kỳ hạn: Chiếm tỷ trọng chủ yếu vẫn là HĐV kỳ hạn ngắn (chiếm trên 50% HĐV)
và có xu hướng gia tăng: năm 2007 là 26%, năm 2008 là 46% và năm 2009 là 51% dẫn đến rủi ro về thanh khoản và lãi suất. Tỷ trọng HĐV ngắn hạn tăng lên (không bao gồm tiền gửi KKH) từ 26% năm 2007 lên mức 51% năm 2009 (tăng gần gấp 2 lần). Tốc độ tăng trưởng
HĐV có kỳ hạn ngắn là 124% năm 2008 và 22% năm 2009 là các mức tăng cao nhất so
với dải kỳ hạn khác (KKH và trung dài hạn) là do yếu tố lạm phát cao, lãi suất liên tục
tăng, dẫn đến người gửi tiền luôn kỳ vọng lãi suất tăng.
Trong giai đoạn này, tỷ trọng tiền gửi ngắn hạn tăng nhanh còn do phần tiền gửi tăng thêm của đối tượng khách hàng mới từ nhóm các cơng ty chứng khốn, các cơng ty
quản lý quỹ, các công ty của TCTD ACB, TCB, MB... thường gửi kỳ hạn tuần hoặc dưới 3 tháng.
Tỷ trọng HĐV trung dài hạn giảm mạnh từ mức 39% năm 2007 xuống còn 21%
năm 2009 (năm 2008 giảm 20%, năm 2009 giảm 5%).
Biểu đồ 2.3 Cơ cấu kỳ hạn gửi của cá nhân
Cơ cấu kỳ hạn tiền gửi của cá nhân: Trong năm 2007 cơ cấu kỳ hạn vốn cá nhân được duy
trì ở mức tiền gửi từ 12 tháng trở lên chiếm tỷ trọng chủ yếu khoảng 55% (28,201 tỷ đồng). Tuy
nhiên, bước sang năm 2008 và 2009, tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng của BIDV đã tăng trưởng đột biến, chiếm tỷ trọng lần lượt là trên 72% và 74%, trong khi tiền gửi từ 12 tháng trở lên giảm
mạnh trên 30% chỉ còn chiếm 21% và 18%. Nguyên nhân chủ yếu do làn sóng tăng lãi suất huy
động đặc biệt tại các kỳ hạn ngắn để đảm bảo khả năng thanh khoản của các ngân hàng cùng với
tâm lý kỳ vọng lãi suất tiếp tục tăng của người dân. Trong khi đó, tiền gửi khơng kỳ hạn tăng nhẹ do BIDV đã tích cực triển khai các sản phẩm như: trả lương qua tài khoản theo Chỉ thị 20 của Thủ tướng Chính Phủ, phát hành thẻ ATM cho khách hàng tạo điều kiện thuận lợi cho
BIDV gia tăng dịch vụ cho khách hàng.…
Cơ cấu kỳ hạn của TCKT: tiền gửi khơng kỳ hạn có xu hướng chuyển dịch cơ cấu
Số dư tiền gửi của nhóm khách hàng tiền gửi thanh tốn có xu hướng giảm từ 52%
năm 2007 xuống còn 40% năm 2009; Điều này cho thấy khách hàng TCKT đã ngày càng
nhanh nhậy hơn trước đây, chú trọng tới kênh đầu tư nguồn vốn, lợi nhuận từ đầu tư tiền gửi đã là một nguồn thu nhập các doanh nghiệp quan tâm. Tiền gửi của nhóm khách hàng
này có xu hướng giảm dần, kỳ hạn cũng được chia nhỏ hơn do chủ trương khách hàng mở
rộng quan hệ với nhiều TCTD, để có được nhiều mối quan hệ, tần suất chăm sóc cũng cao
hơn;
Biểu đồ 2.4 Cơ cấu kỳ hạn gửi của TCKT
40% 50% 52% 41% 38% 50% 9% 9% 10% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 2007 2008 2009 KKH Dưới 12T Từ 12T trở lên
£ Theo đối tượng khách hàng
- Tiền gửi cá nhân có tốc độ tăng trưởng cao.
Tỷ trọng HĐV từ cá nhân tương đối ổn định ở mức trên 30%: năm 2007 là 35%, năm 2008 là 31% và năm 2009 là 35%.
Quy mô HĐV cá nhân liên tục tăng trưởng: năm 2007 đạt 52.095 tỷ, năm 2008 đạt 58.251 tỷ
và năm 2009 đạt 74.339 tỷ, tăng gấp 1,4 lần so với năm 2007 và là mức tăng trưởng cao
nhất trong 3 năm trở lại đây (28%) đã góp phần tích cực vào cân đối vốn, bù đắp phần suy yếu từ các nhóm khác. Tốc độ tăng trưởng bình quân HĐV cá nhân giai đoạn này đạt 20%/năm.
- Tiền gửi TCKT chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng HĐV: Huy động vốn của TCKT
liên tục tăng trưởng qua các năm, năm 2007 đạt 63,390 tỷ đồng, năm 2008 đạt 89,962 tỷ đồng, năm 2009 đạt 101.056 tỷ đồng.
52095.0 58251.0 74339.0 .0 20000.0 40000.0 60000.0 80000.0 2007 2008 2009 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% Số dư Tăng trưởng
Tỷ trọng huy động vốn TCKT trung bình đạt 43% trong đó cao nhất là 45% năm 2008, cho thấy nguồn vốn huy động của TCKT ảnh hưởng lớn, chi phối huy động vốn toàn hệ thống
tăng trưởng 38% so với năm 2007. Năm 2009 chỉ tăng 10% so với năm 2008 do tình hình khó khăn chung, khi BIDV huy động được tiền gửi USD từ các khách hàng lớn của PV,
PVEP, PV Oil… tuy nhiên đến cuối 2009 lại giảm mạnh do chính các khách hàng này rút tiền.
Biểu đồ 2.6 Tăng trưởng HĐV TCKT của BIDV
63,390 101,056 89,962 40% 45% 43% - 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 2007 2008 2009 37% 38% 39% 40% 41% 42% 43% 44% 45% 46% Số dư Tăng trưởng
Chu kỳ tăng trưởng HĐV của TCKT qua các năm có xu hướng tăng dần trong năm
và đột biến vào cuối năm.
- HĐV từ ĐCTC: đạt 45.765 tỷ đồng đóng góp ở mức 21% tổng HĐV toàn ngành. Mức
tăng trưởng không ổn định và chủ yếu là tiền gửi của ĐCTCNN, năm 2008 tốc độ tăng trưởng đạt 23%, song đến 2009 tốc độ tăng trưởng âm 12% giảm so với 2008 chủ yếu do
giảm tiền gửi từ các ĐCTCNN. Năm 2009 số dư tiền gửi của các ĐCTCNN là 29.023 tỷ,
chiếm gần 63% tổng tiền gửi từ các ĐCTC (năm 2008 tỷ trọng này là 72%). Trong năm
2009, sự sụt giảm nhanh tiền gửi của nhóm KH này (KBNN: giảm 1.988 tỷ, Ngân hàng Phát triển (NHPT): giảm 4.572 tỷ, Bộ Tài chính: giảm 3.000 tỷ, SCIC: giảm 3.000 tỷ) rút tiền bù
đắp cho ngân sách nhà nước khi kế hoạch phát hành trái phiếu của Chính phủ khơng thành
công dẫn tới giảm mạnh tiền gửi của các ĐCTCNN tại BIDV. Ngoài ra, BIDV gặp phải