Chu kỳ tăng trưởng HĐV của TCKT qua các năm có xu hướng tăng dần trong năm
và đột biến vào cuối năm.
- HĐV từ ĐCTC: đạt 45.765 tỷ đồng đóng góp ở mức 21% tổng HĐV toàn ngành. Mức
tăng trưởng không ổn định và chủ yếu là tiền gửi của ĐCTCNN, năm 2008 tốc độ tăng trưởng đạt 23%, song đến 2009 tốc độ tăng trưởng âm 12% giảm so với 2008 chủ yếu do
giảm tiền gửi từ các ĐCTCNN. Năm 2009 số dư tiền gửi của các ĐCTCNN là 29.023 tỷ,
chiếm gần 63% tổng tiền gửi từ các ĐCTC (năm 2008 tỷ trọng này là 72%). Trong năm
2009, sự sụt giảm nhanh tiền gửi của nhóm KH này (KBNN: giảm 1.988 tỷ, Ngân hàng Phát triển (NHPT): giảm 4.572 tỷ, Bộ Tài chính: giảm 3.000 tỷ, SCIC: giảm 3.000 tỷ) rút tiền bù
đắp cho ngân sách nhà nước khi kế hoạch phát hành trái phiếu của Chính phủ không thành
công dẫn tới giảm mạnh tiền gửi của các ĐCTCNN tại BIDV. Ngoài ra, BIDV gặp phải cạnh tranh vô cùng gay gắt với các NHTMNN trong thu hút tiền gửi từ các ĐCTCNN.
Tiền gửi từ ĐCTC là các công ty bảo hiểm, chứng khốn, quản lý quỹ..: thường có kỳ hạn ngắn (dưới 1 tháng). Đây là đối tượng khách hàng có quan hệ tiền gửi với ngân hàng chỉ nhằm mục sinh lời nên số dư nhạy cảm với lãi suất và biến động lớn.
2.2.1.2 Huy động vốn trong mối tương quan giữa Nguồn vốn - Sử dụng vốn:
Cơ cấu kỳ hạn thực tế ngày càng chênh lệch theo hướng thiếu hụt kỳ hạn dài, đẩy
giới hạn tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung dài hạn lên cao, sát ngưỡng tối đa theo quy định của NHNN.
Bảng 2.11 Tương quan Nguồn vốn – Sử dụng vốn tại 31/12/09 của BIDV
Ngắn hạn Trung dài hạn KKH 1-3 Tháng 3-6 Tháng >6 Tháng 1-3 Năm 3-5 Năm 5-10 Năm >10 Năm CL TSN-TSC VND 43,697 34,142 -23,94 -6,508 -21,497 -12,828 -6,439 -6,627 Tài sản 50,331 100,981 17,349 20,988 20,761 5,737 2,012 9,152 Trong đó HĐV 49,659 82,498 13,535 13,359 11,369 3,025 2,551 2,062 Tỷ trọng 28% 46% 8% 8% 6% 2% 1% 1% Nguồn vốn 6,634 66,839 41,289 27,496 42,258 18,565 8,451 15,779
Trong đó cho vay - 47,673 37,926 20,884 22,677 13,095 7,369 8,987
Tỷ trọng 0% 30% 24% 13% 14% 8% 5% 6% CL TSN-TSC USD -44 376 180 -146 -284 270 -291 -61 Tài sản 594 1,162 620 305 341 587 87 87 Trong đó HĐV 553 1,064 342 197 44 - - - Tỷ trọng 25% 48% 16% 9% 2% 0% 0% 0% Nguồn vốn 638 787 440 451 624 317 378 148
Tỷ trọng 0% 20% 13% 11% 22% 13% 15% 5%
Nguồn: BIDV
Theo VND, cân đối kỳ hạn thực tế diễn biến theo chiều hướng xấu: Huy động vốn có kỳ
hạn tập trung vào kỳ hạn ngắn đến 3 tháng (chiếm tới 46% huy động vốn) trong khi huy
động vốn trung dài hạn giảm mạnh: (năm 2009 giảm 9,7%, năm 2008 giảm 14,7%). Ngược
lại với diễn biến huy động vốn, dư nợ tín dụng TDH gia tăng mạnh mẽ qua các năm: (năm 2009 tăng 51%, năm 2008 tăng 23%). Cơ cấu kỳ hạn thực tế ngày càng chênh lệch theo hướng thiếu hụt nguồn vốn kỳ hạn dài: tỷ lệ nguồn vốn kỳ hạn ngắn dưới 3 tháng tài trợ
cho kỳ hạn dài hơn là 51% (tăng 10% so với năm 2008); tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn (dưới 12
tháng) cân đối cho sử dụng vốn trung dài hạn ngày càng tăng: từ mức 20% năm 2007, 22% năm 2008 và 25% năm 2009.
Theo USD, cân đối kỳ hạn thực tế dần được cải thiện: tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cân đối cho
sử dụng vốn trung dài hạn có xu hướng giảm dần: từ mức 22% năm 2007 giảm xuống còn
18% năm 2008 và 14% năm 2009. Nguồn vốn vay mượn từ nước ngoài và Ngân hàng Phát
triển Châu Á - ADB (500 triệu USD) đã bổ sung nguồn vốn kinh doanh USD đáp ứng cho nhu cầu tăng trưởng tín dụng và cải thiện đáng kể cơ cấu kỳ hạn Nguồn vốn – Sử dụng vốn của BIDV do ngân hàng chủ yếu chỉ thiếu hụt ở các dải kỳ hạn 6-12 tháng, 1-3 năm và 5-
10 năm.
Cân đối kỳ hạn chung cũng đi theo hướng xấu, gây ảnh hưởng tới các giới hạn an toàn:
tháng 8/2010, NHNN ban hành thông tư 15 quy định tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay
trung dài hạn (theo kỳ hạn thực đối với nguồn vốn) tối đa là 30%. Trong năm 2009, tỷ lệ theo thông tư 15 của BIDV thường xuyên dao động ở mức rất sát với giới hạn này (gần 26-
29%) và đang chịu áp lực rất lớn trong việc tuân thủ quy định này trong năm 2010.
2.2.1.3 Thị phần HĐV của BIDV trong mối tương quan so sánh NHTM khác:
Vị thế quy mơ HĐV của BIDV được cải thiện tích cực trong giai đoạn vừa qua: từ vị trí thứ 3 đã vươn lên ở vị trí thứ 2. Năm 2005, BIDV đứng thứ 3 sau AGRI và VCB; năm 2007, BIDV vượt VCB và đứng thứ 2 sau AGRI, đến năm 2009, vị thế thứ 2 của BIDV được khẳng định khi nới rộng khoảng cách lớn hơn tương đương 42.457 tỷ đồng so
với VCB. Nhưng quy mô huy động vốn của BIDV so với AGRI vẫn còn khoảng cách khá xa, thấp hơn tương đương 128.996 tỷ đồng).
Bảng 2.12 Quy mô huy động vốn của một số NHTM qua các năm
NHTMNN AGRI 128,272 175,471 249,267 308,335 341,012 VCB 108,313 120,694 144,810 159,989 169,559 ICB 84,387 99,683 116,098 125,094 157,092 BIDV 88,183 121,665 149,377 185,972 212,016 NHTMCP ACB 19,984 35,255 66,972 80,973 115,065 STB 11,423 20,104 49,429 53,283 78,497 TCB 6,195 9,758 26,226 42,553 67,805
Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng và NHNN
So với mặt bằng chung, tăng trưởng HĐV của BIDV và khối NHTMNN nói chung đang chững lại trước sự tăng lên không ngừng của khối NHTMCP.
Bảng 2.13 Tương quan về tăng trưởng HĐV của một số NHTM
Nguồn:Báo cáo thường niên của các NH và NHNN
So với khối NHTMNN, tăng trưởng của BIDV ở mức khả quan, tính chung trong 3 năm,
tăng trưởng theo số cuối kỳ của BIDV cao hơn VCB, ICB. Các năm 2008, 2007 tăng trưởng
cuối kỳ của BIDV đều ở mức cao so với ICB, VCB. Năm 2009, do tình hình khó khăn
chung, mức HĐV tăng thêm của các NHTMNN (AGRI, VCB, BIDV) đều chững lại. Mức
tăng thêm của BIDV là 26.044 tỷ đồng (VCB là 9.570 tỷ đồng), riêng ICB đạt tăng trưởng
cao 31.988 tỷ đồng (năm 2008, ICB đạt tăng trưởng thấp, chỉ đạt 8.996 tỷ đồng). Trong
khối NHTMNN, AGRI vẫn là ngân hàng đứng đầu về quy mô và tăng trưởng HĐV do có hệ thống mạng lưới rộng với mức tăng trưởng lên tới 32.677 tỷ đồng.
So với các NHTMCP lớn, tăng trưởng về số tuyệt đối giai đoạn 2007- 2009 của BIDV ở
mức cao hơn STB và TCB, thấp hơn ACB ( năm 2007 và 2009). Các ngân hàng ACB,
STB, TCB đã dần đuổi kịp các NHTMNN (mức tăng trung bình giai đoạn 2007-2009 đã
ngang bằng VCB, ICB), đặc biệt trong năm 2009, ACB đã đạt tăng trưởng lên tới 34.092
tỷ, vượt qua AGRI, đứng đầu trong các NHTM.
2007 2008 2009 ‘09/’08 ‘08/’07 NHTMNN AGRI 73.796 59.068 32.677 10,6% 23,7% VCB 24.116 15.179 9.570 6,0% 10,5% ICB 16.415 8.996 31.998 25,6% 7,7% BIDV 27.712 36.595 26.044 14,0% 24,5% NHTMCP ACB 31.717 14.001 34.092 42,1% 20,9% STB 29.325 3.854 25.214 47,3% 7,8% TCB 16.468 16.327 25.252 59,3% 62,3%
Bảng 2.14 Thị phần HĐV của các khối NHTM 2007 2008 2009 T3.2010 2007 2008 2009 T3.2010 NHTMNN 59,5% 57,1% 49,7% 48,3% NHTMCP 30,4% 33,1% 40,8% 42,6% TCTD khác 10,1% 9,8% 9,2% 9,1% Tổng 100,0% 100,0% 100,0% 100,0%
Nguồn:Báo cáo thường niên của NHNN
Thị phần của BIDV cũng như các NHTMNN khác đang bị thu hẹp trong khi khối NHTMCP có sự bứt phá mạnh mẽ. Cùng với sự tăng lên về quy mô, thị phần khối
NHTMCP cũng tăng trưởng bứt phá, từ 30,4% năm 2007 lên 40,8% năm 2009 (tăng 10,4%) và 3 tháng năm 2010 chiếm 42,6%. Theo đó, khối NHTMNN giảm mạnh từ 59,5% năm 2007 xuống còn 49,7% năm 2009 (giảm 9,8%) và còn 48,3% tại thời điểm tháng 3 năm 2010, trong đó BIDV cũng bị giảm xuống từ 13,2% năm 2007 xuống còn 11,7% năm
2009 (giảm 1,5%); Thị phần của AGRI giảm 2,9% còn 19,0%, VCB: giảm 3,3%, ICB: giảm 1,5%. Thị phần của các NHTMCP đều tăng: ACB tăng 0,5% lên mức 6,4%; STB,
TCB tăng 1,5%...).
Biểu đồ 2.9 Thị phần huy động vốn cá nhân (bao gồm GTCG) của các TCTD Biểu đồ 2.8 Thị phần HĐV của BIDV Bảng 2.15 Thị phần HĐV các NHTM
2007 2008 2009 AGRI 21,9% 21,7% 19,0% VCB 12,7% 11,3% 9,4% ICB 10,2% 8,8% 8,7% BIDV 13,2% 13,4% 11,7% ACB 5,9% 5,7% 6,4% STB 4,3% 3,8% 4,4% TCB 2,3% 3,0% 3,8% Nguồn: NHNN
Biểu đồ 2.10 Thị phần huy động vốn TCKT của các TCTD
Thị phần theo đánh giá của NHNN (qua số liệu kế toán của các TCTD): Nhìn chung, trong 3 năm qua thị phần huy động vốn dân cư của BIDV (bao gồm cả GTCG của
tổ chức) liên tục giảm. Năm 2009 thị phần huy động tiền gửi tiết kiệm và phát hành GTCG cho cả tổ chức của BIDV chiếm tỷ trọng 8,72% toàn ngành và giảm 0,42% so với năm 2008 (9,14%). Thị phần HĐV từ TCKT của các NHTHNN giảm và có xu hướng chuyển dịch sang các NHTMCP, NHNNg do các ngân hàng cổ phần chuyển đổi hoạt động, tốc độ phát triển mạng lưới nhanh. Mặt khác, với cơ chế cổ phần thơng thống hơn trong quyết
định về lãi suất, chất lượng dịch vụ vượt trội để đạt mục tiêu gia tăng nền khách hàng
chiếm lĩnh thị trường, dẫn đến sự sụt giảm thị phần về tiền gửi của nhóm NHTMNN nói
chung và của BIDV nói riêng. Mặt khác, các NHNNg (HSBC Việt Nam, ANZ, Standard Chartered), bên cạnh tiềm lực về vốn và sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại... liên tục tung ra các quảng cáo đối với sản phẩm, dịch vụ tiền gửi dành cho khách hàng cá nhân với nhiều tiện ích: miễn phí thường niên mở thẻ, tặng lãi suất... Những động thái này đã và đang tạo áp lực lớn lên các ngân hàng nội trong cuộc chiến giữ thị phần.
2.2.2 Đánh giá công tác điều hành lãi suất huy động vốn:
Giai đoạn 2007-2009 đánh dấu nhiều biến động thăng trầm của thị trường tài chính
tiền tệ Việt Nam. Với mục tiêu ổn định và phát triển nền vốn gắn với hiệu quả kinh doanh,
BIDV đã áp dụng nhiều chính sách linh hoạt về lãi suất, về sản phẩm, về các công cụ
Marketing trong hoạt động huy động vốn cụ thể:
- Năm 2007, BIDV chính thức điều hành lãi suất tồn hệ thống thông qua cơ chế
mua bán vốn tập trung công cụ định giá điều chuyển vốn nội bộ (FTP – Fund Transfer Pricing), theo đó lãi suất huy động vốn đã được thực hiện theo hướng thống nhất trên toàn
hệ thống, lãi suất FTP trở thành công cụ định hướng trong việc xác lập mặt bằng lãi suất tại chi nhánh. Tuy nhiên, với việc áp dụng một mức giá mua FTP và đặc biệt trong tình hình
nguồn vốn dư thừa nửa đầu năm 2007, không tạo nhiều động lực cho các chi nhánh đẩy mạnh triển khai hoạt động huy động vốn dân cư.
- Năm 2008, đặc biệt đến giữa năm 2008, với việc điều hành chính sách tiền tệ thắt
chặt, lãi suất liên tục tăng và ở mức rất cao, lên tới 21%/năm, BIDV đã điều chỉnh lãi suất linh hoạt theo biến động thị trường, có chính sách riêng đối với những khoản huy động lớn,
cho phép vượt FTP và cấp bù cho chi nhánh, áp dụng lãi suất huy động tối đa tại một số
thời điểm, đưa ra các giới hạn trong điều hành lãi suất huy động vốn (giao quyền chủ động cho chi nhánh/các Ban Hội sở chính và ALCO)…
- Năm 2009, đặc biệt những tháng cuối năm, tình hình biến động của giá vàng, ngoại tệ và bất động sản đã gây khơng ít khó khăn cho hoạt động huy động vốn, lãi suất
huy động thực tế (bao gồm cả khuyến mại) được điều chỉnh lên rất cao mặc dù lãi suất
niêm yết của các Ngân hàng đều thực hiện theo đúng chỉ đạo của NHNN (dưới 10,50%/năm). Vì vậy, để đảm bảo sự ổn định của nền vốn, giữ vững và phát triển khách
hàng mới, tận dụng cơ hội thị trường huy động vốn dân cư trước và sau Tết Nguyên đán,
BIDV đã tăng cường cơng tác khuyến mại bằng nhiều hình thức kết hợp thực hiện cơ chế
riêng cho những khoản huy động lớn, khách hàng cá nhân quan trọng, gia tăng các cơ chế
động lực cho chi nhánh, đặt mục tiêu đảm bảo nền vốn như: Cạnh tranh với các NHTMNN thông qua cơ chế lãi suất thưởng trong huy động vốn; Giao Giám đốc chi nhánh tự quyết định lãi suất; Hội sở chính thực hiện cấp bù đảm bảo chi phí vốn đối với chi nhánh... Các
biện pháp điều hành này cùng với cơ chế lãi suất FTP riêng cho khách hàng dân cư được áp dụng từ tháng 9/2009 đã phát huy tác dụng tích cực, góp phần tạo nền vốn ổn định cho toàn ngành.
2.2.3 Đánh giá cơng tác phát triển khách hàng và chính sách khách hàng
v Khách hàng cá nhân:
Xét về quy mơ và mức độ đóng góp kết quả huy động vốn theo từng phân đoạn khách hàng cá nhân, cụ thể:
- Phân đoạn 1: khách hàng phổ thơng có số dư tiền gửi nhỏ hơn 100 triệu VND. - Phân đoạn 2: khách hàng thân thiết có số dư tiền gửi từ 100 – 500 triệu VND. - Phân đoạn 3: khách hàng quan trọng có số dư tiền gửi trên 500 triệu VND.
Qua 3 năm 2007-2009, số lượng khách hàng tiền gửi tại BIDV luôn được duy trì và
triệu khách hàng. Trong năm 2009, mặc dù số lượng khách hàng chỉ tăng trưởng 4% so với
năm 2008 nhưng đây lại là năm có số dư huy động vốn dân cư tăng cao với số tăng trưởng
tuyệt đối gần 16.088 tỷ đồng (tăng trưởng 28%).
Bảng 2.16 Phân đoạn khách hàng tiền gửi cá nhân
Phân đoạn Năm
Số lượng khách hàng Tổng số dư tiền gửi
Số tuyệt đối (tỷ đồng) Tăng trưởng Tỉ trọng Số tuyệt đối (tỷ đồng) Tăng trưởng Tỉ trọng Tổng số khách hàng tiền gửi 2007 1.548.051 100% 52.095 100% 2008 2.007.452 30% 100% 58.251 12% 100% 2009 2.082.824 4% 100% 74.339 27% 100% Phân đoạn 1 (Số dư < 100 tr) 2007 1.440.502 93% 8.610 16,5% 2008 1.890.288 31% 94% 9.703 13% 16,7% 2009 1.949.050 3% 93% 10.745 11% 14,5% Phân đoạn 2 (Số dư 100 - 500 tr) 2007 87.530 5,6% 16.766 32,2% 2008 94.546 8% 4,7% 18.238 9% 31,3% 2009 106.283 12% 5,1% 21.929 20% 29,6% Phân đoạn 3 (Số dư >500 tr) 2007 20.019 1,3% 26.719 51,3% 2008 22.618 13% 1,1% 30.310 13% 52,0% 2009 27.491 22% 1,3% 41.495 37% 55,9%
Nguồn: Báo cáo thường niên 2007, 2008, 2009 của BIDV
Tỷ trọng khách hàng thuộc từng phân đoạn không biến động lớn qua các năm trong đó các khách hàng thuộc phân đoạn 1 luôn chiếm đại đa số các khách hàng tiền gửi tại
BIDV (chiếm khoảng 93%), phân đoạn 2 chiếm xấp xỉ 5% và phân đoạn 3 chiếm gần 2%. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng khách hàng thuộc phân đoạn 1 đang có xu hướng chậm còn tốc độ tăng trưởng khách hàng thuộc phân đoạn 2 và đặc biệt phân đoạn 3 đang tăng lên nhanh chóng (tốc độ tăng trưởng khách hàng thuộc phân đoạn 3 trong năm 2009 là 22% và trung bình cả giai đoạn là hơn 18%/năm).
v Khách hàng TCKT:
Qua 3 năm 2007-2009, số lượng TCKT tại BIDV ln có sự tăng trưởng. Đến 31/12/2009, toàn hệ thống có 88.715 khách hàng, tăng 17.599 khách hàng (tăng trưởng 25%) so với năm 2008, và tăng 31.275 khách hàng, tăng gấp 2 lần so với năm 2007, tuy nhiên số dư tiền gửi tăng không đáng kể chỉ tăng 12%. Số dư tiền gửi của nhóm khách hàng có số dư trên 200 tỷ đồng chiếm 42% nhưng số lượng khách hàng chỉ có 47 khách hàng (chiếm 0,05% số lượng TCKT). Trong đó 6 khách hàng lớn nhất đã chiếm 26% Tổng
TCKT. Điều này phản ánh nền vốn TCKT thời gian qua phụ thuộc vào một nhóm khách hàng lớn này.
Bảng 2.17 Tiền gửi của các TCKT theo số dư STT Quy mô quan hệ tiền STT Quy mô quan hệ tiền
gửi
Số lượng khách hàng
Tổng số dư tiền gửi (Tỷ đồng)
Tỷ trọng/Tổng số dư tiền gửi của TCKT
1 Trên 1.000 tỷ đồng 6 26,180 26% 2 Từ 500 – 1.000 tỷ đồng 10 6,319 6.2% 3 Từ 200 – 500 tỷ đồng 31 9,905 9.8% 4 Từ 100 – 200 tỷ đồng 41 5,698 5.7%