1. Đặt vấn đề
2.3 Những hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng dịchvụ huy động vốn của BIDV
2.3.1 Một số hạn chế:
Quy mô tăng trưởng huy động vốn chưa tương xứng với mạng lưới phân phối rộng khắp của BIDV. Mặc dù duy trì được tốc độ tăng trưởng từ HĐV song tỷ trọng HĐV giai
đoạn 2007-2009 vẫn ở mức thấp so với các đối thủ cạnh tranh
Mức độ tập trung vốn cao vào một số khách hàng lớn khiến nền vốn kém ổn định, tiềm
ẩn rủi ro.
Cơ cấu kỳ hạn nguồn vốn-sử dụng vốn bất cập.
+ Tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn ngắn hạn ngày càng có xu hướng tăng, trong đó, tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn tập trung vào kỳ hạn ngắn dưới 3 tháng theo kỳ hạn thực tế chiếm
đến 46%/tổng tiền gửi, trong khi đó cân đối vốn cho vay với kỳ hạn dài hơn, tập trung chủ
yếu trên 6 tháng theo kỳ hạn thực tế chiếm tỷ trọng 46%/tổng dư nợ.
+ Tiền gửi từ nhóm khách hàng hoạt động trong lĩnh vực chứng khốn, các tổ chức có nguồn gốc từ TCTD, Ngân hàng Phát triển (chiếm tỷ trọng gần 35% tổng HĐV từ
ĐCTC) là nhóm khách hàng nhạy cảm với lãi suất thị trường liên ngân hàng, thường gửi kỳ
hạn tuần, biến động ra vào hàng ngày tương đối lớn….
Sự chênh lệch lớn về kỳ hạn giữa nguồn vốn – cho vay với xu hướng ngày càng
tăng là đe dọa đến tính an tồn trong hoạt động về rủi ro thanh khoản, lãi suất.
2.3.2 Các nguyên nhân:
v Điều hành lãi suất, FTP cịn mang tính ứng phó với tình thế, chưa đón đầu được các thay đổi trong dài hạn:
Cơ chế điều hành FTP đã linh hoạt điều chỉnh theo biến động của thị trường song còn
hạn chế:
Một số thời điểm, lãi suất chưa điều chỉnh hoặc triển khai kịp thời so với diễn biến thị trường.
Lãi suất huy động của BIDV thực sự cạnh tranh với khối NHTMNN và ACB, song
chưa đủ sức cạnh tranh với các NHTM cổ phần khác. (Phụ lục 2)
Bên cạnh đó, cơng tác dự báo tại Hội sở chính cịn yếu, mang tính xử lý tình thế,
chưa đưa ra được các định hướng dài hạn mang tính đón đầu dẫn đến nhiều thay đổi trong điều hành HĐV, chi nhánh khó bắt kịp và thích ứng.
v Cơ chế khen thưởng:
Năm 2009, Hội sở chính đã ban hành nhiều cơ chế khen thưởng, đặc biệt là cơ chế khen thưởng ban hành trong quý IV/2009 đã bao quát được hết các đối tượng, được chi nhánh đánh giá là rất tích cực, song ra đời vào cuối năm, trong giai đoạn thị trường cạnh tranh vơ cùng căng thẳng vì thiếu vốn, nên tác dụng của cơ chế trong tăng trưởng huy động
vốn còn hạn chế. Bên cạnh đó, cơ chế khen thưởng cho huy động vốn dân cư chưa được tách riêng, còn nằm trong cơ chế khen thưởng chung, chưa thể hiện rõ nét để khuyến khích
hơn nữa đối tượng huy động dân cư.
v Công tác phối hợp trong huy động vốn chưa thông suốt:
Công tác phối hợp điều hành việc cung cấp phản ảnh thông tin về lãi suất tại địa bàn từ chi nhánh lên Hội sở chính chưa kịp thời và thiếu chính xác.
Việc vận dụng cơ chế FTP để quyết định lãi suất thực hiện với khách hàng tại một
số chi nhánh đơi khi cịn chú trọng về u cầu có lợi nhuận so với FTP, mà không xem xét trên quan hệ lợi ích tổng hoà, ảnh hưởng đến thực hiện chính sách lâu dài, cơ hội kinh
v Về sản phẩm và công nghệ hỗ trợ chưa hấp dẫn khách hàng:
Các sản phẩm tiền gửi của BIDV chưa thực sự nổi bật, hình ảnh về sản phẩm chưa rõ nét, các quy định và quy trình cung cấp sản phẩm cịn khá phức tạp. Bên cạnh đó, chưa
có được sản phẩm mang tính đặc thù riêng có của BIDV, chưa cung cấp các gói sản phẩm
phù hợp với từng phân đoạn và nhu cầu khách hàng.
v Công tác Marketing chưa tạo điều kiện tối đa cho chi nhánh:
Khối bán lẻ chưa chủ động đề xuất xây dựng, thiết lập cơ chế Marketting và cơ chế
tài chính cho các chương trình Marketing huy động vốn riêng. Do đó, cơng tác Marketing theo các chương trình huy động vốn thường gặp khó khăn, chậm tiến độ. Hơn nữa, tại các
chi nhánh trong việc triển khai các chương trình chưa chặt chẽ, việc triển khai tại chi nhánh
chưa thực sự sát sao và đồng đều.
v Thái độ phục vụ khách hàng chưa cạnh tranh với các NHTM khác:
Chính sách khách hàng tại BIDV chưa tạo được sức cạnh tranh, đặc biệt đối với các khách hàng quan trọng chưa tạo được độ tin cậy từ bạn hàng, đối với các khách hàng có
quan hệ tồn diện các chi nhánh cần sát sao hơn để khách hàng thực hiện đúng cam kết duy trì tiền gửi, chuyển doanh số giao dịch về BIDV để gia tăng tiền gửi; Đối với các khách
hàng cá nhân nhiều chi nhánh chưa theo dõi, phân tích thói quen sử dụng sản phẩm tiền gửi
để xác định nhu cầu và phân loại theo đối tượng khách hàng thường chú ý đến lãi suất hay
khách hàng không quan tâm đến lãi suất, khách hàng tiền gửi lớn, khách hàng quan tâm đến chất lượng dịch vụ, tiện ích để có chính sách ứng xử, quan tâm, chăm sóc đặc biệt.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Đánh giá kết quả huy động vốn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cho
thấy tiềm lực kinh tế của đất nước còn rất lớn nhưng khả năng BIDV tiếp cận khách hàng, thông qua dịch vụ huy động vốn chỉ ở mức khiêm tốn. Qua phân tích đánh giá để thấy được những điểm mạnh và yếu cũng như những thuận lợi và khó khăn của BIDV. Dựa trên những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn và tỷ lệ an toàn theo quy định của nhà nước
để phân tích tình hình huy động vốn của BIDV. Đồng thời so sánh thị phần huy động vốn
của BIDV qua các năm so với các NHTM khác bị ảnh hưởng bởi các nhân tố khách quan, chủ quan đã tác động trực tiếp và gián tiếp đến sự phát triển dịch vụ huy động vốn của
BIDV.
Bên cạnh so sánh với các đối thủ cạnh tranh, BIDV cịn phân tích các yếu tố nội tại
bên trong ngân hàng và phân tích xu hướng, cơ cấu khách hàng thường xuyên đến giao
dịch với BIDV để BIDV có cơ sở xây dựng chiến lược, các giải pháp phát triển dịch vụ huy
động vốn của BIDV ngày càng tốt hơn.
Từ nhận định trên, BIDV cần phát huy thế mạnh của mình tìm cơ hội để xây dựng những giải pháp trong chương 3 nhằm giúp BIDV phát triển dịch vụ của mình một cách bền vững trong nền kinh tế hiện nay.
Chương 3:
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
3.1. Dự báo tình hình kinh tế-xã hội và tình hình huy động vốn của các NHTM Việt Nam trong thời gian tới: