Các tiêu chí đánh giá hồ tiêu chất lượng cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao chất lượng và đẩy mạnh xuất khẩu hồ tiêu tại các doanh nghiệp thành viên hiệp hội hồ tiêu việt nam (Trang 29 - 32)

1.2 SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ ĐẨY MẠNH XUẤT

1.2.3.1 Các tiêu chí đánh giá hồ tiêu chất lượng cao

Hiện nay, các quốc gia xuất khẩu hồ tiêu không phân biệt hồ tiêu chất lượng cao và hồ tiêu chất lượng thấp. Do đó, trong giới hạn của đề tài này tác giả xin định nghĩa hồ tiêu chất lượng cao là hồ tiêu theo tiêu chuẩn ASTA và tiêu trắng vì hai loại này có giá xuất khẩu cao hơn các loại khác. Tuy nhiên, tất cả các quốc gia xuất khẩu hồ tiêu hàng đầu thế giới đều xuất khẩu theo tiêu chuẩn ASTA của Hiệp hội gia vị Mỹ và hạn chế xuất khẩu hồ tiêu thô FAQ.

Bảng 1.6: So sánh tiêu chuẩn hồ tiêu thô (FAQ), tiêu trắng và hồ tiêu chất

lượng cao theo tiêu chuẩn ASTA Loại hàng Ẩm độ (% max) Hạt nhẹ (% max) Tạp chất (% max) Hạt đen (% max) Dung trọng (g/l)

Tiêu thô (FAQ) - 500 - 550 13 13 1,0 0,5 500 550 Tiêu trắng 13,5 0,2 2 630 Tiêu ASTA - Steamed clean 550 - Unsteamed clean 550 12,5 12,5 4,0 4,0 0,2 0,2 550 550

“Ngun: Hip hi h tiêu Vit Nam (VPA)”

Hồ tiêu theo chuẩn ASTA có hai loại cơ bản là loại có tiệt trùng bằng hơi nước và không tiệt trùng bằng hơi nước với dung trọng từ 500g/lít trở lên. Đối với tiêu trắng thì dung trọng yêu cầu phải từ 630g/lít trở lên. Riêng với tiêu thơ (FAQ) thì dung trọng từ 200g/lít trở lên. Ngồi sự khác nhau về các tiêu chuẩn cơ lý như ẩm

độ, tỷ lệ hạt nhẹ, tạp chất, dung trọng… thì các quy định về vi sinh cũng khác nhau.

1.2.3.2 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng và đẩy mạnh xuất khẩu hồ tiêu hồ tiêu

Sáu tháng đầu năm 2009, Việt Nam đã xuất khẩu 66.927 tấn, trong đó tiêu đen

đạt 56.877 tấn, tiêu trắng đạt 10.050 tấn. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 154,58 triệu USD (trong đó tiêu đen 121,56 triệu USD, tiêu trắng 33,02 triệu USD). So với cùng kỳ năm 2008, xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam tăng 42,6 % về lượng (+19.987 tấn) nhưng giảm 7% về giá trị (-11,42 triệu USD). Theo dự báo của IPC thì năm 2009 Việt Nam vẫn là quốc gia sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu đứng đầu thế giới. Song một nghịch lý đang diễn ra là dù chi phối thị trường hồ tiêu thế giới về sản lượng nhưng giá hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam vẫn thấp hơn các nước xuất khẩu hồ tiêu khác. Do đó, đẩy mạnh xuất khẩu hồ tiêu chất lượng cao là cần thiết do những nguyên

nhân sau:

ƒ Thứ nhất, hồ tiêu là “vua của các loại gia vị” chiếm tỷ trọng lớn nhất trong sản xuất và xuất khẩu so với các loại gia vị khác. Hương vị hạt tiêu là không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày, là nguyên liệu cho chế biến thực phẩm ở hầu hết các quốc gia và đến nay chưa có gì thay thế. Đồng thời, yêu cầu của thị trường thế giới trong giai đoạn mới là hồ tiêu phải “sạch” hay “an toàn”, chú trọng các sản phẩm hữu cơ với đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng, về an toàn vệ sinh thực phẩm và phải đạt chuẩn ASTA (Mỹ) hay ESA (châu Âu). Với lợi thế về sản lượng và vị trí số một về xuất khẩu, các doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam hồn tồn có khả năng nâng cao chất lượng để đẩy mạnh xuất khẩu hồ tiêu chất lượng cao nhằm đáp

ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường thế giới.

ƒ Thứ hai, một số nước sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu như Ấn Độ, Indonesia,

Malaysia đã nhập một lượng đáng kể hồ tiêu Việt Nam để rồi tái xuất nhưng với giá cao hơn. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do vấn đề chất lượng và công nghệ

chế biến. Mặt khác, hồ tiêu của nước ta so với các nước khác thì chỉ hơn về sản lượng, song thua xa về chất lượng nên giá bán luôn thấp hơn các nước khác. Cụ thể,

đầu tháng 06/2009, hồ tiêu Ấn Độ bán giá 2.650 – 2.700USD/tấn, Indonesia bán giá

2.200USD/tấn, nghĩa là thấp hơn từ 200 đến 500 USD so với các nước trên. Ngoài ra, Trung Quốc đã nhập khẩu một lượng lớn tiêu đen của Việt Nam qua đường tiểu ngạch để chế biến tiêu trắng và là quốc gia dẫn đầu thế giới về sản lượng tiêu trắng xuất khẩu với khoảng 50% sản lượng tiêu trắng toàn cầu. Vì vậy, cải tiến chất lượng

để nâng cao giá trị xuất khẩu cũng như gia tăng tỷ lệ tiêu trắng xuất khẩu (có giá cao

hơn tiêu đen) là vấn đề mà các doanh nghiệp xuất khẩu cần phải thực hiện ngay để có thể tồn tại và phát triển.(4)

ƒ Thứ ba, sản lượng hồ tiêu thế giới được dự báo sẽ giảm 15 - 20% do diện

tích hồ tiêu đang bị thu hẹp cộng với thời tiết bất lợi và dịch bệnh lan rộng tại nhiều nước. Hiện nay, cả diện tích và sản lượng hồ tiêu nước ta đều đạt tới ngưỡng và khó tăng sản lượng nên các doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu phải tập trung nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm hồ tiêu xuất khẩu hướng tới việc xuất khẩu những mặt hàng mà thị trường cần. Ngoài ra, tiếp cận với người tiêu dùng các nước cũng quan trọng không kém do hồ tiêu Việt Nam đa phần vẫn xuất khẩu qua các công ty thương mại, qua các nước thứ ba nên người tiêu dùng ít biết đến hồ tiêu Việt Nam.

Đứng trước những đòi hỏi của thị trường thế giới thì việc đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hồ tiêu chất lượng cao sẽ là lời giải cho xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam phát triển bền vững và hội nhập, đưa kim ngạch xuất khẩu mặt

hàng này cao hơn mốc 310 triệu USD của năm 2008. Đồng nghĩa với việc lợi nhuận của các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ tăng lên đáng kể nhưng đòi hỏi họ phải chủ động huy động các nguồn vốn, đầu tư đổi mới công nghệ, dây chuyền sản xuất phục vụ xuất khẩu nhằm đáp ứng nhu cầu của các quốc gia nhập khẩu nhất là những thị

trường khó tính như Mỹ, châu Âu và Nhật Bản. Bên cạnh đó, cần tăng cường sự

phối hợp đồng bộ giữa người sản xuất, doanh nghiệp, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) với cơ quan quản lý nhà nước để nâng cao chất lượng, tăng sức cạnh tranh cho hồ tiêu Việt Nam.

(4)

Alfons van Gulick (2009), “Pepper Supply & Demand Situation 2009”, The 2009 Convention of the

1.3 KINH NGHIM SN XUT VÀ XUT KHU H TIÊU CA MT S QUC GIA TRÊN TH GII

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao chất lượng và đẩy mạnh xuất khẩu hồ tiêu tại các doanh nghiệp thành viên hiệp hội hồ tiêu việt nam (Trang 29 - 32)