An toàn vệ sinh thực phẩm, truy xuất nguồn gốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao chất lượng và đẩy mạnh xuất khẩu hồ tiêu tại các doanh nghiệp thành viên hiệp hội hồ tiêu việt nam (Trang 65 - 69)

2.3.5 Yêu cầu của khách hàng nước ngồi

2.3.5.2 An toàn vệ sinh thực phẩm, truy xuất nguồn gốc

Khái niệm chất lượng hồ tiêu ngày càng được người tiêu dùng trên thế giới hiểu theo nghĩa rộng hơn. Vị thơm ngon, cay nồng là quan trọng, nhưng điều kiện sản xuất hồ tiêu cũng đang ngày càng trở lên quan trọng hơn và được quan tâm

nhiều hơn. Đặc biệt các nước Mỹ, EU (thị trường tiêu thụ lớn nhất của Việt Nam) là ngày càng ưa thích những sản phẩm chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm và kiểm sốt dư lượng hóa chất. Do đó, quy chế nhập khẩu từ các nước này ngày càng thắt chặt hơn. Truy xuất nguồn gốc là một trong những yếu tố để chứng minh được hồ tiêu đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Cụ thể là:

Các nước nhp khu: địi hỏi nghiêm ngặt về an tồn thực phẩm và tính

truy nguyên. Bộ luật thực phẩm ở Châu Âu, Mỹ và Nhật Bản cũng đang dần thay đổi theo hướng minh bạch về nguồn gốc và khả năng truy nguyên của sản phẩm.

Người tiêu dùng: ngày càng địi hỏi cao hơn, muốn được thơng tin tốt hơn

và họ muốn các nhà sản xuất, xuất khẩu quan tâm hơn đến điều này.

Vi các công ty bán l, nhà máy chế biến gia v: mong muốn có sự đảm bảo cao về tính minh bạch và khả năng truy nguyên; đòi hỏi những chương trình có uy tín và năng lực; mong muốn một môi trường cung ứng hồ tiêu cạnh tranh.

Các nước nhập khẩu hồ tiêu trên thế giới đều ý thức rất rõ về tầm quan trọng của an toàn thực phẩm cho con người. Cụ thể, quy định về Chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm của châu Âu đặc biệt nhấn mạnh về xu hướng gia tăng nhập khẩu các sản phẩm có giá trị cao và an toàn kèm theo một hệ thống các quy định hết sức nghiêm ngặt về kim loại nặng, mycotoxin, xuất xứ, các chất gây dị ứng… và sự

minh bạch trong sử dụng hóa chất, các enzym trong khâu sản xuất, chế biến và bảo quản. Ngoài ra, để thực hiện cam kết với người tiêu dùng, các nhà máy chế biến gia vị nước ngoài rất quan tâm đến nguồn gốc hàng hóa để biết được nguồn nguyên liệu

đầu vào có an tồn khơng và có đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn an toàn vệ

sinh thực phẩm không. Điều này các doanh nghiệp Việt Nam chưa thực hiện được hoặc có nhận thức nhưng chưa thực sự đáp ứng yêu cầu này.

Tình hung 3: ngày 10/03/2009 khách hàng ELITE SPICE (7151 Montevideo

Road, Jessup, Maryland 20794. Phone 410-796-1900 or 800-232-3531. Fax 410- 379-26933) đã gửi đơn hàng cho công ty Simexco Daklak yêu cầu mua hồ tiêu Chư Sê và phải có khả năng truy xuất nguồn gốc. Một khách hàng khác là KONINKLIJKE EUROMA B.V (Kloosterweg 3, Wapenveld, PO Box4, 8190 AA Wapenveld, The nestherlands) cũng gửi yêu cầu tương tự. Điều này cho thấy nhà

nhập khẩu ngày càng quan tâm đến khả năng truy xuất nguồn gốc của hồ tiêu và sẵn sàng trả giá cao hơn hồ tiêu khơng có khả năng truy xuất nguồn gốc từ 40 – 50 USD/tấn nếu đáp ứng yêu cầu của họ về truy xuất nguồn gốc.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2:

Hồ tiêu Việt Nam đã và đang từng bước khẳng định vị thế của mình trên thương trường quốc tế với vị trí số một về xuất khẩu. Nhưng do thiếu một hệ thống các giải pháp đồng bộ, khoa học nên ngành hồ tiêu vẫn của chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của đất nước và nhu cầu của thế giới. Các doanh nghiệp xuất khẩu không những không đủ khả năng cung ứng nguồn hàng ổn định về sản lượng mà cũng không đảm bảo được sự ổn định chất lượng do “đụng đâu mua đó”. Trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu chất lượng cao còn bộc lộ những tồn tại và yếu

kém sau:

- Sản xuất vẫn còn manh mún nhỏ lẻ, chưa tập trung cho sản xuất lớn, chất lượng chung không ổn định và chưa đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm. Chất lượng hồ tiêu nguyên liệu không được đảm bảo ngay từ khâu sản xuất và thu hoạch nên khó có thểđảm bảo các tiêu chuẩn phục vụ xuất khẩu.

- Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là xuất thô, chưa đạt tiêu chuẩn của các thị

trường khó tính, chưa chú trọng xuất khẩu các sản phẩm chất lượng cao theo yêu cầu của thị trường. Tính ổn định trong chất lượng sản phẩm và việc đầu tư để tăng cường chất lượng còn chưa thỏa đáng.

- Các doanh nghiệp còn hoạt động manh mún, thiếu sự liên kết, hỗ trợ lẫn nhau, cịn xảy ra tình trạng tranh mua tranh bán. Do đó, chưa thực hiện được những đơn hàng có số lượng lớn từ các nhà máy chế biến gia vị cũng như yêu cầu truy xuất nguồn gốc hồ tiêu.

- Hoạt động nghiên cứu thị trường và marketing cịn gặp nhiều khó khăn. Muốn hoạt động xuất khẩu tại các doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu tiếp tục phát triển, gia tăng lợi nhuận thì cần có những giải pháp đồng bộ. Trong chương 3, tác giả sẽ đề xuất một số giải pháp đồng bộ để giải quyết những vấn đề này nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hồ tiêu chất lượng cao và gia tăng kim ngạch xuất khẩu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao chất lượng và đẩy mạnh xuất khẩu hồ tiêu tại các doanh nghiệp thành viên hiệp hội hồ tiêu việt nam (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)