Các doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu 6 tháng năm 2008 & 2009

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao chất lượng và đẩy mạnh xuất khẩu hồ tiêu tại các doanh nghiệp thành viên hiệp hội hồ tiêu việt nam (Trang 124 - 132)

CÁC DOANH NGHIP XUT KHU H TIÊU 6 THÁNG NĂM 2008 & 2009

ĐVT: tấn 2009 STT DOANH NGHIỆP 6 tháng 2008 1 2 3 4 5 6 Tổng VPA 42,133 5,236 9,267 10,017 11,261 11,822 12,181 59,784 1 Phúc Sinh 4,855 528 1,466 1,716 1,726 1,793 2,036 9,265 2 Olam 2,656 1,239 861 927 841 1,232 1,058 6,158 3 Intimex HCM 2,557 218 426 827 1,019 1,234 1,304 5,028 4 Ngô Gia 2,268 197 242 666 915 813 799 3,632 5 Pitco 3,775 137 898 555 697 542 790 3,619 6 Phúc Thành 1,655 200 489 520 632 512 440 2,793 7 Nedspice 2,678 259 374 413 546 259 534 2,385 8 Hapro 1,614 181 763 315 281 340 482 2,362 9 Simexco Daklak 860 246 272 371 405 393 414 2,101 10 Harrisfree Man 3,366 254 240 379 223 351 605 2,052 11 Generalexim 1,667 238 266 350 354 421 297 1,926 12 Haprosimex HCM 2,332 136 554 184 196 480 353 1,903 13 XNK Intimex 978 40 239 187 495 392 239 1,592 14 Việt Việt Ấn 1,575 90 206 125 271 533 365 1,590 15 Gia vị Sơn Hà 1,129 142 137 363 245 282 376 1,545 16 VKL Việt Nam 1,027 162 208 281 330 211 331 1,523

17 Maseco 1,467 51 127 500 312 223 149 1,362

18 Trường Lộc 275 25 334 228 248 100 110 1,045

19 Petrosetco 192 204 165 130 225 166 133 1,023

20 K.S.S Việt Nam 473 180 144 163 145 147 112 891

21 Trân Châu 525 22 76 174 116 130 221 739

22 Nông sản Long Gia 557 163 50 126 17 144 225 725

23 Vinamex 28 41 167 44 94 164 31 541

24 Petec 1,200 81 61 83 97 95 110 527

25 Generalimex 348 56 95 69 131 127 15 493

26 Vilexim 525 75 107 13 44 109 143 491

27 Inexim Daklak 56 120 204 92 472

28 Thái Gia Sơn 280 13 79 133 104 46 94 469

29 Thương mại ĐTK 27 135 17 41 70 85 375

30 Agrexport SG 56 43 28 47 56 128 302

31 Haforexim 845 14 14 42 111 0 181

32 Vĩnh Hiệp 16 99 12 30 141

33 An Huy 17 19 27 32 45 140

34 Tân Thuận Gia Lai 120 120

35 Vegetexco 264 15 14 15 35 79

36 An Phúc 51 27 44 71

37 Cà phê Petec 39 27 27 14 0 68

38 Minh Phương 27 27

39 Hoa Việt Thông 27 27

Non - VPA 4,827 287 544 1,724 1,752 1,782 1,054 7,143

41 Phúc Lợi 146 153 421 237 957

42 Trà và Cà phê Đông Dương 1,432 105 62 222 134 192 165 880

43 Haprosimex JSC 70 345 300 141 856

44 Nhật Quang 13 52 197 189 121 572

45 Animex 150 13 217 96 159 27 512

46 TM Hà Nội 368 68 42 104 165 57 436

47 HS Việt Nam 41 28 55 226 42 42 42 435

48 Gia vị Việt Nam 18 27 68 100 115 54 382

49 Tô Ngọc Thành 153 25 25 75 245 370

50 Đức Hạnh 25 50 189 86 25 13 363

51 Tổng hợp Hà Nội 215 27 35 27 81 40 210

52 Đầu tư PT Sinh Thái 106 44 43 61 25 13 186

Khác 2,337 41 178 194 170 257 144 984

Tng 46,960 5,523 9,811 11,741 13,013 13,604 13,235 66,927

PH LC S 6

MT S ĐẶC ĐIM CHÍNH CA CÁC VÙNG TRNG H TIÊU TRNG ĐIM TI VIT NAM

9 Bắc Trung bộ: diện tích trồng hồ tiêu tập trung tại các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Nghệ An. Quy mô trồng tiêu nhỏ từ 0,2 ha – 0,3 ha và thường được trồng cùng với các cây lâu năm khác nhất là cây mít. Khí hậu Tây Trường Sơn, gió mùa Tây Nam khơ nóng vào các tháng mùa hè và sau đó gió mùa Đơng Bắc từ tháng 11 đến tháng 3 làm cho năng suất của vùng thấp, trung bình đạt 1,3 tấn - 1,5 tấn/ha. Chính điều kiện khí hậu này cùng với việc chăm bón bằng phân hữu cơ làm cho hồ tiêu của vùng có dung trọng trên 600g/lít, có độ cay cũng như hương thơm

đặc trưng.

9 Duyên hải Nam Trung bộ: diện tích trồng hồ tiêu được phân bố tại 6 tỉnh là

Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú n và Khánh Hịa với quy mơ

diện tích trồng trung bình 0,73 ha/hộ. Do điều kiện về khí hậu, đất khơng thuận lợi nên năng suất của vùng chỉđạt ở mức1,3 tấn/ha.

9 Tây Nguyên: vùng trồng hồ tiêu đứng ở vị trí thứ hai cả nước tập trung chính

ở Đăk Nơng, Gia Lai và Đăk Lăk. Hồ tiêu được trồng trên đất nâu đỏ bazan (Fu và

Fk), đất đỏ vàng (Fa) có hàm lượng các dưỡng chất khá rất thích hợp cho cây tiêu và

đa số là đất mới khai thác nên độ phì nhiêu ở mức cao. Diện tích đất nơng nghiệp

trung bình đạt 2,2 ha/hộ thuận lợi cho việc sản xuất tập trung. Khí hậu cao nguyên với hai mùa khơ và mưa rõ rệt, có biên độ nhiệt giữa ngày và đêm cao đã tăng tích tụ hương thơm cho hạt tiêu của vùng. Tây Nguyên là vùng cịn nhiu tim năng v đất đai, khí hu để phát trin h tiêu trong nhng năm ti.

9 Đông Nam bộ: đứng ở vị trí thứ nhất trong tổng diện tích trồng và sản lượng

hồ tiêu cả nước. Hồ tiêu được trồng tại 7 tỉnh thành của vùng là Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh. Những yếu tố cơ bản tạo ra thế mạnh trong sản xuất hồ tiêu của vùng gồm có là đặc điểm tự nhiên (quỹ đất nông nghiệp khá lớn và tập trung với tỷ lệ cao các

chủng loại đất thích hợp trồng cây hồ tiêu như đất đỏ bazan và đất xám phù sa, quy mô đất nông nghiệp trên hộ cao nhất nước 2,74 ha/hộ, do vậy thuận lợi cho việc canh tác hồ tiêu theo quy mơ trang trại. Bên cạnh đó khí hậu nhiệt đới gió mùa có nhiệt độ trung bình 260

C - 270C, giờ nắng trong năm khoảng 2.500 giờ/năm, ít bão là các điều kiện tốt cho cây hồ tiêu sinh trưởng và thuận lợi trong việc thu hoạch) và

lao động nơng nghiệp (năng lực và trình độ dân trí của các hộ khá đồng đều, có kỹ

năng canh tác tốt và đã tích lũy được kinh nghiệm sản xuất hồ tiêu). Đây cũng là điểm thuận lợi để phát triển cộng đồng sản xuất hồ tiêu theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung và chun mơn hóa).

9 Đồng bằng sông Cửu Long: hồ tiêu được trồng chủ yếu tại Phú Quốc và là

vùng duy nhất có khí hậu đại dương với nắng tốt, biên độ nhiệt ngày – đêm cao, dao

động từ 120C – 150C. Nông dân chủ yếu sử dụng phân hữu cơ tự nhiên từ cá và phân gia súc nên năng suất khá cao và ổn định ở mức 2,5 tấn - 3 tấn/ha. Hồ tiêu Phú Quốc có chất lượng hơn hẳn so với các vùng trồng khác về độ cay nồng, hương thơm và dung trọng. Những năm gần đây Phú Quốc tập trung vào phát triển kinh tế du lịch vì thế sản xuất hồ tiêu càng ngày càng bị thu hẹp.

PH LC S 7

QUN LÝ DCH HI TNG HP (IPM)

IPM (Intergrate Pest Management) là quản lý dịch hại tổng hợp hay nói cách khác là sử dụng các biện pháp tổng hợp để quản lý dịch hại cây trồng, trên cơ sở sinh thái học sẽ làm tăng năng suất, cải thiện chất lượng sản phẩm, bảo vệ mơi trường và giảm chi phí đầu tư. Quản lý dịch hại tổng hợp là một hệ thống điều khiển dịch hại bằng cách sử dụng hài hòa các biện pháp kỹ thuật như biện pháp sinh học, hóa học một cách thích hợp, trên cơ sơ phân tích hệ sinh thái vườn tiêu một cách hợp lý để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất và an toàn nhất. Ba biện pháp cơ bản trong IPM đối

với cây hồ tiêu (Piper nigrum Linneaus):

1 Biện pháp sinh học

Con người đã tác động đến môi trường sinh thái bằng cách tạo điều kiện thuận lợi cho thiên địch (cơn trùng có ích) phát triển và thiên địch sẽ tấn công sâu hại. Sựđấu tranh tự nhiên này làm cân bằng sinh thái trong tự nhiên. Ví dụ hạn chế phun thuốc sâu sẽ giữ được tắc kè, chuồn chuồn, bọ ngựa, kiến vàng, bọ rùa, nhện là những loài chuyên ăn rệp hại trên cây tiêu, nhất là rệp sáp. Khơng cần phun thuốc hóa học mà vẫn tiêu diệt rệp sáp, xét về mặt hiệu quả kinh tế lợi hơn nhiều. Rệp, rệp sáp trên vườn tiêu sẽ bị các thiên địch tiêu diệt nếu chúng ta không xua đuổi và bắt hay tiêu diệt thiên địch.

2. Biện pháp kỹ thuật

2.1 Chọn giống tiêu tốt: chọn những giống tiêu có khả năng chống chịu sâu bệnh

tốt. Hiện nay có rất nhiều giống tiêu đang trồng tại Việt Nam. Tuy nhiên, tại vùng này có thể phát triển tốt, kháng bệnh khá nhưng vùng khác có thể kháng bệnh kém. Do vậy, tùy mỗi địa phương có thể chọn những giống phù hợp nhất để trồng. Ví dụ giống Lada Belangtoeng nguồn gốc từ Indonesia có lá to xanh đậm du nhập vào Việt Nam từ những năm 50 của thế kỷ trước, giống này dễ trồng, cho năng suất khá, leo mau, dây lá rất xanh tốt. Tại Bà Rịa Vũng Tàu giống này kháng bệnh thối rễ khá, nhưng đưa lên trồng tại Tây Nguyên do mùa mưa tập trung ẩm quá cao nên kháng

bệnh rễ lại kém. Giống Pannijur-1 nguồn gốc Ấn Độ được nhập nội Việt Nam từ năm 1989, chín sớm, chín khá đồng đều, năng suất cao, kháng bệnh tốt tại Bà Rịa nhưng tại Bình Phước giống này chỉ kháng bệnh ở mức trung bình.

2.2 Nhân giống: chỉ cắt cành ương từ các vườn khơng hoặc ít nhiễm sâu bệnh,

những vườn có năng suất cao, chống chịu sâu bệnh khá và có đặc tính tốt. Các cây mẹ để cắt cành ương phải là những cây tốt nhất (trong một vườn tốt vẫn có những cây chưa tốt hoặc không đạt yêu cầu làm giống). Độ tuổi cây mẹ từ 3- 4 năm tuổi, nên dùng các cành thân chính để ươm giống (khơng dùng cành ác làm hom giống). Dâm cành ươm vào bầu Nylon đục 8 lỗ, trước khi dâm hom vào bầu xử lý bằng Bordeaux 1%, Aliette 0,2 – 0% hay Rovral 0,2 – 0,3%. Xử lý nấm bệnh ngay từ khi

ương bầu. Nên xử lý và chọn lọc hạn chế nguồn bệnh ngay từ khi nhân giống sẽ hạn

chế một phần dịch bệnh sau này. Nhân được các giống tốt sạch bệnh là một trong những yếu tố thành công cho quản lý dịch hại tổng hợp sau này.

2.3 Thiết kế và chăm sóc vườn cây: Vườn tiêu tồn tại trên 25 – 30 năm, do vậy cần

thiết kế khoa học và hợp lý ngay từ đầu, đảm bảo mật độ vừa phải, tùy theo khả

năng đầu tư của mỗi gia đình (khơng nhiều phân hữu cơ, vơ cơ bón hàng năm nên trồng thưa hơn nhưng vẫn đảm bảo 20kg phân chuồng, 0,5kg vôi, 0,5kg lân/gốc và NPK theo quy trình kỹ thuật). Miền Nam có lượng mưa khá lớn và tập trung vào các tháng cuối mùa mưa, do vậy độ ẩm khơng khí và đất rất cao, tiểu khí hậu đồng ruộng khá ẩm ướt nên cần trồng mật độ thích hợp để khơng che cớm lẫn nhau, dễ bị nhiễm các bệnh trên thân lá. Nếu nọc sống thì có thể bố trí mật độ khoảng cách 2 x 2m hoặc 2,5 x 2,5m (2.500 gốc, 1.660 gốc/ha). Nếu nọc xây thì có thể bố trí khoảng cách mật độ 3 x 3m hoặc 3 x 3,5m (1.100 gốc, 1.000 gốc/ha). Theo kinh nghiệm

nhiều địa phương thì tốt nhất là xây trụ gạch làm nọc tiêu. Cây nọc chết bằng gỗ

không được khuyến cáo sử dụng để tránh nạn phá rừng. Cây nọc sống trong vườn

tiêu, người ta hạn chế tối đa việc dùng cây Anh đào, Lồng mức, Bình linh vì những cây này là môi trường tốt để rệp sáp sinh sơi, nó là ký chủ của rệp sáp hại tiêu. Có thể dùng rất nhiều cây để làm nọc sống tùy mỗi địa phương như cây vong, cây keo rừng, cóc rừng, mít… Nên thiết kế hàng cây theo hướng Đông – Tây để tận dụng nhiều ánh sáng mặt trời nhất.

2.3 Xen canh: vườn trồng tiêu ít khi được xen canh nhưng nếu trồng trên bìa lơ

xung quanh vườn các cây khác sẽ tạo hàng rào che chắn gió. Nó cịn có tác dụng che bớt ánh sáng bức xạ trực tiếp, tạo môi trường sinh thái hài hòa và tạo thêm thu nhập lại khơng tốn diện tích đất.

3. Biện pháp hóa học

Đây là biện pháp cuối cùng khi phải bảo vệ cây trồng khỏi dịch hại tấn công mà

các biện pháp trên khơng có hiệu quả và dịch hại phát triển quá ngưỡng kinh tế cho phép. Tuy nhiên, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải ưu tiên sử dụng thuốc sinh học không độc hại cho môi trường và nơng sản, sau đó mới đến thuốc hóa học. Thuốc

hóa học phải ưu tiên sử dụng thuốc ít độc hại cho môi trường, thuốc ít tồn tại trong nông sản và mau phân hủy. Khi sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật phải tuân thủ 4 nguyên tắc đúng (đúng thuốc, đúng liều lượng nồng độ, đúng lúc, đúng cách).

3.1 Đúng thuốc: chọn loại thuốc phù hợp ghi trên nhãn bao bì, đúng đối tượng dịch hại.

3.2 Đúng liều lượng nồng độ: không pha nồng độ cao gây lãng phí và độc hại,

khơng pha q lỗng vì khơng diệt được sâu bệnh lại phải phun thêm lần sau. Pha thuốc theo hướng dẫn trên bao bì của thuốc bảo vệ thực vật.

3.3 Đúng lúc: phun thuốc đúng thời điểm sâu còn no dễ tiêu diệt. Phun thuốc khi

mới nhiễm bệnh mới sẽ dễ trị bệnh hơn khi đã quá nặng.

3.4 Đúng cách: loại rệp ẩn mặt dưới của lá thì phải phun mặt dưới, tuyến trùng hại

rễ hồ tiêu thì phải tưới thuốc vào rễ, bệnh đốm lá phải phun thuốc mặt trên của lá… Riêng đốm lá do nấm Rosellina sp, mặt dưới lá bị bệnh có các vết nâu rải rác và tập trung ở bìa lá. Bệnh nặng thì lá héo vàng có thể dùng Carbenzim 500FL hoặc

Topsin M70WP (10cc/bình 8 lít phun đẫm) nên phải phun thuốc vào mặt dưới lá mới có tác dụng. Dùng loại thuốc trong danh mục cho phép của Bộ Nông nghiệp và PTTN.

IPM không phải là một quy trình kỹ thuật cụ thể, mỗi nơi mỗi cây trồng có những đặc thù riêng nên cần áp dụng phù hợp mới mang lại hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao chất lượng và đẩy mạnh xuất khẩu hồ tiêu tại các doanh nghiệp thành viên hiệp hội hồ tiêu việt nam (Trang 124 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)