.5 Thị trường xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao chất lượng và đẩy mạnh xuất khẩu hồ tiêu tại các doanh nghiệp thành viên hiệp hội hồ tiêu việt nam (Trang 42 - 45)

(Đơn vị tính: tấn) STT Thị trường 2006 Tỷ trọng (%) 2007 Tỷ trọng (%) 2008 Tỷ trọng (%) Châu M 19.427 16,65 7.422 8,95 14.329 15,97 1 Mỹ 18.122 15,53 6.720 8,11 13.450 14,99 2 Canada 950 0,81 429 0,52 534 0,60 3 Argentina 255 0,22 72 0,09 4 Khác 100 0,09 201 0,24 345 0,38 Châu Âu 47.761 40,94 34.233 41,29 35.640 39,73 5 Đức 10.957 9,39 8.509 10,26 6.067 6,76 6 Hà Lan 8.982 7,70 4.643 5,60 4.830 5,38 7 Nga 4.772 4,09 3.966 4,78 4.176 4,66 8 Ucraina 2.267 1,94 2.567 3,10 2.445 2,73 9 Ba Lan 3.872 3,32 2.268 2,74 2.997 3,34 10 TBN 3.422 2,93 2.032 2,45 2.841 3,17 11 Anh 2.007 1,72 1.650 1,99 1.851 2,06 12 TNK 2.450 2,10 1.452 1,75 1.939 2,16 13 Khác 9.032 7,74 7.146 8,62 8.494 9,47 Châu Á 39.551 33,90 32.014 38,62 30.060 33,51 14 Arab 8.934 7,66 8.743 10,55 7.832 8,73 15 Pakistan 6.911 5,92 5.440 6,56 4.090 4,56 16 Ấn Độ 7.843 6,72 4.904 5,92 2.564 2,86 17 Singapore 6.032 5,17 3.469 4,18 4.047 4,51 18 Nhật 769 0,66 1.542 1,86 1.662 1,85 19 Philippine 1.052 0,90 1.165 1,41 1.459 1,63 20 Hàn Quốc 1.566 1,34 1.162 1,40 1.608 1,79 21 China 321 0,28 1.021 1,23 554 0,62 22 Khác 6.123 5,25 4.568 5,51 6.244 6,96 Châu Phi 9.931 8,51 9.235 11,14 9.676 10,79 23 Ai Cập 4.991 4,28 5.306 6,40 5.011 5,59 24 Algery 1.676 1,44 990 1,19 1.517 1,69 25 Nam Phi 1.161 1,00 801 0,97 868 0,97 26 Senegal 856 0,73 557 0,67 - 27 Khác 1.247 1,07 1,581 1,91 2.280 2,54 Tng s 116.670 100 82.904 100 89.705 100

Năm 2006 sản lượng hồ tiêu xuất sang thị trường châu Âu chiếm tỷ trọng 40,94% tương đương 47.761 tấn trong tổng sản lượng hồ tiêu xuất khẩu toàn ngành. Con số này mặc dù giảm vào năm 2007 và 2008 nhưng lượng hồ tiêu xuất khẩu vào châu Âu vẫn dẫn đầu với tỷ trọng lần lượt là 41,29% và 39,73%. Năm 2008, xuất khẩu vào thị trường Mỹ và Tây Âu tốt hơn so với năm 2007 nhưng do giá biến động theo chiều hướng đi xuống nên các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam bị ép về chất lượng và số lượng. Còn các nhà nhập khẩu ở một số nước khu vực trung Đông, Tây Á và châu Phi không chịu nhận hàng, ép hạ giá hoặc trả lại hàng gây khơng ít khó khăn cho các nhà xuất khẩu Việt Nam.

2.1.3.1 Mười lăm th trường nhp khu h tiêu có kim ngch ln nht

Năm 2008, kim ngạch nhập khẩu hồ tiêu từ Việt Nam của 15 thị trường lớn

nhất đạt 225,86 triệu USD, chiếm đến 73,09% tổng kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu của cả nước (số liệu chi tiết tại Phụ lục số 4). Trong đó, Mỹ là thị trường có mức tăng trưởng lớn nhất là 130,3%, vươn từ vị trí thứ 3 trong năm 2007 lên vị trí thứ nhất. Kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Mỹ năm 2008 đạt 46,75 triệu đô la,

chiếm 15,08% tổng kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu. Xuất khẩu hồ tiêu sang Anh, Tây Ban Nha và Hàn Quốc cũng tăng trưởng khá tốt, trên 45%. Hàn Quốc từ vị trí 17 năm 2007 nhảy lên vị trí 15 năm 2008, Anh từ vị trí 14 lên vị trí 12 và Tây Ban Nha từ 12 lên thứ 8. Trong khi đó, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam năm 2008 sang một số thị trường nhưĐức, các Tiểu vương quốc Ảrập Thống nhất, Pakistan, Ấn Độ và Ukraine lại giảm so với năm 2007. Thị trường Pakistan giảm nhập khẩu hồ tiêu nhiều nhất từ Việt Nam (-42,82%) trong khi Ấn Độ giảm 32,57%, còn Đức và các Tiểu vương quốc Ảrập Thống nhất có mức giảm tương ứng là 10,5% và 12,03%.

2.1.3.2 Mười thị trường tiềm năng cho xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam

Theo Báo cáo thường niên ngành hàng hồ tiêu Việt Nam 2008 và triển vọng 2009, ngồi ba thị trường chính là Mỹ, Đức, Nhật Bản cịn có một số thị trường tiềm năng khác cho xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam. Năm 2008, thì Hà Lan nhập khẩu gần 5.000 tấn hồ tiêu từ Việt Nam với kim ngạch lên tới 18,37 triệu USD và tốc độ tăng

trưởng khá cao 17,2%. Năm 2009, Hà Lan sẽ tiếp tục là một trong những thị trường tiềm năng nhất cho xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam. Bulgary là thị trường có tăng trưởng nhập khẩu hồ tiêu lớn nhất từ Việt Nam năm 2008 với mức 509,8%. Bulgary

đã nhập khẩu 1.176 tấn hồ tiêu của Việt Nam, đạt kim ngạch 4 triệu đô la. Năm

2009, với tăng trưởng kinh tế khoảng 4,2%, Bulgary có thể tiếp tục trở thành một trong những thị trường có tăng trưởng nhập khẩu hồ tiêu lớn nhất từ Việt Nam. Các thị trường khác như Hàn Quốc, Ba Lan, Philippines, Thổ Nhĩ Kỳ... có tăng trưởng nhập khẩu hồ tiêu từ Việt Nam rất lớn (trên 100%) năm 2008 cũng đã đóng góp

khơng nhỏ vào tăng trưởng xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam. Đây sẽ là những thị trường mà các doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam có thể nhắm tới trong tương lai gần. Năm 2009, những thị trường quan trọng có xu hướng giảm nhập khẩu thì việc khai thác các thị trường mới rất có ý nghĩa đối với hồ tiêu của Việt Nam. (Số liệu về

Các thị trường tiềm năng cho xuất khẩu hồ tiêu xin tham khảo Phụ lục số 4). (7)

2.1.4 Phân tích tình hình xut khu h tiêu ti các doanh nghip

Do sâu bệnh phát triển mạnh cùng với điều kiện thời tiết không thuận lợi nên sản lượng xuất khẩu của các doanh nghiệp năm 2007 giảm so năm 2006. Quý I/2007, thị trường khá yêu tĩnh do thương lái, đại lý thu mua trong nước găm hàng chờ giá lên còn các nhà nhập khẩu thì liên tục ép giá và hạn chế mua vào, đặc biệt là thị trường châu Âu và Bắc Mỹ. Trong những tháng đầu năm, các nhà xuất khẩu ít khi ký kết hợp đồng bán với số lượng lớn nhưng những tháng cuối năm thì các doanh nghiệp xuất khẩu tăng cường bán ra nên giá hạ hơn 6 tháng đầu năm. Có trên 50 doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp trong đó có 32 doanh nghiệp thành viên VPA xuất khẩu 70,615 tấn chiếm đến 85,18% thị phần. Các doanh nghiệp ngoài VPA chỉ xuất khẩu 12.289 tấn chiếm 14,82% thị phần. Riêng công ty Phúc Sinh dẫn đầu với 10.708 tấn chiếm 12,92% thị phần (số liệu ở bng 2.6). Năm 2008, có 38 doanh nghiệp thành

viên VPA xuất khẩu hồ tiêu trực tiếp đạt 73.129 tấn, chiếm 81,52% trong sản lượng xuất khẩu hồ tiêu cả nước. Riêng công ty Phúc Sinh vẫn tiếp tục dẫn đầu với 9.484

(7)

Nguyễn Quốc Chinh - Phạm Quang Diệu (2009), “Những thị trường tiềm năng của hồ tiêu Việt Nam”.

tấn, chiếm 10,57% trong tổng sản lượng xuất khẩu hồ tiêu cả nước. Các doanh nghiệp ngoài VPA chỉ xuất được 16.576 tấn và chỉ chiếm tỷ trọng 18,48%.

Xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2009 tuy đạt mức kỷ lục về số lượng, nhưng giá xuất khẩu lại giảm ở mức thấp nhất so với cùng kỳ trong vòng 3 năm qua. Có 19 doanh nghiệp xuất khẩu trên 2.000 tấn, trong đó có 3 doanh nghiệp xuất cao nhất là Phúc Sinh 9.300 tấn, Olam trên 6.100 tấn và Intimex HCM trên 5.000 tấn. Các doanh nghiệp nước ngoài hoặc liên doanh xuất khẩu đạt số lượng lớn là Olam trên 6.100 tấn, Nedspice 2.400 tấn, Harrisfree Man 2.000 tấn, Việt - Việt Ấn 1.600 tấn, VKL

Việt Nam 1.500 tấn, K.S.S 891 tấn (Chi tiết xin tham khảo Phụ lục số 5).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao chất lượng và đẩy mạnh xuất khẩu hồ tiêu tại các doanh nghiệp thành viên hiệp hội hồ tiêu việt nam (Trang 42 - 45)