.1 Lợi nhuận thu được sau 5 năm trồng tiêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao chất lượng và đẩy mạnh xuất khẩu hồ tiêu tại các doanh nghiệp thành viên hiệp hội hồ tiêu việt nam (Trang 79 - 121)

(Đơn vị tính: triệu đồng/ha)

Chi tiết Trồng mới Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 - Nợ đầu kỳ - Vốn sử dụng trong năm 170,40 199,37 28,5 236,61 44,35 193,91 50,80 129,40 51,70 Cộng 170,40 227,87 280,96 244,71 181,10

- Tiền lãi (17%/năm) 28,97 38,74 47,76 41,61 30,79

Cộng 199,37 266,61 382,72 286,32 160,19 Giá trị sản phẩm thu - Bán hom giống - Bán sản phẩm - - - 30 30 - 134,81 - 134,81 157,28 - 157,28 224,69 - 224,69 3. Lãi thuần - 199,37 - 236,61 -193,91 -129,40 64,50

“Nguồn: Nghiên cứu của tác giả”

Đối vi doanh nghip, dự án này mang lại nhiều lợi ích như: chia sẻ rủi ro

trong sản xuất với nơng dân; có được nguồn tiêu nguyên liệu an tồn, khơng nhiễm vi sinh và độc tố của vi sinh, kiểm soát được dư lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trong quá trình sản xuất. Nhờ nguồn nguyên liệu có chất lượng cao do đầu tư tại vùng sản xuất đã làm tăng năng lực, uy tín của các doanh nghiệp, tạo cơ sở để

hồn tồn kiểm sốt được chất lượng ngun liệu đầu vào đảm bảo chất lượng tiêu xuất khẩu. Đây là vấn đề mà trước đây các doanh nghiệp xuất khẩu đau đầu do họ không thể theo dõi hoat động sản xuất và thu hoạch của người nông dân. Những lợi ích đem lại từ việc hồn thiện mơ hình chuỗi liên kết là rất to lớn và đặc biệt ý nghĩa trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Tác giả hy vọng rằng với thiện chí và nỗ lực của các thành viên trong chuỗi liên kết cũng như các đối tác, giải pháp này sẽ góp phần thay đổi chất lượng, làm tăng thêm hiệu quả của hệ thống cung ứng hồ tiêu tại các doanh nghiệp xuất khẩu. Nó giúp chun mơn hóa và hợp tác hóa trong ngành hồ tiêu, là cơ sở vững chắc để các doanh nghiệp xây dựng nhà máy chế biến tại các vung trọng điểm hướng tới việc hình thành các khu cơng nghiệp chuyên chế biến hồ tiêu phục vụ cho xuất khẩu.

3.3.1.6 Khó khăn khi thc hin gii pháp

Người nông dân rất cần ký kết hợp đồng tiêu thụ với giá cả hợp lý còn các

doanh nghiệp xuất khẩu cũng rất cần được cung ứng nguyên liệu ổn định về cả chất lượng và số lượng với quy mô lớn để chế biến phục vụ xuất khẩu. Nhưng khi giá

nông sản tăng cao thì người nơng dân vì lợi ích trước mắt có thể bán cho bất kì ai mua với giá cao hơn mà không thực hiện các cam kết đã ký với doanh nghiệp xuất khẩu. Một trong những biện pháp được nhiều nước áp dụng để hạn chế tình trạng này là hình thành quỹ bảo hiểm rủi ro. Tuy nhiên, ở ta chưa có quỹ bảo hiểm như vậy nên đây sẽ là rào cản để các doanh nghiệp đầu tư vào các vùng trọng điểm nhằm gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ hồ tiêu, địi hỏi phải kiên trì, thường xun tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn, đầu tư… làm thay đổi nhận thức của nông dân.

Việc phá vỡ hợp đồng cũng có thể xảy ra khi doanh nghiệp đầu tư vật tư nông nông nghiệp nhưng người dân không bán sản phẩm cho doanh nghiệp mà bán ra ngồi vì sợ bán cho doanh nghiệp sẽ bị trừ tiền đầu tư ban đầu. Trong những trường hợp này, doanh nghiệp khó địi lại vốn đầu tư dẫn tới tình trạng nợđọng lớn. Ngoài ra vấn đề

sâu bệnh hại tiêu có thể ảnh hưởng đến tính khả thi của giải pháp thế nếu khơng có hướng dẫn cụ thể giúp nơng dân phịng trừ các loại sâu bệnh một cách hiệu quả thì sẽảnh hưởng đến năng suất và chất lượng hồ tiêu.

3.3.2 Gii pháp 2: Đầu tư, ci tiến khâu chế biến và nâng cao cht lượng hồ tiêu xuất khẩu theo tiêu chuẩn quốc tế lượng hồ tiêu xuất khẩu theo tiêu chuẩn quốc tế

3.3.2.1 Nội dung giải pháp

Yêu cầu quan trọng nhất hiện nay đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu vẫn là kiểm soát và nâng cao chất lượng hồ tiêu xuất khẩu. Trước mắt, các công nghệ chế biến ở quy mô nhỏ (công đoạn sơ chế) cho nông hộ trồng tiêu và các đại lý thu mua sẽđược áp dụng để có nguồn nguyên liệu sạch. Bản thân doanh nghiệp xuất khẩu cần nhanh chóng chuyển việc sản xuất hồ tiêu từ chú trọng “lượng” sang chú trọng “chất” bằng cách đầu tư vào chế biến, nâng cao kỹ thuật chế biến, áp dụng các giải pháp kỹ thuật và công nghệ mới theo tiêu chuẩn của từng thị trường nhập khẩu cụ thể. Ngoài ra, các doanh nghiệp phải hướng dẫn nông dân áp dụng các công nghệ mới trong chế biến tiêu trắng để đẩy mạnh xuất khẩu tiêu trắng.

3.3.2.2 Mc tiêu đề xut gii pháp

Trước nhu cầu ngày càng khắt khe của những nhà nhập khẩu, tác giả đề xuất giải pháp này nhằm các mục tiêu: thứ nhất hạn chế xuất khẩu tiêu thô (tiêu FAQ) thay thế bằng tiêu chất lượng cao theo tiêu chuẩn ASTA. Thứ hai, khâu chế biến hồ tiêu phải được cải thiện để hàm lượng vi sinh, dư lượng hóa chất, độ ẩm,

Aflatoxin… đạt mức cho phép. Thứ ba, gia tăng tỷ lệ tiêu trắng xuất khẩu, đặc biệt là gia tăng tỷ lệ tiêu trắng chế biến từ tiêu tươi và tiêu chín nhằm mục đích là khơng sử dụng hóa chất trong chế biến. Khơng ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm

đạt được giá trị kinh tế tối ưu của hạt tiêu, góp phần làm tăng danh tiếng của hạt tiêu

Việt Nam trên thị trường quốc tế. Cuối cùng là phổ biến công nghệ chế biến tiêu đỏ

đểđa dạng hóa chủng loại hàng xuất khẩu và tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm.

3.3.2.3 Các bước thc hin

Thực hiện giải pháp này trước tiên phải có biện pháp “phịng ngừa” ngay từ khâu sản xuất và giai đoạn sau thu hoạch để giảm tạp chất đến mức tối thiểu. Việc kiểm tra tạp chất trong q trình đóng gói và lưu trữ nhằm đảm bảo các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm là bước thứ hai mà các doanh nghiệp xuất khẩu phải tuân

thủ. Khâu chế biến, đầu tư trang thiết bị hiện đại là rất cần thiết để tạo ra giá trị tăng thêm cho sản phẩm là yêu cầu quan trọng hiện nay. Cuối cùng, là giữ được sự ổn định chất lượng sản phẩm hồ tiêu trong suốt quá trình cung cấp cho nhà nhập khẩu,

cung ứng được nguồn nguyên liệu hồ tiêu “sạch” theo tiêu chuẩn và yêu cầu của

những hãng gia vị lớn trên thế giới.

a. Xây dựng nhà máy chế biến tại vùng trọng điểm và đổi mới công nghệ

Xây dựng nhà máy chế biến tại vùng trồng tiêu giúp các doanh nghiệp xuất khẩu tạo nên các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung và chế biến tại chỗ. Nhờđó, doanh nghiệp chủ động trong công tác thu mua, thực hiện chế biến hàng loạt để có

điều kiện chun mơn hóa từng khâu, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Nó

làm tăng năng lực, uy tín của các doanh nghiệp xuất khẩu và là tiền đề giúp các

doanh nghiệp mở rộng quan hệ với khách hàng, khai thác thêm thị trường thế giới. Bên cạnh nguồn nguyên liệu đầu vào, khâu chế biến tại nhà máy của doanh nghiệp sẽ là khâu quan quyết định chất lượng hồ tiêu xuất khẩu. Trong điều kiện hiện nay, việc nhập khẩu máy móc từ nước ngồi sẽ khơng thật sự hiệu quả do chi phí đầu tư cao nên các doanh nghiệp xuất khẩu hoàn toàn yên tâm khi mua dây

chuyền chế biến hồ tiêu của Công ty chế tạo máy SINCO. Dây chuyền có cơng suất 2 tấn/giờ và 5000 tấn/năm và quy trình chế biến tiêu theo cơng nghệ của SINCO phải trải qua 11 công đon khá nghiêm ngt theo một quy trình khép kín (chi tiết

xin tham khảo phụ lục số 10).

b. Xây dựng Quy trình sản xuất hồ tiêu đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm

Với cách suy nghĩ thực phẩm là rất quan trọng để con người tồn tại nên mục tiêu của quy trình này là sản xuất được tiêu “sạch”. Chính vì vậy từ khâu thu mua nguyên liệu cho đến quá trình chế biến, đóng gói, bảo quản và giao hàng phải được kiểm soát một cách rất chặt chẽ và khoa học. Nguyên liệu trước khi nhập về nhà máy phải được kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và chỉ những lơ ngun liệu có dư lượng đạt tiêu chuẩn mới được nhập kho. Bên cạnh đó, ngun liệu cịn phải qua kiểm tra các chỉ tiêu khác như dung trọng, tạp chất, độ ẩm, hạt mốc, hạt lép,

thậm chí cả mùi thơm và tinh dầu. Để bảo đảm chất lượng hồ tiêu nguyên liệu thì độ

ẩm nên ở mức 12%. Sau khi qua được các khâu kiểm tra, nguyên liệu sẽ được đưa

vào sản xuất theo một quy trình khép kín như tách tạp chất, phân loại, rửa bằng nước sạch, tiệt trùng bằng hơi nước, sấy khơ, làm nguội, đóng gói… Song song với q trình trình sản xuất, doanh nghiệp xuất khẩu cịn phải tiến hành lấy mẫu kiểm tra ở từng công đoạn để đạt được các tiêu chuẩn về vi sinh như TPC, Coliform,

Salmonella, Staphylococcus và các chỉ tiêu lý học như màu sắc, kích cỡ hạt…để sản phẩm làm ra đảm bảo “sạch”. Cuối cùng là kiểm tra sau chế biến nhằm kiểm tra tạp chất trong quá trình đóng gói và lưu trữ.

Việc đảm bảo vệ sinh nhà xưởng và môi trường xung quanh phải được các doanh nghiệp coi trọng và quản lý một cách chặt chẽ. Nhà xưởng được xây theo mơ hình khép kín để hạn chế tối đa sự xâm nhập của cơn trùng và bụi bặm. Thêm vào

đó, các doanh nghiệp xuất khẩu phải không ngừng đào tạo cho đội ngũ nhân viên hiểu rõ các quy định và quy trình vệ sinh an tồn thực phẩm để hình thành ý thức cho từng công nhân, tạo nguồn nhân lực lâu dài cho các doanh nghiệp. Từ những dây chuyền, cách kiểm soát và quản lý như trên, hồ tiêu do Việt Nam sản xuất ra sẽ

đáp ứng được tiêu chuẩn của các thị trường khó tính.

c. Tăng cường chế biến tiêu trắng

Tiêu đen và tiêu trắng đều cùng một giống tiêu, chất lượng tiêu đen và tiêu trắng không chênh lệch nhau nhiều nhưng giá trị xuất khẩu của hai mặt hàng khác hẳn. Tiêu trắng được chế biến từ nguyên liệu tiêu đen, từ nguyên liệu tiêu tươi và từ nguyên liệu tiêu chín đỏ (Chi tiết xin tham khảo phụ lục số 11 về công nghệ chế biến

hồ tiêu). Chỉ thêm một vài công đoạn sơ chế mà giá trị xuất khẩu tiêu trắng cao gấp

1,5-2,5 lần so với tiêu đen, đặc biệt tiêu trắng chế biến từ tiêu chín đỏ có giá cao gấp 3-4 lần tiêu đen. Qua nghiên cứu và khảo sát, tác giả mạnh dạn đề xuất giải pháp tăng cường chế biến tiêu trắng từ nguyên liệu tiêu tươi và chế biến tiêu trắng từ tiêu chín đỏ do thị trường trên thế giới đang tiêu thụ mạnh các sản phẩm tiêu trắng. Hai phương pháp này không mới và đã một số vùng trồng tiêu áp dụng nhưng số lượng rất ít và hầu như khơng dùng cho mục đích thương mại.

Để thực hiện giải pháp này thì người trồng tiêu phải thu hái quả già, chín cây,

vừa có dung trọng cao, vừa bán được giá cao. Các doanh nghiệp xuất khẩu cần phổ biến và khuyến khích nơng dân áp dụng các biện pháp trên đồng thời thỏa thuận một tỷ lệ % giá thu mua tiêu trắng này cao hơn giá thị trường giúp người nông dân bù

đắp chi phí sản xuất và thu lợi nhuận cao hơn cách làm cũ. Các nhà chế biến tiêu

trắng không được dùng hóa chất, dù loại hóa chất đó khơng độc hại, tiến tới khơng dùng bất cứ loại hóa chất nào để tẩy trắng. Ngoài ra, để giúp người sản xuất có thể chế biến tiêu trắng, Bộ mơn Cơng nghệ sinh học, PGS. TS Nguyễn Đức Lượng và cộng sựĐại học Bách khoa TP.HCM đã nghiên cứu và cung cấp loại enzym hữu cơ

(có tên Aspergillus Niger), cùng quy trình chế biến tiêu trắng tương đối đơn giản,

rút ngắn thời gian còn 4 ngày nhưng chất lượng tiêu trước và sau khi chế biến không

đổi. Công nghệ này được chào bán với giá tham khảo: phí chuyển giao cơng nghệ

15 triệu đồng, máy móc thiết bị thì giá tùy theo công suất (giá tham khảo máy công suất 2 tấn/ngày là 35 triệu đồng). Theo quy trình chế biến này, tiêu sau khi thu

hoạch (nên thu hoạch khi trên chùm tiêu đã có hạt chín màu đỏ) được ngâm nước để

loại bỏ hạt lép, hạt non, cuống... Sau đó vớt tiêu ra trộn với loại enzym hữu cơ trên, rồi ủ bằng bao bố (nếu sản xuất theo quy mơ lớn thì đào hồ để ủ). Việc sử dụng

enzym sẽ giúp quá trình phân hủy vỏ hạt tiêu nhanh hơn (chỉ mất 4 ngày). Tiếp đó bỏ tiêu vào máy chà trong thời gian 3-5 phút để bóc hết vỏ lụa cịn sót lại, đem rửa sạch nước nhiều lần, phơi khơ là có tiêu sọ (có màu xám). Muốn tinh chế tiêu trắng thì chỉ cần trộn với enzym trong vịng 30 phút có được tiêu trắng.

3.3.2.4 Điều kiện thực hiện giải pháp và lợi ích dự kiến

Để dự án này thành công, thứ nhất doanh nghiệp xuất khẩu cần phải tập trung

đổi mới hệ thống thiết bị máy móc, nâng cao trình độ cơng nghệ sản xuất từ vốn tích

lũy của doanh nghiệp, vay từ quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển, từ nguồn tín dụng ưu đãi của nhà nước hay kêu gọi liên doanh liên kết. Tuy nhiên cần lưu ý tránh nhập khẩu thiết bị công nghệ quá cũ, lạc hậu mà nên nhập khẩu các thiết bị hiện đại, tiên tiến.

Thứ hai, phối hợp với các địa phương để gắn tiến bộ khoa học công nghệ với sản

chú trọng sân phơi để tránh tiêu bị nhiễm khuẩn. Thứ tư, các doanh nghiệp Việt

Nam cần quan tâm hàng đầu đến xây dựng các tiêu chuẩn quản trị chất lượng tại

doanh nghiệp mình như ISO 9000, HACCP, GMP, ISO 14000… vì đây là những giấy thơng hành để các doanh nghiệp bước chân vào các thị trường nước ngoài một cách dễ dàng. Thứ năm, đầu tư phát triển nguồn nhân lực, đào tạo, huấn luyện và bổ sung kiến thức khoa học mới, phù hợp với thực tế của doanh nghiệp cho cán bộ và

đội ngũ công nhân trực tiếp chế biến hồ tiêu về vấn đề nâng cao chất lượng. Cuối cùng, doanh nghiệp nên liên kết với những tổ chức kiểm tra chất lượng, lập văn

phòng đại diện tại nước nhập khẩu đểđảm bảo độ tin cậy cho người mua.

Với dây chuyền chế biến của SINCO, các doanh nghiệp có thể chế biến hồ tiêu theo tiêu chuẩn ASTA. Dây chuyền này được sự thừa nhận của các cơng ty nước ngồi, các tổ chức giám định. Nếu các doanh nghiệp tăng nhanh lượng chế biến theo tiêu chuẩn ASTA thì cơ hội vào thị trường Mỹ khơng khó. Vì thế, các doanh nghiệp xuất khẩu phải duy trì cho bằng được và từng bước nâng cao chất lượng và tiếp tục tăng thị phần xuất khẩu trong vài năm tới.

3.3.2.5 Khó khăn khi thc hin gii pháp

Khó khăn thứ nhất là việc tuyên truyền thuyết phục nông dân áp dụng phương pháp sản xuất mới cũng như thuyết phục họ bán tiêu xanh cho các nhà máy chế biến. Thứ hai là các doanh nghiệp chưa quan tâm đặc biệt tới việc kiểm tra chất lượng khi thu mua nguyên liệu nên tiêu nguyên thường bị nhiễm khuẩn Sammonella, E.coli... Thứ ba, doanh nghiệp xuất khẩu chưa chủ động trong kế hoạch xuất hàng, do thiếu vốn, dự trữ. Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam chưa có lợi thế như các

đối thủ cạnh tranh tại Malaysia, Indonesia, Hải Nam (Trung Quốc) vì họ đã có kinh

nghiệm sản xuất và khách hàng truyền thống tiêu thụ tiêu trắng từ lâu. Vì vậy, các doanh nghiệp phải cung cấp tiêu trắng có chất lượng cao, giá thấp thì mới có thể cạnh tranh với các nước khác.

3.3.3 Gii pháp 3: Xây dng chương trình truy xut ngun gc

3.3.3.1 Ni dung gii pháp

Xuất phát từ những yêu cầu của các thị trường nhập khẩu nhất là các thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao chất lượng và đẩy mạnh xuất khẩu hồ tiêu tại các doanh nghiệp thành viên hiệp hội hồ tiêu việt nam (Trang 79 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)