KINH NGHIỆM SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU HỒ TIÊU CỦA MỘT SỐ QUỐC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao chất lượng và đẩy mạnh xuất khẩu hồ tiêu tại các doanh nghiệp thành viên hiệp hội hồ tiêu việt nam (Trang 32 - 37)

Để có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết nhằm mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu hồ tiêu chất lượng cao, trong khuôn khổ của đề tài tác giả nghiên cứu một số kinh nghiệm xuất khẩu hồ tiêu của Brazil và Ấn Độ. Đây là những kinh nghiệm mà tác giả nhận thấy các doanh nghiệp Việt Nam có thể tham khảo và áp dụng trong hoạt động xuất khẩu của mình.

1.3.1 Bài hc kinh nghim ca xut khu h tiêu Brazil

Sản phẩm hồ tiêu của Brazil rất có uy tín trên thị trường thế giới nhờ chất lượng cao và đồng đều do hồ tiêu ở Brazil được trồng chủ yếu theo mơ hình trang trại.

Thành tựu này đạt được là nhờ Brazil có hệ thống nghiên cứu khoa học rất tốt. Đồng thời, khả năng tích tụ ruộng đất tốt nên các trang trại có diện tích trồng trung bình khoảng 3 - 5 ha/hộ. Do đó, nơng dân ở Brazil dễ dàng áp dụng các quy trình kỹ thuật trong sản xuất, chế biến một cách đồng bộ và đạt hiệu quả cao.

Điều quan trọng là Brazil đã xây dựng và phát triển hệ thống hợp tác xã ngành

hàng hồ tiêu hoạt động rất hiệu quả và nhịp nhàng. Hợp tác xã có hệ thống hoàn

chỉnh bao gồm kho chứa, làm sạch, phân loại, và bn bán trực tiếp. Hợp tác xã có khoảng 60 chuyên gia nông nghiệp, mỗi người chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ

hỗ trợ cho khoảng 200 - 250 hộ. Mỗi vụ, một chuyên gia có thể tới thăm 1 trang trại khoảng 4 lần để hướng dẫn kỹ thuật mới, kiểm tra quy trình sản xuất đến thu hoạch, phát hiện vấn đề và giúp giải quyết khó khăn khi cần thiết. Vì vậy mà sản lượng và chất lượng hồ tiêu Brazil luôn ổn định và đạt chất lượng cao theo chuẩn ASTA.

Các doanh nghiệp xuất khẩu Brazil hoạt động theo Hiệp hội xuất khẩu sản phẩm hồ tiêu Brazil. Những thông tin về hồ tiêu được sản xuất ra trong vụ đều được tổng hợp và báo cáo về Hiệp hội. Dựa vào các số liệu về sản lượng, giá cả thu mua sẽ được thông qua đấu thầu bởi các nhà xuất khẩu thuộc Hiệp hội. Nhờ đó, các nhà

1.3.2 Bài hc kinh nghim ca xut khu h tiêu n Độ

Tại Ấn Độ, số lượng các nhà xuất khẩu hồ tiêu tập trung vào một số cơng ty xuất khẩu lớn nên khơng có hiện tượng tranh mua tranh bán, lũng đoạn thị trường. Các doanh nghiệp xuất khẩu Ấn Độ cũng rất đoàn kết trong việc điều tiết giá thị trường, không bán ồ ạt với bất kỳ giá nào. Hoạt động thu mua của các doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu Ấn Độ không qua thương lái, đại lý thu mua mà thông qua agent của nhà xuất khẩu. Các agent này thu mua theo giá của nhà xuất khẩu đưa ra nên không xảy ra hiện tượng, đầu cơ găm hàng khi giá lên hoặc không thực hiện hợp đồng.

Hoạt động kinh doanh xuất khẩu của các nhà doanh nghiệp Ấn Độ khá linh hoạt do thị trường Ấn Độ luôn nhạy cảm với cung, cầu và giá cả thị trường toàn cầu. Khi giá tăng, họ tăng cường bán ra và có lúc bán với giá thấp hơn giá bình quân trên thị trường để thu hút khách hàng. Các doanh nghiệp xuất khẩu Ấn Độ có lượng tồn kho khá lớn nên khi giá thế giới cao họ lấy tồn kho để xuất khẩu với giá cạnh tranh và khi giá rẻ họ lại mua vào trữ chờ thời cơ xuất tiếp để tìm kiếm lợi nhuận. Do đó, khi giá tiêu Việt Nam tăng cao thì các công ty ở châu Âu và Mỹ quay sang mua của các doanh nghiệp Ấn Độ.

Nắm bắt các Quy định về Chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm của châu Âu từ rất sớm, các doanh nghiệp xuất khẩu Ấn Độ đã sản xuất và tiến hành quảng cáo rất mạnh mẽ về tiêu sạch và tiêu hữu cơ. Đó cũng là một trong những lý do khiến cho giá tiêu xuất khẩu của Ấn Độ luôn cao giá xuất khẩu của hồ tiêu Việt Nam.

Ngồi ra, Ấn Độ cịn có sàn giao dịch hồ tiêu giúp các doanh nghiệp xuất khẩu phòng ngừa rủi ro cũng như tạo cơ hội để đầu cơ sinh lời và là kênh thơng tin hữu ích cho doanh nghiệp cũng như người sản xuất.

Từ những kinh nghiệm của các doanh nghiệp xuất khẩu trên thế giới, bài học kinh nghiệm rút ra cho các doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam như sau:

9 Bài hc 1: cần tập trung tích tụ ruộng đất để có thể áp dụng đồng bộ các tiến

bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm tránh tình trạng manh mún dẫn đến chất

9 Bài hc 2: cần hình thành Hiệp hội người sản xuất và xuất khẩu để bảo vệ

quyền lợi cho những người sản xuất và các doanh nghiệp. Hiệp hội sẽ tổ chức đấu thầu cho các nhà xuất khẩu để họ có được lượng hàng ổn định và đảm bảo chất

lượng. Đồng thời, bảo vệ quyền lợi cho người nông dân.

9 Bài hc 3: các doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu cần ngồi lại để thống nhất

mức giá sàn nhằm tránh tình trạng bán phá giá như hiện nay gây thiệt hại chung cho toàn ngành.

9 Bài hc 4: đầu tư vốn để cải tiến khâu chế biến hồ tiêu; nghiên cứu, phát triển và chế biến nhiều dạng sản phẩm khác nhau phục vụ cho kênh bán lẻ trực tiếp

đến người tiêu dùng để tăng giá trị xuất khẩu cho hồ tiêu Việt Nam. Ngoài ra, cần

xúc tiến thành lập sàn giao dịch hồ tiêu vì các doanh nghiệp sẽ thu thập được nhiều thông tin, chủ động trong kinh doanh, tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp…

KT LUN CHƯƠNG 1

Vận dụng các học thuyết về thương mại quốc tế như thuyết trọng thương, lý thuyết về lợi thế tuyệt đối, lợi thế so sánh, lý thuyết lợi thế nhờ quy mô, lý thuyết phát triển bền vững, lý thuyết Heckscher – Ohlin cho thấy hồ tiêu Việt Nam có nhiều lợi thế để đẩy mạnh xuất khẩu hồ tiêu chất lượng cao, tiến tới “bán cái mà

khách hàng cần” và gia tăng kim ngạch xuất khẩu. Muốn như thế thì các doanh

nghiệp xuất khẩu cần có sự hợp tác của nơng dân, các đại lý thu mua, các nhà khoa học, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam và cả sự hỗ trợ của Chính phủ. Nghiên cứu những bài học kinh nghiệm của Brazil và Ấn Độ sẽ là cơ sở để rút ra những bài học quan trọng cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Trong chương 2, tác giả sẽ phân tích tình hình xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam trong thời gian qua cũng như phân tích một số

nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hồ tiêu của các doanh nghiệp thành viên Hiệp hộ hồ tiêu Việt Nam (VPA) sẽ là cơ sở vững chắc để đề xuất những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hồ tiêu chất lượng cao trong thời gian tới (chương 3).

Tỉnh Diện tích (ha) Bình Phước 10.176 Đồng Nai 7.712 Bà Rịa Vũng Tàu 7.518 Đăk Nông 6.261 Gia Lai 3.892 Đăk Lăk 4.346 Bình Thuận 2.100 Quảng Trị 2.100 Bình Dương 700 Khác 3.910 Tổng 48.715 Vùng trng tiêu

Xuất khẩu là lối ra, là định hướng của nền kinh tế Việt Nam. Do vậy, xuất khẩu là

động lực của tăng trưởng kinh tế, đồng thời cũng bị tác động đầu tiên, trực tiếp và

lớn nhất của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế hiện nay. Trước khi có thể đánh giá một cách khách quan và đúng mức hoạt động xuất khẩu hồ tiêu Việt

Nam, cần đánh giá sơ lược hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua.

Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2000 - 2008

Năm Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD) Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu (%)

2000 14.483 - 2001 15.209 5,01 2002 16.706 9,84 2003 20.149 20,61 2004 26.485 31,45 2005 32.447 22,51 2006 39.826 22.74 2007 48.561 21,93 2008 62.906 29,54

“Ngun: Kinh tế 2008 – 2009 Vit Nam và thế gii” [26]

Số liệu tại bng 2.1 cho thấy xuất khẩu Việt Nam có những bước tiến nhảy vọt và đạt được những bước tiến đáng tự hào. Năm 2008, lĩnh vực xuất khẩu đạt được thành tựu đáng khích lệ mặc dù từ giữa năm thì cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu

đã bắt đầu tác động tiêu cực đến kinh tế trong nước với thành tựu lớn nhất là tổng kim ngạch xuất khẩu đạt mức cao nhất từ trước tới nay. Kim ngạch xuất khẩu năm 2008 đã lớn gấp 4,3 lần năm 2000 và gấp 1,9 lần năm 2005 trong đó xuất khẩu bình qn một tháng đạt trên 5.242 triệu USD với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực là dầu thô, dệt may, giày dép, thủy sản, gạo, cà phê, điện tử - máy tính, hạt tiêu, hạt điều, cao su, rau quả, than đá, chè, gỗ và sản phẩm gỗ. Đặc biệt tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2008 ước đạt 16.012 triệu USD, tăng 28,4% so với năm

2007 (+12.469 triệu USD) (5) (Chi tiết về kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng xuất

khẩu chủ yếu của Việt Nam xin tham khảo Phụ lục số 3).

(5)

Thời báo Kinh tế Việt Nam (2009), “Kinh tế - xã hội Việt Nam qua các con số thống kê chủ yếu”, Kinh tế

Tổng kim ngạch xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2009 ước đạt 32,3 tỉ USD, giảm

13,4% so với cùng kỳ năm ngối trong đó nhóm hàng nơng – thủy sản đạt 7,13 tỉ USD giảm 8,2%. Nguyên nhân chính là các sản phẩm của Việt Nam bị cạnh tranh rất dữ dội về giá cũng như các rào cản thương mại từ các nước. Nhìn vào suốt tiến trình đổi mới thì vai trị của xuất khẩu nơng sản thực sự trở thành động lực thúc đẩy nông nghiệp phát triển với chủ lực là các ngành cà phê, ca cao, hồ tiêu, hạt điều. Hồ tiêu Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu.

2.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUT KHU H TIÊU VIT NAM TRONG THI GIAN QUA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao chất lượng và đẩy mạnh xuất khẩu hồ tiêu tại các doanh nghiệp thành viên hiệp hội hồ tiêu việt nam (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)