PHÂN TÍCH MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU HỒ TIÊU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao chất lượng và đẩy mạnh xuất khẩu hồ tiêu tại các doanh nghiệp thành viên hiệp hội hồ tiêu việt nam (Trang 48)

NGHIP THÀNH VIÊN HIP HI H TIÊU VIT NAM (VPA)

2.2.1 Sn xut, thu hoch và bo qun

Hồ tiêu được trồng từ vĩ tuyến 17 trở vào và phân bố trên địa bàn các tỉnh thành thuộc năm vùng là Bắc Trung bộ, Duyên Hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên, Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long (Một số đặc điểm chính của các vùng trồng

hồ tiêu trọng điểm tại Việt Nam xin tham khảo phụ lục số 6).

Bảng 2.8: Diện tích trồng hồ tiêu Việt Nam

(Đơn vị tính: ha) Diện tích trồng trọt Tỉnh 2007 Tỷ trọng (%) 2008 Tỷ trọng (%) % 2008/2007 Bình Phước 9.851 20,56 10.176 20,89 103,30 Gia Lai 3.780 7,89 3.892 7,99 102,96 Đăk Nông 6.160 12,86 6.261 12,85 101,64 Đồng Nai 7.219 15,07 7.712 15,83 106,83 Bà Rịa - Vũng Tàu 7.395 15,44 7.518 15,43 101,66 Đăk Lăk 4.417 9,22 4.346 8,92 98,39 6 tnh trng đim 38.822 81,04 39.905 81,92 102,79 Các tỉnh khác 9.084 18,96 8.810 18,08 96,98 C nước 47.906 100,00 48.715 100,00 101,69

Nghiên cứu số liệu ở bng 2.8 cho thấy sản xuất hồ tiêu Việt Nam tập trung chủ yếu

tại 6 tỉnh trọng điểm (Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Gia Lai, Đăk Nơng và

Đăk Lăk), chiếm 81,92% tổng diện tích trồng tiêu cả nước. Các tỉnh còn lại bao gồm

Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình

Định, Phú Yên, Kon Tum, Lâm Đồng, TP. HCM, Ninh Thuận, Bình Dương, Bình

Thuận, Tây Ninh, Kiên Giang có tổng diện tích trồng tiêu năm 2008 là 8.810 ha, chỉ chiếm 18,08% diện tích trồng tiêu cả nước.

2.2.1.1 Sản xuất hồ tiêu

Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) thì diện tích trồng hồ tiêu Việt Nam niên vụ 2008 vào khoảng 48.715 ha, trong đó diện tích cho thu hoạch vào khoảng 43.700 ha. Sản xuất hồ tiêu nhìn chung vẫn cịn nhỏ lẻ, manh mún. Quy mơ diện tích trồng tiêu bình qn ở nơng hộ phần lớn trong khoảng 0,2 – 0,7 ha. Cụ thể, diện tích bình qn ở Đăk Lăk là 0,7 ha/hộ, Bình Phước 0,6 ha/hộ, Bà Rịa Vũng Tàu và Phú Quốc 0,4ha/hộ, Quảng Trị 0,2 ha/hộ. (8) Vì vậy, sản lượng hồ tiêu sản xuất ở từng hộ có số lượng nhỏ, không đồng đều về giống, mẫu mã, chất lượng, dẫn đến giá thành cao và giảm khả năng cạnh tranh. Hiệu quả sản xuất hồ

tiêu cũng chưa thật bền vững: môi trường sản xuất đang bị đe dọa bởi tính tự phát trong sản xuất, phương thức sản xuất của nhiều hộ nông dân vẫn còn lạc hậu, chủ yếu vẫn áp dụng các tập quán canh tác cũ. Các trở ngại chính làm giảm sản lượng, chất lượng cũng khả năng cạnh tranh của hồ tiêu Việt Nam cụ thể như sau:

• Nơng dân phần nhiều chưa biết cách phòng ngừa sâu bệnh do trình độ hiểu biết và áp dụng kiến thức nông học về cây tiêu kém lại không được đào tạo bài bản về cách thức sản xuất, thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch. Đặc biệt, họ chưa

có sự đầu tư thích đáng trong việc cải tiến kỹ thuật canh tác. Ngoài ra, việc phát

triển diện tích trồng tiêu một cách tự phát làm tăng nguy cơ thiếu nước tưới do chủ yếu sử dụng nước ngầm.

(8)

Phòng nghiên cứu cây điều và hồ tiêu (2008), Thực trạng sản xuất và thương mại hồ ở Việt Nam, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam, TPHCM [23]

Tính phù hợp của đất bị giảm mạnh do yếu tố dịch bệnh: trên cây tiêu có

nhiều loại sâu bệnh hại nguy hiểm có thể hủy diệt cả vườn tiêu như: rệp sáp hại rễ

Ipseudococcus citr; bệnh vàng lá chết chậm do tuyến trùng Meloidogyne incognita

kết hợp với nấm Fusarium solani; bệnh vàng lá chết nhanh do nấm Phytophthora capsici, bệnh thối rễ; bệnh đốm lá, rụng đốt… Theo điều tra khảo sát của Thạc sỹ

Nguyễn Thị Minh Châu thì hiện tượng này khá phổ biến, đặc biệt là đối với đất đỏ bazan với tỷ lệ diện tích trồng tiêu bị dịch bệnh kể trên trung bình là 10% qua các năm, riêng tại Bình Phước tỷ lệ này lên đến trên 20%. Do đó khi cây tiêu bị chết do dịch bệnh thì phải chuyển sang trồng cây ngắn ngày khác và thường mất khoảng 2 - 3 năm sau đó mới có thể trồng tiêu. Người nơng dân cịn sử dụng nhiều phân và thuốc hóa học làm ngộ độc cây tiêu, dễ nhiễm bệnh.

Khó khăn về vốn: mặc dù sản xuất hồ tiêu vẫn đang có hiệu quả kinh tếở

mức độ khá cao, lợi nhuận bình quân/1ha đạt 74,4 triệu đồng (mùa vụ 2007 – 2008) nhưng với giá đất đang ở mức cao (200 triệu đến 300 triệu đồng/ha ở những vùng

có thuận lợi về nước tưới), cộng với chi phí đầu tư trồng mới cao (trung bình khoảng 170 triệu đồng/ha) đã hạn chế khả năng tích tụ đất trồng hồ tiêu ở các hộ

nơng dân. Trong khi đó trên 30% số hộ trồng tiêu phải huy động vốn bên ngồi và với tình hình lãi suất vay của các ngân hàng thương mại tăng mạnh sẽ đẩy nơng dân vào tình thế khó khăn và có thể mất khả năng chăm bón làm cho vườn tiêu bị suy kiệt, cho năng suất rất thấp và ảnh hưởng đến chất lượng.

Lao động nơng nghiệp đang giảm: việc trồng và chăm sóc cây hồ tiêu hiện gần như khơng sử dụng được máy móc mà chủ yếu dựa vào sức lao động nên khi lao động trong nông nghiệp di chuyển sang lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ đã gây khó khăn về lao động, nhất là các trang trại lớn. Hầu hết các hộ nông dân đang phải thuê trung bình khoảng 44% tổng lượng lao động cần thiết để canh tác cây hồ tiêu và 35% số hộ đang gặp khó khăn về lao động. (9)

(9)

Nguyễn Thị Minh Châu (2008), Tác động ca mt s yếu t chính đến thu nhp ca h sn xut h tiêu Việt Nam trường hợp điển hình ở vùng Đông Nam Bộ, Luận văn thạc sỹ trường Đại học Kinh tế TPHCM [2]

Hiện tại, 30% diện tích trồng tiêu của Việt Nam đều là những cây tiêu trên 10 năm, tiêu hạt được thu hoạch ở loại cây này khơng đạt chất lượng xuất khẩu. Ngồi ra, khoảng 50% diện tích trồng tiêu được trồng trên những vùng đất trống khơng có vành đai chắn gió. Người nơng dân vẫn sử dụng phân vơ cơ để bón cho tiêu, điều

này đã dẫn đến tình trạng đất ngày cang bị xói mịn và khơng cịn nhiều dưỡng chất cho cây. Với việc trồng tiêu một cách tự phát và chăm sóc cho cây khơng theo phương pháp khoa học như hiện nay, nhiều vườn tiêu đang bị thoái hoá dần và sản lượng cũng như chất lượng ngày càng suy giảm. Đây sẽ là mối lo về nguyên liệu

cho ngành tiêu Việt Nam trong những năm tới.(10)

V năng sut và sn lượng, năm 2007 thời tiết thất thường (mùa khô nắng hạn kéo dài làm nhiều vùng tiêu thiếu nước tưới; mùa mưa bão lớn gây ngập úng trên diện rộng đúng vào thời điểm tiêu trổ bông kết trái làm tiêu nhiễm bệnh chết nhanh - chết chậm; cơn bão số 9 đổ bộ vào miền Đông Nam Bộ làm nhiều làm trụ tiêu bằng cây vông vốn đã chết khô làm cả trụ tiêu sập theo) và sâu bệnh đã làm chết trắng một số diện tích khoảng 1.000 ha. Hệ quả là năng suất, sản lượng ở hầu hết các tỉnh trồng tiêu đều giảm. Năm 2008, sản xuất ổn định và tăng trưởng (tăng 5,8% so với

2007) đạt 80.111 tấn. Năng suất thu hoạch bình quân 6 tỉnh trọng điểm đạt khoảng 23 tạ/ha tăng 1,32 tạ/ha so với năm 2007 (số liệu chi tiết tại bng 2.9). Một số vùng ở

Tây Nguyên có nhiều hộ đạt năng suất 4-5 tấn/ha, cá biệt có hộ đạt trên 10

tấn/ha/vụ. Ngược lại, cịn khá nhiều vườn tiêu xấu, năng suất 1-2 tấn/ha/vụ, phần lớn thuộc các hộ sản xuất tự phát tại nơi điều kiện tự nhiên khắc nghiệt nên diện tích vườn tiêu kém phát triển, không hiệu quả kinh tế đã và ít khả năng trồng lại.

Vụ tiêu 2009, theo báo cáo các Sở Nông nghiệp và phát triển nơng thơn thì sản

lượng tiêu của 6 tỉnh trọng điểm ước đạt 92.870 tấn (Gia Lai 16.778 tấn, Đăk Lăk

12.198 tấn, Đăk Nơng 12.196 tấn, Bình Phước 29.317 tấn, Đồng Nai 10.694 tấn, Bà

Rịa - Vũng Tàu 11.697 tấn) và các tỉnh còn lại ước sản lượng khoảng gần 12.000 tấn.

Tổng sản lượng cả nước năm 2009 ước khoảng 105.000 tấn, tăng khoảng 10.000 tấn so

(10)

với năm 2008. Mặc dù năng suất niên vụ 2009 giảm nhưng sản lượng tăng chủ yếu do diện tích cho thu hoạch tăng.

Nhìn chung, trên 80% địa bàn trồng hồ tiêu có các điều kiện về đất đai và khí hậu khá phù hợp cho sản xuất hồ tiêu. Tuy nhiên, sản xuất vẫn còn manh mún nhỏ lẻ, chưa tập trung cho sản xuất lớn, mỗi hộ nơng dân ở mỗi vùng có phương pháp canh tác khác nhau dẫn đến chất lượng chung không ổn định và chưa đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh an tồn thực phẩm. Vì vậy, doanh nghiệp xuất khẩu hầu như bị động và rất khó kiểm sốt nguồn nguyên liệu thu mua. Điều đáng mừng là đã xuất hiện những nông dân sản xuất hồ tiêu theo hướng thâm canh, bền vững nhằm cung cấp “tiêu sạch”, “tiêu hữu cơ”. Phong trào này đang có xu hướng phát triển, lan rộng và sẽ là lực lượng quyết định chất lượng hồ tiêu Việt Nam trong tương lai.

Bảng 2.9: Sản lượng và năng suất hồ tiêu của Việt Nam

(*: Năng suất bình quân)

Năng suất

(tạ/ha) Sản lượng (tấn) % 2008 / 2007 Tỉnh

2007 2008 2007 2008 Năng suất Sản lượng

Bình Phước 24,4 28,7 20.553 25.654 117,6 108,6 Gia Lai 34,9 37,4 12.809 14.105 107,2 110,0 Đăk Nông 19,9 19,6 12.000 12.127 98,5 101,0 Đồng Nai 19,7 20,5 10.775 12.299 104,1 123,4 Bà Rịa -Vũng Tàu 13,7 14,4 8.253 9.210 105,1 111,6 Đăk Lăk 17,5 17,4 6.038 6.716 99,4 101,2 6 tỉnh trọng điểm 21,68* 23* 70.428 80.111 106,09 105,8 Các tỉnh khác 12,10 12,16 13.278 10.615 100,50 79,94 C nước 16,89* 17.58* 83.706 90.726 104,09 108,39

“Ngun: Tài liu Hi ngh thường niên năm 2008, Hip hi H tiêu Vit Nam” [8]

2.2.1.2 Thu hoạch và bảo quản

Khi thu hoạch người nông dân thường hái tất cả hạt tiêu gồm những hạt đã chín khoảng 10%, hạt chưa chín, non, lép tạo nên thành phần tiêu nguyên liệu không

nhưng đa phần nông dân phơi trên sân xi măng hoặc trên tấm bạt. Họ chưa chú

trọng công đoạn này nên hầu như không che chắn khu vực phơi tiêu. Họ cũng không vệ sinh dụng cụ phơi, sân phơi nên hạt tiêu dễ nhiễm vi sinh do chất thải của súc vật. Sau khi phơi, tiêu chỉ được sàng, quạt để loại lá, cuống gié và một ít sỏi, cát trước khi bán hoặc bảo quản nên tỉ lệ đất đá, tạp chất trong sản phẩm còn khá cao. Tập

quán phơi ở mức 14 – 15% ẩm và cao hơn vì sợ hao hụt trong quá trình bảo quản

kết hợp với việc đóng gói trong trong bao hai lớp (lớp trong là bao PE, lớp ngoài là bao PP và được chất trên nền nhà hoặc nền kho nhưng khơng có pa-lét cách ly với nền) dẫn đến sản phẩm dễ bị nấm mốc, vi sinh vật phát triển nhanh, các phản ứng hóa học xảy ra mạnh làm giảm chất lượng và dung trọng tiêu. Các yếu tố trên đều

gây bất lợi cho quá trình chế biến sau này.

Như vậy, việc trồng tiêu chất lượng cao thường gặp những bất lợi sau: yếu kém về quản lý, thiếu kiến thức về kỹ thuật sản xuất, thiếu thông tin, thiếu vốn đầu tư, thiếu liên kết, thói quen bán sản phẩm trước khi trưởng thành, khơng hồn tồn tuân thủ sản xuất an tồn, khơng tn thủ cách thức thu hoạch sản phẩm… Ngoài ra, hồ tiêu là cây trồng lâu năm, cần nguồn vốn đầu tư lớn nhưng các hộ dân nghèo sản xuất đơn lẻ khó có thể tiếp cận với các nguồn vốn vay của ngân hàng do khơng có tài sản thế chấp. Đây là lý do các hộ dân sản xuất phải vay và phụ thuộc vào nguồn vật tư sản xuất ứng trước của các tư thương trong vùng nên khó có thể bán hàng trực tiếp cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Việc thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch của người nông dân chủ yếu vẫn theo tập quán cũ, việc phơi sấy ở một số nơi có cải thiện nhưng các yếu tố vệ sinh thực phẩm vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Hệ quả là hồ tiêu nguyên liệu phục vụ cho chế biến khó có thể đảm bảo các tiêu chuẩn phục vụ xuất khẩu, gây khó khăn cho việc chế biến hồ tiêu chất lượng cao.

2.2.2 T chc cung ng h tiêu xut khu

Giá cả trong nước rất nhạy cảm với giá thế giới và diễn biến khá phức tạp, thậm chí thay đổi từng ngày. Những người trồng tiêu cũng như những người thu gom, hoặc các đại lý chủ yếu nhận tin từ các những nhà xuất khẩu, báo đài hoặc thông qua lan truyền miệng cho nhau. Hiện nay, người nông dân Việt Nam thường dựa

trên cơ sở tăng giảm của thị trường kỳ hạn Kochi - Ấn Độ (chỉ có các doanh nghiệp

Ấn Độ tham gia vừa mua vừa bán). Điều nguy hiểm là nhiều lúc những thông tin

này trở nên lệch lạc và sai sự thật, làm khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong khâu cung ứng.

2.2.2.1 Hệ thống cung ứng hồ tiêu xuất khẩu

Theo kết quả khảo sát của tác giả (chi tiết xin tham khảo phụ lục số 1) thì các hình thức thu mua của doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu như sau: 75,8% doanh nghiệp

được khảo sát trả lời có thu mua trực tiếp tại trạm thu mua của cơng ty; 74,2% có

thu mua trực tiếp từ nông trường và nông dân nhưng lượng hồ tiêu thu mua được không nhiều do khả năng thu mua của doanh nghiệp còn hạn chế. Với nhu cầu tìm kiếm nguồn hàng với số lượng lớn nên có tới 95,2% doanh nghiệp đều phải mua từ các đại lý. Điều này hoàn toàn phù hợp với kết quả thống kê của Sở NN và PTNT các tỉnh và Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam. Theo đó, nơng dân trồng tiêu thường không bán thẳng sản phẩm cho nhà máy chế biến hoặc doanh nghiệp xuất khẩu mà phần lớn (khoảng 80%) bán cho thương lái (người thu gom) hoặc đại lý thu mua.

Nếu khơng có thương lái (người thu gom) thì hồ tiêu do nơng dân làm ra khơng thể hoặc rất khó đến với doanh nghiệp do đội ngũ này khá nhanh nhạy, nắm bắt nhu cầu của cả 2 phía. Thương lái có hệ thống thu mua chân rết nên họ có thể

luồn lách khắp các vùng sâu, vùng xa. Họ đến từng nhà để thu mua hồ tiêu và giao tiền ngay tại nhà các hộ nơng dân, thậm chí họ mua và trả tiền trước khi thu hoạch với giá thấp. Ngoài ra, sau khi thu hoạch nếu nông dân chưa muốn bán hồ tiêu ngay thì có thể gởi cho thương lái và được ứng tiền trước với thủ tục đơn giản gọn nhẹ,

đến thời điểm thích hợp sẽ chốt giá sau. Hồ tiêu sau khi thu gom (dạng hạt chưa

phân loại) sẽ được thương lái sơ chế thêm (phơi và quạt sạch thêm) hoặc phân loại hạt (bằng hệ thống máy sàng). Thông thường, thương lái chỉ tiến hành sơ chế và bán lại cho các đại lý thu mua hoặc nhà máy chế biến.

Các đại lý thu mua thường có kho tồn trữ, có phương tiện vận chuyển, tốc độ

tập trung giao nhận hàng nhanh chóng, giá cả thỏa thuận theo thời điểm, uyển

theo hai hướng: bán thẳng cho doanh nghiệp xuất khẩu/nhà máy chế biến hoặc tiến hành sơ chế lại (chủ yếu là phơi, sấy cho khô đều, đạt ẩm độ dưới 14%, làm sạch tạp chất) trước khi bán cho doanh nghiệp xuất khẩu/nhà máy chế biến. Những đại lý có vốn lớn, điều kiện kho bãi và mặt bằng cịn có nhà máy chế biến để cung cấp cho

các doanh nghiệp xuất khẩu như Khanh Thụy U.S, DNTN Phượng Hoàng, Thạnh Lộc, Trường Lộc, Duy Tân, Vĩnh Hiệp, Hoàng Long II (Đồng Nai)... Điều đáng nói là nhiều đại lý đã đấu trộn nhiều loại tiêu (kể cả tiêu cám) sau khi thu mua lại với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao chất lượng và đẩy mạnh xuất khẩu hồ tiêu tại các doanh nghiệp thành viên hiệp hội hồ tiêu việt nam (Trang 48)