1.1. TỒNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN NỘI BỘ
1.1.9 Phương pháp kiểm toán
Quá trình KTNB thực chất là quá trình áp dụng các phương pháp kỹ thuật, nghiệp vụ vào việc kiểm tra thực tế nhằm thu thập các bằng chứng kiểm tốn đầy đủ và thích hợp làm cơ sở cho các ý kiến nhận xét về các thông tin được kiểm tốn.
Bằng chứng có thể có được qua phương pháp xác nhận, phỏng vấn, quan sát, thu thập tài liệu, kiểm tra việc xử lý số liệu, kiểm chứng,....
Các phương pháp kiểm tốn có thể là:
- Xác nhận: bản xác nhận là một văn bản thường do KTVNB lập, do bên thứ ba
hoàn tất và sau đó gửi trực tiếp trở lại cho KTVNB. Do nguồn gốc từ bên ngoài nên bằng chứng kiểm tốn này thường có hiệu lực cao.
- Các thủ tục phân tích: là việc phân tích số liệu, thơng tin, tỷ suất qua đó nhằm tìm
ra sự khác biệt của số liệu giữa các thời kỳ của từng bộ phận / phịng ban, từ đó xem sự biến động đó có hợp lý khơng. KTNB thường thiết lập các giả thiết về sự liên hệ, ước tính số liệu cần kiểm tra và sau đó so sánh với số liệu thực tế để tìm ra các quan hệ bất thường hay những thay đổi trong thực tế.
- Scanning: scanning là một thủ tục quan sát ít tập trung vào chi tiết nhưng chú ý vào
những khoản mục bất thường hay trọng yếu nhằm để phát hiện ra những sai sót. Hiệu quả của thủ tục này nằm ở chỗ chỉ tốn một mức chi phí thấp để có được các bằng chứng với độ tin cậy nhất định. Hiệu lực của thủ tục này phụ thuộc khả năng của KTVNB xác định được cái gì là sai sót khi xem lướt qua một số lượng lớn các dữ liệu.
- Phỏng vấn: phỏng vấn là phương pháp thu thập bằng chứng qua quá trình thảo luận
với các nhân viên của đối tượng kiểm tốn hay các nhân viên khác có liên hệ đến đối tượng kiểm toán, và các đối tượng độc lập khác có liên quan đến đối tượng kiểm toán. Loại bằng chứng này đặc biệt quan trọng do nó cung cấp các chi tiết, các quan điểm giúp cho KTV hiểu rõ các hoạt động và tình trạng thực tế của đối tượng kiểm toán.
- Quan sát / Xem xét: bằng chứng quan sát là phương pháp xem xét của KTVNB đối
với các hoạt động của đơn vị / bộ phận hoặc các tài sản vật chất của đơn vị / bộ phận. Chất lượng của loại bằng chứng này phụ thuộc vào bản chất của đối tượng được quan sát và trình độ, kinh nghiệm của người thực hiện.
- Tính tốn lại: là phương pháp thu thập bằng chứng bằng cách tính tốn lại nhằm
các thơng tin được sử dụng để tính tốn. KTVNB cũng phải kiểm tra tính hợp lý của kết quả tính tốn.
- Phương pháp kiểm tra vật chất: là phương pháp thu thập bằng chứng bằng cách trực tiếp cân, đong, đo, đếm từng tài sản kết hợp với việc phân tích, đánh giá thực trạng tài sản so với số liệu ghi nhận trên sổ sách.
- Phương pháp kiểm tra tài liệu: là phương pháp thu thập bằng chứng bằng cách đối
chiếu từ thực tế chứng từ so với dữ liệu đã được ghi nhận.
Như vậy so với kiểm toán độc lập, các phương pháp kiểm toán của KTNB cũng tương tự nhưng tùy theo chức năng, đặc điểm của đối tượng kiểm toán mà KTVNB sẽ sử dụng các phương pháp kiểm tốn thích hợp để đạt được những mục tiêu của mình.