THỰC TRẠNG VIỆC TỔ CHỨC KTNB TẠI MỘT SỐ DN KINH DOANH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quy trình kiểm toán nội bộ tại các daonh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ việt nam (Trang 46 - 49)

Chương 2 : THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP

2.4. THỰC TRẠNG VIỆC TỔ CHỨC KTNB TẠI MỘT SỐ DN KINH DOANH

BHNT TẠI VIỆT NAM

Để phát họa thực trạng KTNB tại Việt Nam hiện nay, người viết đã tiến hành khảo sát thực trạng. Phương pháp khảo sát là gửi bảng câu hỏi, phỏng vấn.

Bảng câu hỏi khảo sát được trình bày trong Phụ lục.

2.4.1 Đối tượng khảo sát:

Người đang làm công tác KTNB tại các Doanh nghiệp Bảo hiểm Nhân thọ hiện có tại Việt Nam.

2.4.2 Nội dung khảo sát:

Khảo sát về “Tổ chức hoạt động KTNB và quy trình KTNB tại các Công ty BHNT tại

Việt Nam”.

2.4.3 Kết quả khảo sát:

- Về thiết lập bộ phận KTNB: Tất cả các doanh nghiệp được khảo sát đều có tổ chức bộ phận KTNB theo yêu cầu của Bộ Tài chính;

- Về cơ cấu tổ chức: kết quả khảo sát cho thấy, KTNB trực thuộc:

o Tổng Giám đốc: 4 DN

o TGĐ và UBKT:1 DN

o HĐQT: 1 DN

o UBKT: 1 DN

o Ban Kiểm soát: 1 DN

- Về việc xác định mục đích, quyền hạn, trọng tâm và phạm vi của KTNB trong Điều lệ Kiểm toán hoặc văn bản tương đương: có 8 DN đã thực hiện được yêu cầu này.

- Về chuẩn mực: Hầu hết các doanh nghiệp khảo sát đều sử dụng các chuẩn mực ILA để xây dựng quy chế riêng cho KTNB (1 DN chưa thực hiện);

- Nội dung chủ yếu của hoạt động kiểm toán:

o Kiểm toán BCTC: 1 DN

o Kiểm toán BCTC, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động và thực hiện chức năng tư vấn và đảm bảo: 2 DN

o Kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động: 3 DN

o Kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động và thực hiện chức năng tư vấn và đảm bảo: 1 DN

o Thực hiện chức năng tư vấn và đảm bảo: 1 DN

- Về việc đánh giá tính hữu hiệu của HTKSNB: phần lớn các DN (7/8 DN) có thực hiện việc đánh giá này.

- Về xây dựng quy trình KTNB để áp dụng vào thực tế: phần lớn DN (7/8 DN) có xây dựng quy trình KTNB

- Quy trình kiểm toán được xây dựng chủ yếu cho:

o Kiểm toán BCTC: 1 DN

o Kiểm toán BCTC, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động: 2 DN

o Kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động: 3 DN

o 2 DN không xây dựng quy trình

- Về lập kế hoạch: Tất cả đều lập kế hoạch kiểm toán trước khi tiến hành kiểm toán (8 DN).

- Về xác định đối tượng: tất cả đều xác định đối tượng kiểm toán trước khi tiến hành kiểm toán (8 DN).

- Đối tượng kiểm toán được lựa chọn theo:

o Định kỳ, yêu cầu của nhà quản lý, khả năng phát sinh rủi ro: 2 DN

o Định kỳ, yêu cầu của nhà quản lý: 4 DN

o Yêu cầu của nhà quản lý: 1 DN

o Khả năng phát sinh rủi ro: 1 DN

- Hồ sơ kiểm toán được ghi chép đầy đủ, cụ thể; mọi thay đổi về phát hiện kiểm toán, đánh giá, kết luận của KTV đều giải thích rõ ràng nguyên nhân, số liệu phải được trích dẫn nguồn tham chiếu,…: 7/8 DN có hồ sơ ghi chép khá đầy đủ.

- Hồ sơ kiểm tốn có đầy đủ bằng chứng đính kèm để lưu file: 7/8 DN có thực hiện - Hồ sơ kiểm toán được cấp trên trực tiếp kiểm tra trước khi phát hành Báo cáo Kiểm

tốn: 5/8 DN có thực hiện

- Thiết lập chương trình kiểm tốn mẫu: 5/8 DN có thực hiện - Việc chọn mẫu được thực hiện theo:

o Ngẫu nhiên: 6/8 DN

o Ngẫu nhiên, hệ thống: 1/8 DN

o Ngẫu nhiên, hệ thống, kinh nghiệm: 1/8 DN

- Bằng chứng kiểm tốn đều kết hợp giữa chứng từ với ngồi chứng từ như: kiểm kê, phỏng vấn,…

o Chứng từ: có 1/8 DN thực hiện

o Chứng từ kết hợp với ngoài chứng từ như: kiểm kê, phỏng vấn,...: có 7/8 DN thực hiện

- Các loại Báo cáo kiểm toán được phát hành:

o Báo cáo bất thường, báo cáo cho từng cuộc kiểm toán và báo cáo kiểm toán hàng năm: 2/8 DN thực hiện

o Báo cáo cho từng cuộc kiểm toán: 2/8 DN thực hiện

o Báo cáo bất thường và báo cáo cho từng cuộc kiểm toán: 1/8 DN thực hiện

o Báo cáo cho từng cuộc kiểm toán và báo cáo KTNB hàng năm: 2/8 DN thực hiện

o Báo cáo KTNB hàng năm: 1/8 DN thực hiện - Kết quả KTNB được báo cáo cho:

o Tổng Giám đốc và UBKT: 1/8 DN thực hiện

o Tổng Giám đốc, HĐQT, BKS và UBKT: 1/8 DN thực hiện

o TGĐ và Ban Kiểm soát: 1/8 DN thực hiện

o TGĐ: 3/8 DN thực hiện

o TGĐ, HĐQT và UBKT: 1/8 DN thực hiện

- Thực hiện theo dõi sau kiểm toán và kiểm tra việc thực hiện sau kiểm toán của các đơn vị / bộ phận: 8/8 DN có thực hiện.

- Thực hiện tổng hợp đánh giá kết quả cơng việc kiểm tốn để hỗ trợ nhà quản lý trong việc ra quyết định: 1/8 DN không thực hiện.

- Các KTVNB có các chứng chỉ: CPA, IIA, LLB, MBA, Chứng chỉ hồn tất khóa KTNB DNBH do BTC cấp: chỉ 4/8 DN có KTVNB có 1 trong các chứng chỉ nêu trên.

- Việc đào tạo liên tục: Hàng năm, các KTVNB có được đào tạo liên tục trong một khoảng thời gian nhất định để nâng cao nghiệp vụ: 5/8 DN chưa thực hiện.

- Đánh giá định kỳ của các chuyên gia độc lập về công tác KTNB tại DN: 5/8 DN chưa thực hiện.

- Nhận xét của bản thân KTVNB về cơ cấu tổ chức KTNB tại DN mình: 5/8 ý kiến cho rằng bình thường và 3/8 ý kiến cho rằng tốt.

Ngồi các vấn đề trên, người viết cịn thu thập ý kiến của KTV về một số nội dung khác như là:

- Hiệu quả hoạt động của bộ phận KTNB tại DN mình: 3/8 ý kiến cho rằng bình thường và 5/8 ý kiến cho rằng tốt.

- Có sự tham gia của các chuyên gia tư vấn độc lập khi thực hiện kiểm toán những phần hành mà bộ phận KTNB khơng có chun mơn: chỉ 2/8 DN khơng có.

- Ý kiến của các KTVNB về việc ban hành quy định mang tính pháp lý để nâng cao địa vị của KTNB trong DN: chỉ 1/8 ý kiến không đồng ý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quy trình kiểm toán nội bộ tại các daonh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ việt nam (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)