CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LÝ LIÊN QUAN:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quy trình kiểm toán nội bộ tại các daonh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ việt nam (Trang 43 - 44)

Chương 2 : THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP

2.2. CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LÝ LIÊN QUAN:

2.2.1 Luật doanh nghiệp

Cơ sở pháp lý đầu tiên cho việc thành lập bộ phận KTNB được quy định trong Luật DN 2005 có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 7 năm 2006 (thay thế Luật DN 1999). Tuy nhiên Luật Doanh nghiệp hiện hành (2005), khơng có quy định cụ thể về KTNB trong từng loại hình cơng ty mà chỉ bắt buộc phải có BKS (Điều 121 Ỉ 127 Luật DN 2005), nếu cơng ty có 10 thành viên trở lên (Điều 71) hoặc công ty cổ phần có trên mười một cổ đơng là cá nhân hoặc có cổ đơng là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty phải có Ban kiểm sốt (Điều 95). Chủ tịch hội đồng thành viên giám sát triển khai nghị quyết của hội đồng thành viên. Trong Luật khơng có quy định trách nhiệm, về tính đầy đủ và hiệu quả của KSNB.

2.2.2 Luật kinh doanh bảo hiểm

Theo Điều 35 và khoản 2 Điều 36 NĐ 46/2007/NĐ-CP ngày 27 / 3 / 2007 của CP quy định chi tiết một số điều của Luật kinh doanh Bảo hiểm thì “Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải thực hiện kiểm toán nội bộ đối với các hoạt động tài chính của doanh nghiệp”, “Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải xây dựng, triển khai và giám sát việc thực hiện quy chế tài chính, quy chế đầu tư, quy chế kiểm sốt và kiểm tốn nội bộ và các quy trình thủ tục tương ứng”, do vậy thực hiện KTNB là bắt buộc đối với các DN bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

Theo khoản 1 Điều 122 Luật kinh doanh bảo hiểm ban hành ngày 09/12/2000 về: “Thanh tra hoạt động kinh doanh bảo hiểm”, theo đó “Việc thanh tra về tài chính được thực hiện khơng q một lần trong một năm đối với một doanh nghiệp” thì hàng năm,

Bộ Tài chính mà đại diện là Cục Quản lý, Giám sát Bảo hiểm (Cục QLBH) đều tổ chức các đợt kiểm tra thực tế theo chuyên đề tại một số DN kinh doanh BHNT. Qua các đợt kiểm tra này, Cục QLBH sẽ kiểm tra tính tuân thủ các quy định về BHNT như kiểm tra hoạt động phục vụ, chăm sóc khách hàng và đánh giá cơng tác quản trị, điều hành tại DN,.... Trong quá trình kiểm tra, Cục QLBH sẽ tham khảo các Báo cáo KTNB các bộ phận mà KTNB đã thực hiện. Việc kiểm tra nhằm xem xét những yếu kém, nhược điểm trong tổ chức hoạt động kinh doanh trong từng bộ phận của DN đã được kiểm tra, đưa ra các kiến nghị về cách thức DN nên áp dụng. Bộ phận KTNB có nhiệm vụ hỗ trợ Cục QLBH trong thời gian kiểm tra; qua đấy, KTNB cũng rút ra được những kỹ năng, kinh nghiệm cho bộ phận để có thể kiểm sốt tốt hơn những rủi ro mà DN có thể sẽ gặp phải trong q trình kinh doanh của mình cũng như đạt được kỳ vọng của nhà quản lý về hoạt động của KTNB.

Như vậy, việc tổ chức hoạt động KTNB là một yêu cầu tất yếu mà các DN kinh doanh BHNT phải tuân theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quy trình kiểm toán nội bộ tại các daonh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ việt nam (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)