Chương 2 : THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
3.4. CÁC BIỆN PHÁP GIÚP THỰC HIỆN GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH
3.4.1 Đối với các cơ quan Nhà nước
Các văn bản pháp lý của nhà nước về KTNB hiện nay cịn rất thiếu, chưa đồng bộ và tính khả thi chưa cao như quy định về KTNB trong các DNNN theo quyết định số 832/TC/QĐ/CĐKT ngày 28/10/1997 ban hành kèm theo quy chế KTNB, Thông tư 52/1998/TT-BTC ngày 16/4/1998 hướng dẫn tổ chức KTNB tại DNNN, Thông tư 171/1998/ TT-BTC ngày 22/12/1998 thay thế Thông tư số 52/1998/TT-BTC, và trong các Tổ chức tín dụng như Quyết định số 37/2006/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN ngày 01/8/2006 ban hành Quy chế KTNB trong các tổ chức tín dụng. Các văn bản pháp lý này chỉ đưa ra hướng dẫn sơ bộ về tổ chức bộ máy, lĩnh vực hoạt động, điều kiện của KTVNB, quy trình thực hiện KTNB, phương pháp KTNB. So sánh với các thông lệ quốc tế về kiểm toán như CM KTNB của IIA ban hành, hướng dẫn thi hành Turnbull (Turnbull Guide) theo đạo luật Combined Code của Vương quốc Anh, đạo luật Sarbanes Oxley, khung pháp lý của VN còn một số hạn chế sau:
- Chưa có định nghĩa chính thức về KTNB;
- Chưa đưa ra phương pháp tiếp cận khi thực hiện kiểm tốn theo một thơng lệ chung trong DN. Chưa có quy định cụ thể về kiểm soát chất lượng hoạt động KTNB. Hiện nay chỉ có Quyết định số 37/2006/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN ngày 01/8/2006 ban hành Quy chế KTNB trong các tổ chức tín dụng có đề cập đến phương pháp tiếp cận của KTNB. Tuy nhiên, đối tượng áp dụng của Quyết định này là các tổ chức tín dụng, chưa có quy định cụ thể cho các đối tượng khác về nội dung này.
Từ đó, người viết có một số kiến nghị sau:
- Nhà nước cần tạo khung pháp lý cho hoạt động KTNB nhằm giúp kiểm toán trở nên chuyên nghiệp. Cụ thể là cần ban hành các quy định về hoạt động của KTNB giống như cách thức quy định trong nghị định số 105 CP của Chính phủ về KTĐL. - Nhà nước mà đại diện là Bộ Tài chính cần nghiên cứu, soạn thảo và ban hành các
văn bản pháp luật về KTNB trong đó cần ưu tiên các nội dung về phương pháp tiếp cận của KTNB, tạo cơ sở cho hoạt động KTNB, thay đổi nhận thức của các nhà quản lý về KTNB.
- Hình thành các hiệp hội nghề nghiệp KTNB, vừa là nơi trao đổi chia sẻ thông tin về nghề nghiệp và ban hành các CM về KTNB.
- Tạo cơ sở pháp lý cho KTNB hoạt động một cách chuyên nghiệp, cần chú ý các vấn đề sau:
o KTNB phải là một bộ phận độc lập trong đơn vị;
o Hội nghề nghiệp KTNB có thẩm quyền tổ chức thi tuyển chuyên môn và cấp chứng chỉ. Hiện nay, vẫn chưa có tổ chức hiệp hội nghề nghiệp riêng cho KTVNB, trong khi nhu cầu trao đổi thông tin, bổ sung kiến thức của các KTVNB ngày càng lớn. Sự phát triển kinh tế thúc đẩy sự phát triển về số lượng của đội ngũ KTVNB. Hiện nay để trao đổi thông tin và kiến thức, các KTVNB chủ yếu sử dụng các diễn đàn trên mạng. Việc lập các nhóm KTVNB hoạt động trong các DN để trao đổi nghiệp vụ cũng hồn tồn mang tính tự phát. Do đó, địi hỏi các tổ chức hiệp hội nghề nghiệp phải xem xét việc hình thành một tổ chức hiệp hội riêng cho KTVNB ở VN. Về mặc nguyên tắc, các KTVNB là những người hành nghề kế tốn kiểm tốn nên đều có thể trở thành hội viên Hội kế toán VN (VAA) hoặc Hội kiểm tốn VN (VACPA). Tuy nhiên, có thể thành lập thêm Hội KTVNB trực thuộc VAA hoặc VACPA nhằm tạo điều kiện cho các KTVNB trao đổi kinh nghiệm. Từ đó có thể quản lý về đạo đức nghề nghiệp của hội viên.
Bên cạnh đó việc kiểm sốt chất lượng KTNB không chỉ là nhiệm vụ đặt ra đối với bản thân KTNB tại các DN mà cần có sự phối hợp của hiệp hội nghề nghiệp KTVNB. Hiệp hội sẽ đưa ra các cơ chế kiểm soát, vận hành cơ chế kiểm sốt đó một cách hữu hiệu và tạo điều kiện cho KTVNB các DN học hỏi kinh nghiệm KTNB từ các nước có nền KTNB phát triển.