Đối với Doanh nghiệp Bảo hiểm Nhân thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quy trình kiểm toán nội bộ tại các daonh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ việt nam (Trang 77 - 114)

Chương 2 : THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP

3.4. CÁC BIỆN PHÁP GIÚP THỰC HIỆN GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH

3.4.2 Đối với Doanh nghiệp Bảo hiểm Nhân thọ

- Các DN cần sớm xây dựng và hoàn thiện các quy định cho bộ phận KTNB và các KTVNB. Trên cơ sở các văn bản pháp luật về KTNB, các DN Bảo hiểm cần xây dựng Quy chế KTNB làm cơ sở KTVNB thực hiện chức năng.

- Để tạo sự phát triển hài hòa và đồng bộ trong tổ chức bộ máy, cần có chiến lược về phát triển KTNB trong DN.

- Cần chú ý bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho công tác KTNB cả về số lượng và chất lượng; cần xây dựng chiến lược về nhân sự đối với bộ phận KTNB, chủ động đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các KTVNB. Cần xác định quy chế tuyển dụng nhân sự kiểm toán phù hợp và đảm bảo chất lượng kiểm toán cũng như xây dựng chính sách đãi ngộ thỏa đáng cho các KTVNB.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Là một thành viên của WTO, do vậy VN phải tuân thủ những quy định chung của WTO và các thỏa thuận riêng với từng quốc gia là thành viên của tổ chức này cũng theo những suy định của WTO. Cơ chế mở của WTO cho mỗi nước thành viên được tìm kiếm các cơ hội và thảo thuận sao cho có lợi nhất cho mỗi bên, do mỗi quốc gia có các điều kiện, luật chơi khác nhau. Đối tượng của KTNB sẽ phải tn thủ các quy định đó thì đương nhiên các hoạt động và mục tiêu của KTNB cũng phải có sự tương đồng với cơ quan KTNB của các nước là thành viên WTO.

Phát triển và hoàn thiện Hệ thống CMKTNB cùng các quy định về KTNB phù hợp với các quy định của pháp luật và điều kiện của Việt Nam, phù hợp với thông lệ quốc tế, chi tiết hóa theo từng loại hình, từng lĩnh vực hoạt động kiểm toán, phù hợp với sự phát triển của KTNB và là một nội dung quan trọng trong lộ trình hồn thiện kỹ thuật kiểm tốn của KTNB, nhằm từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả của các kiến nghị kiểm toán.

KẾT LUẬN

Các DN kinh doanh BHNT đang đứng trước nhiều thách thức và cơ hội. Hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh tồn cầu, mơi trường kinh doanh thay đổi luôn là những thách thức không nhỏ đối với DN. Trong bối cảnh đó, để xây dựng một nền tảng quản trị DN vững chắc, cần có một cơ chế kiểm soát rủi ro và kiểm soát nội bộ hiệu quả. KTNB giúp DN phát triển bền vững, KTNB được xem là cánh tay phải của nhà quản lý trong quá trình kinh doanh nhằm mang lại giá trị gia tăng cho DN. Để “bảo vệ giá trị cho doanh nghiệp”, KTNB giữ vai trò “quan sát viên độc lập” nhằm đảm bảo hoạt động của công ty tuân thủ các quy định pháp luật, đạo đức kinh doanh và quy chế cơng ty. Bên cạnh đó, KTNB giúp “giám sát, bảo trì, nâng cấp HTKSNB” nhằm đạt mục tiêu kinh doanh, giúp phát hiện và cải tiến những điểm yếu của hệ thống quản lý doanh nghiệp; nhờ đó, BGĐ và HĐQT có thể kiểm sốt hoạt động và quản lý rủi ro tốt hơn khi quy mô và độ phức tạp của doanh nghiệp vựơt quá tầm kiểm sốt.

PHỤ LỤC 1

CÁC CHUẦN MỰC KIỂM TỐN NỘI BỘ THEO IIA

NHÓM I: CÁC CHUẨN MỰC CHUNG

1000 – Mục đích, quyền hạn và trách nhiệm 1100 – Độc lập và khách quan

1110 – Sự độc lập về mặt tổ chức.

1120 – Sự khách quan của kiểm toán viên

1130 – Những điều gây phương hại đến tính độc lập và khách quan 1200 – Khả năng chuyên môn và sự thận trọng nghề nghiệp đúng mức 1210 – Khả năng chuyên môn

1220 – Thận trọng nghề nghiệp đúng mức

1230 – Tiếp tục phát triển nghề nghiệp một cách chuyên nghiệp 1300 – Chương trình cải tiến và đảm bảo chất lượng

1310 – Đánh giá chương trình đảm bảo chất lượng 1311 – Đánh giá từ bên trong tổ chức

1312 – Đánh giá từ bên ngoài tổ chức

1320 – Báo cáo về chương trình đảm bảo chất lượng

1330 – Sử dụng mẫu câu “thực hiện phù hợp với chuẩn mực kiểm tốn” 1340 – Thơng báo về việc khơng tn thủ

NHĨM 2: CÁC CHUẨN MỰC THỰC HÀNH

2000 – Quản lý hoạt động KTNB

2010 – Xây dựng chương trình hoạt động 2020 – Thông báo và phê chuẩn

2030 – Quản lý nguồn lực

2040 – Các chính sách và thủ tục 2050 – Sự phối hợp

2060 – Báo cáo cho HĐQT và nhà quản lý 2100 – Nội dung công việc

2110 – Quản trị rủi ro 2120 – Kiểm soát 2130 – Giám sát

2200 – Lập kế hoạch công việc 2201 – Nghiên cứu để lập kế hoạch 2210 – Mục tiêu của công việc 2220 – Phạm vi công việc

2230 – Phân bổ nguồn lực cho cơng việc 2240 – Chương trình cơng việc

2300 – Thực hiện công việc 2310 – Nhận dạng thông tin 2320 – Phân tích và đánh giá 2330 – Ghi chép thơng tin 2340 – Giám sát công việc

2400 – Thông báo kết quả công việc 2410 – Tiêu chuẩn cho việc thông báo 2420 – Chất lượng của việc thơng báo 2421 – Sai sót và thiếu sót

2430 – Cơng bố cơng việc khơng tn thủ theo các chuẩn mực kiểm tốn 2440 – Phổ biến kết quả

2500 – Quá trình giám sát

2600 – Việc người quản lý chấp nhận rủi ro

1000 – Mục đích, quyền hạn và trách nhiệm

Mục đích, quyền hạn và trách nhiệm của KTNB được chính thức đề cập trong Quy chế, nhất quán với chuẩn mực này và được HĐQT phê chuẩn.

1001.A1 – Nội dung mà hoạt động bảo đảm cung cấp cho tổ chức phải được định nghĩa trong Quy chế. Nếu sự bảo đảm có cung cấp cho những đối tượng bên ngồi tổ chức thì các nội dung bảo đảm này cũng phải được định nghĩa trong Quy chế.

1001.C1 – Nội dung của hoạt động tư vấn phải được định nghĩa trong Quy chế.

1100 – Độc lập và khách quan

Hoạt động KTNB phải độc lập và KTNB phải khách quan trong khi thực hiện các cơng việc của mình.

1110 – Sự độc lập về mặt tổ chức.

Trưởng bộ phận KTNB phải báo cáo cho cấp lãnh đạo có đủ thẩm quyền trong tổ chức cho phép KTNB thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình.

1110.A1 – Hoạt động KTNB phải được tự chủ trong việc xác định phạm vi của KTNB, trong việc thực hiện công việc và thông báo kết quả.

1120 – Sự khách quan của kiểm toán viên

KTVNB phải công bằng, không thiên vị và tránh bị mâu thuẫn về quyền lợi.

1130 – Những điều gây phương hại đến tính độc lập và khách quan

Nếu tính độc lập hoặc khách quan bị phương hại trên thực tế hoặc về hình thức biểu hiện thì nội dung chi tiết của sự phương hại đó phải được công bố cho các bên liên quan một cách thích hợp. Nội dung cơng bố phụ thuộc vào ảnh hưởng của sự phương hại.

1130.A1 – Kiểm toán viên nội bộ phải tránh tham gia đánh giá những hoạt động cụ thể mà trước đây do chính kiểm tốn viên này đảm nhận. Như vậy, tính khách quan xem như bị phương hại nếu kiểm toán viên nội bộ cung cấp sự bảo đảm cho một hoạt động mà chính họ đã đảm nhận trong những năm trước đây.

1130.A2 – Những hoạt động bảo đảm tiến hành cho các nhiệm vụ thuộc chức năng của Trưởng bộ phận KTNB phải được thực hiện bởi một đối tượng nằm ngồi bộ phận KTNB.

1130.C1 – Kiểm tốn viên nội bộ có thể cung cấp sự tư vấn liên quan đến những hoạt động mà trước đây do chính họ đảm nhận.

1130.C2 – Nến kiểm tốn viên nội bộ gặp phải những điều có khả năng phương hại đến tính độc lập hoặc khách quan trong cơng việc được đề nghị tư vấn thì phải thơng báo cho đối tượng được tư vấn trước khi chấp nhận lời đề nghị.

1200 – Khả năng chuyên môn và sự thận trọng nghề nghiệp đúng mức

Các công việc phải được thực hiện với khả năng chuyên môn và sự thận trọng nghề nghiệp đúng mức.

1210 – Khả năng chuyên môn

Từng kiểm tốn viên nội bộ phải có kiến thức, kỹ năng và những năng lực cần thiết khác để thực hiện nhiệm vụ cá nhân của mình. Nói chung, các kiểm tốn viên nội bộ cần phải có hoặc phải cố gắng đạt được kiến thức, kỹ năng và những năng lực cần thiết khác để thực hiện nhiệm vụ của mình.

1210.A1 – Trưởng bộ phận KTNB phải tìm kiếm sự tư vấn hoặc trợ giúp nếu lực lượng KTNB bị khiếm khuyết về kiến thức, kỹ năng hoặc những năng lực cần thiết khác để thực hiện toàn bộ hoặc một phần công việc.

1210.A2 – Kiểm tốn viên nội bộ phải có đủ kiến thức để nhận dạng những biểu hiện gian lận, tuy nhiên không cần thiết phải đạt đến trình độ của một chuyên gia về phát hiện và điều tra gian lận.

1210.C1 – Trong hoặt động tư vấn, Trưởng bộ phận KTNB phải tìm kiếm được sự hướng dẫn hoặc trợ giúp trong trường hợp đội ngũ KTNB thiếu kiến thức, kỹ năng hoặc những năng lực cần thiết khác để thực hiện tồn bộ hoặc một phần cơng việc. Nếu khơng tìm được sự tư vấn hoặc trợ giúp, Trưởng bộ phận KTNB phải từ chối công việc tư vấn này.

Kiểm toán viên phải vận dụng các kỹ năng và tính cẩn thận cần phải có của một kiểm toán viên nội bộ, tức phải đủ năng lực và thận trọng đúng mức. Thận trọng nghề nghiệp đúng mức khơng hàm ý là khơng thể có những sai lầm.

1220.A1 - Kiểm toán viên nội bộ thực hiện sự thận trọng nghề nghiệp đúng mức bằng cách xem xét các vấn đề dưới đây:

- Phạm vi công việc cần thiết để hoàn thành được mục tiêu.

- Sự phức tạp, tính trọng yếu hoặc những vấn đề phức tạp có liên quan đến đến các thủ tục bảo đảm được áp dụng.

- Sự đầy đủ và hữu hiệu của việc quản trị rủi ro, kiểm soát và giám sát.

- Khả năng xảy ra những sai sót nghiêm trọng, gian lận hoặc khơng tn thủ pháp luật và các quy định.

- Chi phí cho hoạt động bảo đảm trong mối quan hệ với lợi ích có thể đạt được. 1220.A2 – Kiểm toán viên nội bộ cần phải cảnh giác với những rủi ro nghiêm trọng có thể xảy ra và ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu, hoạt động và nguồn lực. Tuy vậy, những thủ tục trong hoạt động bảo đảm, dù được thực hiện với sự thận trọng nghề nghiệp đúng mức, thì tự thân nó, cũng không thể đảm bảo tuyệt đối là phát hiện được tất cả những rủi ro có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng.

1220.C1 – Kiểm toán viên nội bộ phải thận trọng nghề nghiệp đúng mức khi thực hiện công việc tư vấn bằng cách xem xét các vấn đề dưới đây:

- Nhu cầu và mong đợi của bộ phận tự vấn, bao gồm cả nội dung, thời gian và việc thông báo kết quả công việc.

- Sự phức tạp và phạm vi của cơng việc có liên quan đến việc hồn thành mục tiêu.

- Chi phí cho hoạt động tư vấn trong mối quan hệ với lợi ích có thể đạt được.

1230 – Tiếp tục phát triển nghề nghiệp một cách chuyên nghiệp

Kiểm toán viên nội bộ nên luôn trau dồi kiến thức, kỹ năng và các những năng lực cần thiết khác để thực hiện cơng việc của mình ngày một tốt hơn.

1300 – Chương trình cải tiến và đảm bảo chất lượng

Trưởng bộ phận KTNB phải phát triển và duy trì một chương trình cải tiến và đảm bảo chất lượng cho tất cả các khía cạnh của hoạt động KTNB và liên tục giám sát sự hữu hiệu của chúng. Các chương trình được thiết kế để giúp cho hoạt động của tổ chức và cung cấp một sự đảm bảo hợp lý là các hoạt động KTNB phù hợp với chuẩn mực kiểm

toán và điều lệ đạo đức.

1310 – Đánh giá chương trình đảm bảo chất lượng

Hoạt động KTNB phải chấp nhận một quy trình giám sát và đánh giá tổng thể sự hữu hiệu của chương trình đảm bảo chất lượng. Quy trình này bao gồm cả việc đánh giá chất lượng từ bên trong và bên ngoài tổ chức.

1311 – Đánh giá từ bên trong tổ chức

Đánh giá từ bên trong tổ chức bao gồm:

- Soát xét thường xuyên kết quả hoạt động KTNB, và

- Soát xét định kỳ bằng cách tự đánh giá hoạc thông qua những nhân viên khác trong tổ chức (họ cần phải am hiểu về thông lệ và các chuẩn mực KTNB).

1312 – Đánh giá từ bên ngoài tổ chức

Đánh giá do những người bên ngoài tổ chức thực hiện, chẳng hạn như soát xét về việc bảo đảm chất lượng của bộ phận KTNB, cơng việc này phải được thực hiện ít nhất 5 năm một lần bởi một người hay một nhóm chuyên gia độc lập và có năng lực ở bên ngoài tổ chức.

1320 – Báo cáo về chương trình đảm bảo chất lượng

Trưởng bộ phận KTNB sẽ thông báo kết quả của việc đánh giá chất lượng bởi những người ở bên ngoài tổ chức cho HĐQT.

1330 – Sử dụng mẫu câu “thực hiện phù hợp với chuẩn mực kiểm toán”

Kiểm tốn viên nội bộ được khuyến khích báo cáo là các hoạt động của họ được “thực hiện phù hợp với các chuẩn mực thực hành nghề nghiệp của kiểm toán viên nội bộ”. Tuy vậy, kiểm toán viên nội bộ chỉ được dùng mẫu câu này khi nào những đánh giá về

chương trình đảm bảo chất lượng cho thấy là hoạt động KTNB được tuân thủ theo các chuẩn mực kiểm tốn.

1340 – Thơng báo về việc không tuân thủ

Mặc dù hoạt động KTNB phải thực hiện tuân thủ đầy đủ theo các chuẩn mực kiểm toán và kiểm toán viên nội bộ phải tuân thủ đầy đủ theo điều lệ đạo đức, thế nhưng vẫn có những trường hợp khơng tn thủ đầy đủ các chuẩn mực kiểm tốn. Khi nào việc khơng tuân thủ này có ảnh hưởng đến tổng thể phạm vi hoặc hoạt động của KTNB thì phải thơng báo cho nhà quản lý cao cấp và HĐQT biết.

2000 – Quản lý hoạt động KTNB

Trưởng bộ phận KTNB phải quản lý hữu hiệu hoạt động KTNB để đảm bảo nó giúp tăng thêm giá trị cho tổ chức.

2010 – Xây dựng chương trình hoạt động

Trưởng bộ phận KTNB phải xây dựng chương trình hoạt động dựa trên rủi ro để xác định thứ tự ưu tiên của các hoạt động KTNB là phù hợp với mục tiêu của tổ chức. 2010.A1 – Chương trình hoạt động của KTNB ít nhất là phải xây dựng hàng năm dựa trên cơ sở đánh giá rủi ro. Những đối tượng kiểm toán do nhà quản lý và HĐQT đề xuất phải được xem xét trong bước này.

2010.C1 – Trưởng bộ phận KTNB phải xem xét để chấp nhận lời đề nghị công việc tư vấn dựa trên khả năng cải thiện việc quản trị rủi ro, tăng thêm giá trị và cải thiện hoạt động của tổ chức. Những công việc được chấp nhận này phải được trình bày trong chương trình hoạt động.

2020 – Thông báo và phê chuẩn

Trưởng bộ phận KTNB cần thơng báo chương trình hoạt động của bộ phận mình và nguồn lực cần thiết, bao gồm cả những điều chỉnh giữa kỳ quan trọng, cho nhà quản lý cao cấp và HĐQT để xem xét lại và phê chuẩn. Trưởng bộ phận KTNB cũng thông báo về những ảnh hưởng do việc bị giới hạn nguồn lực.

Trưởng bộ phận KTNB phải đảm bảo rằng nguồn lực dùng để triển khai hoạt động KTNB là phù hợp, đầy đủ và hiệu quả để thực hiện chương trình hoạt động đã được phê chuẩn.

2040 – Các chính sách và thủ tục

Trưởng bộ phận KTNB phải xây dựng các chính sách và những thủ tục để hướng dẫn hoạt động KTNB.

2050 – Sự phối hợp

Trưởng bộ phận KTNB phải chia sẻ thông tin và phối hợp công việc với những người cung cấp dịch vụ đảm bảo và tư vấn có liên quan ở bên trong và bên ngồi tổ chức để đảm bảo phạm vi cơng việc bao trùm toàn bộ tổ chức đồng thời giảm thiểu sự trùng lắp công việc.

2060 – Báo cáo cho HĐQT và nhà quản lý

Trưởng bộ phận KTNB phải định kỳ báo cáo cho HĐQT và nhà quản lý về mục đích,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quy trình kiểm toán nội bộ tại các daonh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ việt nam (Trang 77 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)