TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP BHNT VÀ ĐẶC ĐIỂM KTNB TRONG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quy trình kiểm toán nội bộ tại các daonh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ việt nam (Trang 32 - 35)

DOANH NGHIỆP BHNT

1.2.1 Tổng quan về doanh nghiệp BHNT

Bảo hiểm nhân thọ là loại hình bảo hiểm liên quan đến các sự kiện gắn với cuộc sống con người. Theo đó, cơng ty bảo hiểm sẽ nhận phí bảo hiểm từ khách hàng để đền bù những tổn thất tài chính phát sinh từ các rủi ro được xác định trong hợp đồng bảo hiểm. Công ty bảo hiểm dùng phí bảo hiểm mà khách hàng nộp vào để đầu tư nhằm mang lại lợi nhuận trang trải các khoản chi phí của cơng ty để duy trì hoạt động của mình. Đồng thời, dựa vào nguồn thu này để thanh toán số tiền bảo hiểm (STBH) cùng với cổ tức được chia cho khách hàng khi xảy ra sự kiện bảo hiểm hoặc kết thúc thời hạn bảo hiểm theo hợp đồng. Chi phí ban đầu như chi phí khai thác, chi phí thẩm định,... và phát hành hợp đồng bảo hiểm thường tương đối lớn so với khoản phí khách hàng nộp vào cho kỳ phí đầu tiên (nhất là với những HĐBH có số tiền bảo hiểm thấp và định kỳ đóng phí là hàng tháng); do vậy chỉ những người có thu nhập thường xuyên và ổn định ở một mức tương đối trở lên mới có thể là khách hàng của cơng ty bảo hiểm. Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, công ty bảo hiểm nhân thọ sẽ chi trả đầy đủ STBH mà khách hàng

đã mua, bất kể khách hàng tham gia bao lâu, nộp bao nhiêu phí, miễn là khách hàng khai trung thực đầy đủ khi điền hồ sơ yêu cầu bảo hiểm và nộp phí bảo hiểm đầy đủ, đúng hạn.

Do vậy, công tác thẩm định hợp đồng được kiểm soát rất chặt chẽ để giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra. Tùy theo từng thỏa thuận mà HĐBH có thể kéo dài rất lâu, có thể đến 99 năm, do vậy thời hạn hoạt động của các công ty BHNT thường rất dài. Và hệ thống nghiệp vụ lưu trữ, theo dõi hồ sơ bảo hiểm phải đủ mạnh để có thể truy cập được tất cả các thông tin liên quan đến bất kỳ HĐBH nào mà DNBH đã phát hành.

Đặc điểm tình hình tài chính của các cơng ty bảo hiểm là cần có biên khả năng thanh toán cao. Biên khả năng thanh toán là phần chênh lệch giữa giá trị tài sản và các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp bảo hiểm. Biên khả năng thanh tốn sẽ cho biết DNBH có đủ quỹ được trích lập theo quy định để sẵn sàng chi trả tức thời cho khách hàng khi rủi ro xảy ra. DN BH có nguy cơ mất khả năng thanh toán khi biên khả năng thanh toán của DN BH thấp hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu (được xác định dựa vào thời hạn của HĐ và số tiền BH chịu rủi ro). Việc mất khả năng thanh tốn gây ra những rủi ro khơng mong muốn trong nền kinh tế nói chung và kéo theo những hệ lụy của nó. Do vậy, biên khả năng thanh tốn phải ln được kiểm sốt trong tình trạng tốt. Một đặc điểm khác của BHNT là có sự khác biệt giữa người được bảo hiểm và chủ hợp đồng bảo hiểm, mặc dù chủ sở hữu và người được bảo hiểm thường là một. Chủ hợp đồng là người bảo đảm rằng họ sẽ là người trách nhiệm đóng phí khi đến định kỳ phí. Người được bảo hiểm là người được đề cập trong hợp đồng bảo hiểm và có thể được thay đổi bởi chủ hợp đồng trừ trường hợp hợp đồng quy định không được thay đổi nhưng không nhất thiết là chủ hợp đồng. Tuy nhiên, người được bảo hiểm thường chỉ giới hạn ở quan hệ huyết thống hoặc vợ chồng nhằm giảm rủi ro trục lợi bảo hiểm. BHNT chỉ ra đời và phát triển trong những điều kiện kinh tế – xã hội nhất định. Một số quốc gia BHNT ra đời và phát triển hàng trăm năm nay, tuy nhiên vẫn còn một số nước chưa triển khai được BHNT, mặc dù người ta hiểu rất rõ vai trò và lợi ích của nó. Để lý

giải vấn đề này, hầu hết các nhà kinh tế đều cho rằng, cơ sở chủ yếu để BHNT ra đời và phát triển là điều kiện kinh tế xã hội phát triển.

Những điều kiện về kinh tế như: tốc độ tăng trưởng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng sản phẩm quốc nội tính bình qn một đầu người dân, mức thu nhập của dân cư, tỷ lệ lạm phát của đồng tiền, tỷ giá hối đoái,….

Những điều kiện về xã hội bao gồm: điều kiện về dân số, tuổi thọ bình quân của người dân, trình độ học vấn, tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh,....

Ngoài điều kiện kinh tế – xã hội thì mơi trường pháp lý cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự ra đời và phát triển của doanh nghiệp BHNT.

1.2.2 Đặc điểm KTNB trong doanh nghiệp BHNT

Đối tượng kinh doanh của DN BHNT khá đặc biệt. Trước hết do vì việc bán hàng của DN BHNT không thực hiện trực tiếp giữa DN và khách hàng mà thông qua đại lý BH. Kế đến, khi phát hành HĐBH, DN BHNT sẽ tiến hành chi hoa hồng cho các đại lý BH. Tiền hoa hồng sẽ chi trả suốt thời gian thu phí của HĐBH theo một tỷ lệ được xác định trước tùy thuộc vào loại sản phẩm của HĐBH đã phát hành. Chi phí hoa hồng chiếm một tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu chi phí của DN BHNT. Khi mong muốn mở rộng thị phần và gia tăng lợi nhuận của DN BHNT càng cao thì việc cạnh tranh càng khốc liệt do vậy rủi ro phát hành HĐ rất cao vì bỏ qua, khai khơng đúng tình trạng sức khỏe,... nên rủi ro xảy ra rất cao.

Nhiệm vụ KTNB tại các DN BHNT vẫn hoạt động theo cách thức truyền thống, trọng tâm chủ yếu vẫn là những vấn đề về tài chính và kế tốn và kiểm tốn tính tn thủ. Chức năng chính của KTNB là:

- Kiểm tra tính trung thực và hợp lý của các BCTC. - Đảm bảo sự hữu hiệu của hệ thống KSNB.

- Thúc đẩy các quy trình và chính sách của doanh nghiệp BH phát huy được hiệu quả.

- Đánh giá tính đúng đắn và tuân thủ các quy định về kế tốn của cơng ty.

KTNB tham gia vào việc xây dựng các quy trình và thủ tục cũng như đảm bảo rằng chúng được tuân thủ. KTNB thường hoạt động độc lập với tất cả các phòng ban khác và các báo cáo trực tiếp cho UBKT / HĐQT.

Tuy nhiên, thực tế hầu hết bộ phận KTNB có trách nhiệm báo cáo cho Tổng Giám đốc và hiện nay vai trò của KTNB trong việc thực hiện dịch vụ đảm bảo và dịch vụ tư vấn vẫn chưa được xem trọng và KTNB chỉ thực hiện các nhiệm vụ của KTNB truyền thống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quy trình kiểm toán nội bộ tại các daonh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ việt nam (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)