Xác lập tiêu chuẩn, chức năng của KTNB và KTVNB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quy trình kiểm toán nội bộ tại các daonh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ việt nam (Trang 66 - 67)

Chương 2 : THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

3.2.3 Xác lập tiêu chuẩn, chức năng của KTNB và KTVNB

Hiện nay chưa có bất kỳ một tiêu chuẩn nào về hoạt động KTNB và KTVNB, mà tùy thuộc vào từng DN; do đó các tiêu chuẩn về KTVNB và nghề nghiệp KTNB phụ thuộc vào từng DN. Vì vậy, rất cần một tiêu chuẩn chung thống nhất về nghề nghiệp này để có sự tương đồng về KTNB tại tất cả các DN như các nghề nghiệp khác như: tiêu chuẩn của KTĐL,…. Tiêu chuẩn của KTVNB thông thường là:

+ Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành kinh tế, tài chính, kế tốn hoặc quản trị kinh doanh;

+ Có Chứng chỉ KTVNB do Bộ Tài chính cấp;

+ Có kinh nghiệm cơng tác thực tế trong lĩnh vực quản lý tài chính, kế tốn từ 5 năm trở lên.

Các chức năng của KTNB là không giống nhau giữa các DN, do vậy cần có các quy định về các chức năng của hoạt động KTNB. Các chức năng đó thực hiện thơng qua 2 loại dịch vụ là dịch vụ đảm bảo và dịch vụ tư vấn.

- Đối với dịch vụ đảm bảo: thường bao gồm các hoạt động như:

o Kiểm tốn tài chính: là dịch vụ truyền thống của KTNB, được hình thành từ khi KTNB ra đời. Tuy nhiên, đã có sự thay đổi đáng kể so với mơ hình xác nhận truyền thống; kết hợp với dịch vụ này, thường bao gồm cả kiểm tốn tính tn thủ về tài chính.

o Kiểm tốn hoạt động: cũng là dịch vụ truyền thống của KTNB. Theo các chức năng hiện nay của KTNB, phạm vi của dịch vụ này xuất phát từ quá trình đánh giá rủi ro và có lưu ý đến nguồn lực hạn chế sử dụng cho KTNB.

o Kiểm toán theo yêu cầu cấp bách: dịch vụ này đang có xu hướng tăng lên do nhu cầu của các nhà quản lý cao cấp. Dịch vụ này thường được KTVNB khi có những vấn đề rắc rối xảy ra trong tổ chức. Kịp thời, đúng hạn là điều rất quan trọng trong dịch vụ này nên khi lập kế hoạch kiểm toán phải chú trọng đến. Nội dung trọng tâm của dịch vụ này là điều tra về hành vi gian lận của nhân viên, nhưng cũng có thể bao gồm cả việc đánh giá về HTKS hoặc quản lý.

- Đối với dịch vụ tư vấn: trong dịch vụ này, KTV đưa ra các ý kiến tư vấn hoặc trợ giúp trong việc thiết kế quy trình, huấn luyện nhân viên,... theo chương trình của mình hoặc yêu cầu của các bộ phận khác trong đơn vị. Dịch vụ này thường bao gồm: đánh giá về những hoạt động của tổ chức trong quá khứ, hiện tại, hoặc tương lai; trợ giúp cho nhà quản lý kiểm tra một hoạt động bất kỳ nhằm cải tiến hoạt động đó; chấn chỉnh các vấn đề tồn tại;....

Tuy nhiên, sự phân chia các loại dịch vụ trên chỉ mang tính tương đối; khi cung cấp dịch vụ cho tổ chức, KTVNB thường kết hợp giữa những dịch vụ này.

Có thể có một số hình thức kiểm toán khác nhau được sử dụng để đạt được những mục tiêu cụ thể như: kiểm toán gian lận, kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ, kiểm tốn tài chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quy trình kiểm toán nội bộ tại các daonh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ việt nam (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)