PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quy trình kiểm toán nội bộ tại các daonh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ việt nam (Trang 58 - 61)

Chương 2 : THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP

3.1. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN

3.1.1 Hội nhập quốc tế

KTNB hiện nay đang là vấn đề thu hút sự quan tâm hàng đầu bởi các nhà quản lý tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập với nền kinh tế thị trường hiện đại. Tại các nước phát triển KTNB thực sự đã và đang trở thành “cánh tay phải đắc lực” cho các nhà quản trị nhằm đạt được các mục tiêu hiệu quả, hiệu lực trong hoạt động kinh doanh, quản lý rủi ro, đảm bảo độ tin cậy của các thông tin tài chính và sự tuân thủ pháp luật, các qui định hiện hành.

Thời gian qua, hoạt động KTNB tại các DN kinh doanh BHNT Việt Nam đã có nhiều biến chuyển về chất; tuy nhiên hiệu quả hoạt động còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà quản lý.

Vì vậy, muốn KTNB phát triển cần phải tn thủ theo thơng lệ quốc tế, nói cách khác cần hội nhập quốc tế. Hội nhập quốc tế là việc gắn kết mang tính quốc tế giữa KTNB với các quốc gia trên thế giới: một mặt, gắn nền KTNB từng nước với KTNB khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực thực hiện giao lưu, hợp tác thúc đẩy phát triển KTNB; và mặt khác, gia nhập và góp phần xây dựng các thơng lệ, chuẩn mực KTNB cho phù hợp thông lệ các quốc gia trong khu vực và tồn cầu. Q trình hội nhập sẽ tạo điều kiện chắc lọc tinh hoa, học hỏi những thông lệ, chuẩn mực KTNB cũng như các phương pháp, kỹ thuật hay, tiến bộ của KTNB tất cả các nước trên thế giới; từ đó áp dụng vào KTNB trong nước để có những bước tiến nhanh, vững chắc bỏ qua thời giai thử nghiệm.

Việc hội nhập vào kinh tế quốc tế giúp KTNB mang lại giá trị gia tăng, hỗ trợ nhà quản lý trong việc ra quyết định. Muốn vậy, cần phải giải quyết một số các vấn đề cơ bản về tổ chức, hoạt động, cũng như một sự chuẩn hoá về đội ngũ nhân sự và xây dựng được phương pháp kiểm tốn hiện đại mang tính chun nghiệp cao trên cơ sở áp dụng các thông lệ, chuẩn mực phổ biến trên thế giới phù hợp với đặc điểm hoạt động của DN. Từ đó, thúc đẩy hiệu quả hoạt động của KTNB nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của DN, giảm thiểu sự thiếu minh bạch, đưa ra những đảm bảo hợp lý, giúp đạt được các mục tiêu của DN. Tuy nhiên để đạt được những điều này, đầu tiên và trên hết cần có sự cam kết từ những nhà lãnh đạo cao cấp của DN và nhanh chóng tham gia vào q trình hội nhập quốc tế về KTNB.

3.1.2 Phù hợp đặc điểm, điều kiện Việt Nam

Kết quả khảo sát trong phần thực trạng cho thấy: tất cả các DN khảo sát đều có tổ chức KTNB. Tuy nhiên, chỉ có 6/8 DN, bộ phận KTNB thực hiện kiểm toán tuân thủ và kiểm tốn hoạt động và chỉ có 4/8 bộ phận KTNB thực hiện chức năng quản trị rủi ro. Điều này phần nào cho thấy hoạt động KTNB ở các DN BHNT vẫn còn đơn giản, chưa phát triển. Điều này là do KTNB chỉ mới xuất hiện ở Việt Nam trong những năm gần đây, do vậy việc áp dụng KTNB ở các DN vẫn còn trong giai đoạn thai nghén, chưa có tiếng nói trong xã hội. Do vậy, không thể áp dụng ngay tất cả các thông lệ trên thế giới mà cần phải phù hợp với đặc điểm phát triển của VN.

Nói cách khác, việc áp dụng các thông lệ, chuẩn mực KTNB phổ biến trên thế giới cần được chọn lọc cho phù hợp đặc điểm và điều kiện thực tế hiện nay của các DN kinh doanh BHNT tại Việt Nam; từ đó mới có thể phát huy tối đa hiệu quả hoạt động của KTNB giúp đạt được những kỳ vọng của nhà quản lý trên cơ sở kết quả kiểm tốn của KTNB.

Bên cạnh trình độ phát triển của KTNB VN hiện nay, còn một số khó khăn khác địi hỏi việc vận dụng các thơng lệ quốc tế phải phù hợp đặc điểm VN như là:

- Nhận thức của nhà quản lý trong các doanh nghiệp VN còn chưa đúng hoặc chưa đầy đủ về kiểm toán KTNB.

- CMKT của IIA quy định cụ thể mối quan hệ hỗ trợ và báo cáo giữa UBKT và KTNB thông qua người phụ trách KTNB và các kênh báo cáo. UBKT tham gia và chịu trách nhiệm bổ nhiệm người phụ trách KTNB, phê duyệt điều lệ và kế hoạch kiểm toán, đảm bảo tính độc lập của KTNB, nhận báo cáo trực tiếp từ KTNB. UBKT sẽ đảm bảo KTNB có được nguồn lực, phạm vi và quyền hạn cần thiết để triển khai cơng việc có liên quan đến quản lý rủi ro, KSNB và quản trị DN. Yêu cầu độc lập về mặt tổ chức của KTNB tại VN trước mắt rất khó thực hiện do trong phần lớn DN cấp trên trực tiếp quản lý là BGĐ / TGĐ chứ khơng là UBKT như ở các nước có nền KTNB phát triển, ….

- Các yêu cầu về khả năng chuyên môn trong điều kiện nhân lực về KTVNB cịn thiếu và yếu như hiện nay rất khó đáp ứng được. Việc bắt buộc KTVNB phải đạt được những yêu cầu cần thiết như của IIA hay tiêu chuẩn KTVNB của các nước có nền KTNB phát triển là một điều khó khăn.

Do vậy, vận dụng các thông lệ quốc tế vào VN cần phải phù hợp đặc điểm của VN, cần thực hiện dần từng bước để các KTVNB đạt được kiến thức, kỹ năng và những năng lực cần thiết khác để thực hiện nhiệm vụ của mình,....

3.1.3 KTNB phải giúp nâng cao giá trị tăng thêm cho DN

Một trong những chức năng cơ bản của KTNB hiện đại là quản trị rủi ro, tăng thêm giá trị và cải thiện hiệu quả hoạt động của tổ chức. Để đạt được điều này, KTVNB phải được rèn luyện những kỹ năng cần thiết cho nghề nghiệp cùng với các kiến thức nghề nghiệp cốt lõi bao gồm cả việc được đào tạo và tự đào tạo để không ngừng tiến bộ trong nghề nghiệp. KTNB cần phải có đủ các kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết để đưa ra được các đảm bảo cho DN về việc DN đã và đang vận hành một cách hiệu quả nhằm đạt được đồng thời các mục tiêu đã đề ra. Các đảm bảo do KTNB mang lại chủ yếu tập trung vào quản trị DN thơng qua quản trị rủi ro, kiểm sốt các vấn đề về đạo đức kinh

doanh, trách nhiệm xã hội bao gồm cả vấn đề môi trường, vấn đề tuân thủ để đưa ra đảm bảo cho BGĐ và UBKT / HĐQT rằng HTKSNB có được vận hành một cách hiệu quả như được kỳ vọng. Đồng thời đưa ra những kiến nghị hỗ trợ nhà quản lý trong việc ra các quyết định mang tính chiến lược.

Các đảm bảo mà KTVNB đưa ra cho DN góp phần quản lý rủi ro, hồn thiện kiểm sốt nội bộ và quy trình quản trị:

- Đối với hoạt động quản lý rủi ro: KTNB phải trợ giúp cho tổ chức thông qua việc nhận dạng và đánh giá những rủi ro nhằm góp phần cải thiện việc quản trị rủi ro và hệ thống kiểm soát.

- Hoạt động giám sát nhằm hoàn thiện HTKSNB: KTNB sẽ góp phần vào q trình giám sát của tổ chức bằng cách đánh giá và đề xuất việc cải thiện q trình giám sát đó, thơng qua: thiết lập và thực hiện các giá trị và mục tiêu; giám sát việc thực hiện các mục tiêu; đảm bảo được trách nhiệm báo cáo và bảo toàn được giá trị.

- Tham gia vào quy trình quản trị: KTVNB tiến hành nghiên cứu và đánh giá các mục tiêu, chương trình và hoạt động quản trị xem có phù hợp và được thực hiện đầy đủ, đúng đắn khơng; từ đó đưa ra các kiến nghị hoặc tư vấn cho cấp quản lý và các bên liên quan cải thiện quy trình quản trị của tổ chức.

Tuy nhiên để hoàn thành tốt các chức năng của mình, trong q trình thực hiện cơng việc KTNB phải được sự hỗ trợ tích cực từ các bên có liên quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quy trình kiểm toán nội bộ tại các daonh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ việt nam (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)