KINH NGHIỆM TỔ CHỨC KTNB TẠI TRUNG QUỐC VÀ CHÂU ÂU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quy trình kiểm toán nội bộ tại các daonh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ việt nam (Trang 35 - 38)

Mặc dù KTNB đã và đang trở thành một trong những chức năng và thủ tục không thể thiếu trong HTKSNB và cả những giao dịch hàng ngày của các doanh nghiệp. Nhưng ở mỗi quốc gia, với trình độ phát triển kinh tế khác nhau, những quy định về quản lý kinh tế khác nhau, truyền thống văn hóa – xã hội khác nhau nên việc tổ chức KTNB và các phương pháp thực hiện kiểm toán cũng sẽ rất khác nhau. Để rút ra kinh nghiệm cho Việt Nam, ngồi nghiên cứu kiểm tốn nội bộ của Hoa kỳ, luận văn sẽ chọn nghiên cứu thêm kinh nghiệm tổ chức KTNB tại Trung Quốc và Châu Âu. Sở dĩ chọn Trung Quốc là vì Trung Quốc là quốc gia đang phát triển và có nhiều điểm tương đồng về kinh tế và chính trị với Việt Nam và là một quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế vượt bậc trong những năm gần đây; còn Châu Âu là nơi có nền KTNB rất phát triển do vậy mà VN có thể học được rất nhiều kinh nghiệm từ đây.

1.3.1 Trung Quốc

Ở Trung Quốc, sự hình thành và phát triển của hệ thống KTNB được thúc đẩy bởi sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thị trường và việc thực hiện các chính sách quản lý của Chính phủ (Jou, 1997).

a. Chức năng

Nghề nghiệp KTNB tại Trung Quốc ra đời vào những năm 1976 từ công cuộc cải cách kinh tế. Phần lớn các doanh nghiệp ở Trung Quốc đi lên từ những cơng ty gia đình do vậy thường khơng tổ chức hệ thống kiểm sốt nội bộ. Các nhà quản lý bị ảnh hưởng bởi cách quản lý truyền thống mà gia đình truyền lại và những quan niệm xưa cũ về quản lý. Theo cơng trình nghiên cứu của Yuedong Li1_ chức năng chính của KTNB chỉ là kiểm toán BCTC, kiểm toán tuân thủ và tập trung vào việc giám sát. Họ đánh giá không cao về giá trị tăng thêm được tạo ra bởi KTNB, không quan tâm đến giá trị lâu dài mà KTNB có thể mang lại cho tổ chức. Nói cách khác, các nhà quản lý không tin tưởng nhiều vào KTNB, đánh giá không cao về tầm quan trọng và cần thiết của KTNB. Hầu hết bộ phận KTNB được thiết lập theo 2 hình thức:

- Độc lập với các phịng ban khác tính độc lập cao hơn;

- Thuộc bộ phận tài chính tại các doanh nghiệp thì tính độc lập bị giới hạn.

Do vậy, trong một số trường hợp, tính độc lập của các KTVNB cũng bị giới hạn và gặp khó khăn khi tiến hành kiểm tốn các phịng, ban khác và rất khó để có thể đưa ra các ý kiến hay nhận xét về kết quả kiểm toán của họ.

b. Chuẩn mực

Viện KTNB Trung Quốc được thành lập năm 1987 và gia nhập vào IIA cũng vào năm này. Việc thành lập bộ phận KTNB tại các doanh nghiệp được thành lập theo hướng dẫn của Chính phủ. Tuy nhiên, các quy định này không đưa ra nguyên tắc cứng nhắc đối với việc thành lập bộ phận KTNB (Jou, 1997; Cai, 1997). Đến nay Trung Quốc đã ban hành Quy định về đạo đức nghề nghiệp của KTVNB, 1 chuẩn mực hướng dẫn chung, từ đó chi tiết ra thành 29 chuẩn mực kiểm toán cụ thể và hướng dẫn áp dụng trong 4 thông tư.

Chi tiết các chuẩn mực và Thơng tư được trình bày trong Phụ lục 2.

1 GV của trường ĐH Tài chính và Kinh tế Tây Nam _Khoa Kế tốn_Tp. Thành Đơ, tỉnh Tứ Xuyên,

c. Các quy định pháp lý khác

Năm 1995, Cơ quan Kiểm toán nhà nước Trung Quốc đã ban hành các Quy định về KTNB, nhằm cụ thể hóa các nguyên tắc về KTNB. Năm 2003, Cơ quan Kiểm tốn Nhà nước Trung Quốc đã chính thức áp dụng các quy định này đối với hoạt động KTNB, trong đó có điều chỉnh lại một số quy định.

1.3.2 Châu Âu

a. Chức năng

Sự hình thành và phát triển của hoạt động KTNB bắt nguồn từ sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thị trường và việc thay đổi các mục tiêu của KTNB. Hoạt động KTNB ở Châu Âu phát triển nhanh chóng bắt đầu từ thập niên 40 của thế kỷ XX. Trong giai đoạn đầu, mục tiêu của KTNB là nhằm kiểm tra sai sót và ngăn chặn các hành vi gian lận. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, cơ cấu của các DN trở nên phức tạp hơn, và yêu cầu đặt ra là phải tăng cường KSNB và hoạt động quản lý. Do đó, mục tiêu của KTNB đã phải thay đổi để nâng cao lợi ích kinh tế của các doanh nghiệp. Các KTVNB không chỉ là thành viên của ban quản lý mà còn là những người bảo vệ doanh nghiệp. KTNB là bộ phận chịu trách nhiệm xem xét lại một cách định kỳ các biện pháp mà Ban Giám đốc và các nhà quản lý ở mọi cấp áp dụng để quản lý và kiểm soát DN.

b. Chuẩn mực

Hội nghề nghiệp xây dựng các chuẩn mực chuyên môn rất cụ thể đề cập đến tất cả các vấn đề để hoạt động KTNB ngày càng chuyên nghiệp và hiệu quả, tuy nhiên hoạt động này khơng được quy định trong luật nên khơng có việc xử phạt trong trường hợp không tuân thủ. Mục tiêu của chuẩn mực là cho phép hướng việc thực hành KTNB theo đúng bản chất.

c. Các quy định pháp lý khác

Ở Châu Âu, khơng có điều luật hoặc quy định nào về việc thành lập các bộ phận KTNB. Các bộ phận KTNB được thiết lập một cách tự nguyện của các DN và bộ phận

này trong các DN sẽ không chịu sự giám sát của chính quyền địa phương. KTVNB khơng chịu bất kỳ trách nhiệm nào trước pháp lý, họ có cùng quy chế như bất kỳ một nhân viên nào trong DN mà họ đang làm việc. Việc tham gia các tổ chức nghề nghiệp là không bắt buột đối với các KTVNB. Trên thực tế, Hiệp hội Kiểm toán viên Nội bộ có chức năng làm cầu nối giữa Chính phủ, doanh nghiệp và các cơ quan chuyên môn. Thông qua việc tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán, Hội kiểm toán Nội bộ thực hiện chức năng trao đổi kinh nghiệm kiểm tốn, truyền đạt các thơng điệp kiểm tốn, xây dựng các lý thuyết liên quan đến hoạt động kiểm toán và hướng dẫn thực hành KTNB.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quy trình kiểm toán nội bộ tại các daonh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ việt nam (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)