ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG KTNB TẠI CÁC DN KINH DOANH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quy trình kiểm toán nội bộ tại các daonh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ việt nam (Trang 49 - 58)

Chương 2 : THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP

2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG KTNB TẠI CÁC DN KINH DOANH

DOANH BHNT TẠI VIỆT NAM

Dựa trên kết quả khảo sát nêu trên, có thể đánh giá chung về thực trạng KTNB như sau:

2.5.1 Ưu điểm

Tất cả các DN BHNT đều tổ chức hoạt động KTNB theo yêu cầu của Nghị định 46/2007/NĐ-CP ngày 27 / 3 / 2007 của Chính phủ. Hoạt động KTNB tại các DN BH

phần lớn đều được xây dựng dựa theo các thông lệ và CM KTNB phổ biến trên thế giới. Mục đích, quyền hạn, trọng tâm và phạm vi của KTNB đã được xác định ngay từ khi thành lập.

KTNB cũng đã chú trọng đến việc lập kế hoạch, xác định đối tượng kiểm toán trước khi tiến hành kiểm toán và phần lớn cũng đã thực hiện việc đánh giá tính hữu hiệu của HTKSNB cũng như đánh giá rủi ro và xác định mức trọng yếu nhằm tăng cường hiệu quả của cuộc kiểm toán. Hầu hết các DN đều xây dựng quy trình KTNB để áp dụng vào thực tế.

Bên cạnh đó hồ sơ kiểm toán được ghi chép đầy đủ, cụ thể; mọi thay đổi về phát hiện kiểm toán, đánh giá, kết luận của KTV đều giải thích rõ ràng nguyên nhân, số liệu được trích dẫn nguồn tham chiếu,… và bằng chứng kiểm tốn đính kèm được lưu file đầy đủ. File hồ sơ hầu như đều được kiểm tra bởi cấp trên trực tiếp trước khi phát hành báo cáo kiểm toán. Các kiến nghị kiểm toán đều được theo dõi và kiểm tra việc thực hiện sau kiểm toán. Phần lớn đều tiến hành tổng hợp đánh giá kết quả cơng việc kiểm tốn để hỗ trợ nhà quản lý trong việc ra quyết định.

2.5.2 Tồn tại

Kết quả khảo sát cho thấy bên cạnh các ưu điểm trên, KTNB tại VN nói chung và DNBH nói riêng vẫn còn những bất cập như:

a. Về cơ cấu tổ chức KTNB

Mục đích, trọng tâm và phạm vi KTNB trong DN BHNT hiện nay đã được xác định trong Điều lệ Kiểm toán hoặc văn bản có giá trị tương đương do đơn vị xây dựng. Hầu hết các DN kinh doanh BHNT tại Việt Nam đều có tổ chức bộ phận KTNB; tuy nhiên gần như đều chịu sự quản lý và báo cáo kết quả cho Tổng Giám đốc, chỉ một số có báo cáo cho các cấp quản lý độc lập hơn như HĐQT, UBKT và Ban Kiểm soát.

b. Về chuẩn mực kiểm tốn

Hiện vẫn chưa có hệ thống chuẩn mực kiểm toán nội bộ, do vậy, thiếu cơ sở để xây dựng phương pháp luận KTNB, kỹ thuật kiểm tốn, cơng nghệ hỗ trợ, dữ liệu thơng tin

và kể cả chương trình quản lý chất lượng nhằm hỗ trợ hoạt động kiểm toán giúp cho hoạt động KTNB ngày càng chuyên nghiệp. Do vậy chưa đảm bảo việc đạt được mục tiêu và thực thi được các quyền được trao, tạo ra khuôn khổ cho việc điều hành và triển khai các dịch vụ KTNB trong DN.

c. Về nhận thức vai trò của KTNB

Vai trò của KTNB trong việc trong việc quản trị rủi ro DN chưa được thực hiện tại các DNBH nói riêng và các DN ở VN nói chung. Quan niệm KTNB là người đi sau, là người kiểm tra các sai sót gian lận đã xảy ra vẫn tồn tại trong nhận thức và suy nghĩ của các cấp quản lý và cả những nhân viên của tất cả các bộ phận. Trong rất nhiều trường hợp khơng có sự hỗ trợ từ các phòng ban / bộ phận được kiểm toán, KTNB bị xem là người làm nhiệm vụ “bới vết tìm lơng” để báo cáo lên nhà quản lý. Do vậy, vấn đề nhận biết và kiểm sốt rủi ro gần như bỏ ngỏ, có những rủi ro nhà quản lý dự đoán sẽ xảy ra trong phần hành nào đó nhưng khơng xác định được nằm ở khâu nào.

Thực trạng này xuất phát từ việc KTNB chưa thật sự có vị trí pháp lý, chưa có những quy định mang tính pháp lý nhằm nâng cao vai trị, vị trí của KTNB trong các doanh nghiệp. Hoạt động KTNB chỉ mới mang tính hình thức chưa thực sự có chiều sâu và q trình phát triển hiện nay hoàn toàn tùy thuộc vào sự nhận thức và hiểu biết của nhà quản lý.

d. Về chức năng KTNB

Chức năng chủ yếu của hoạt động KTNB tại các DN BHNT VN hiện nay tùy thuộc vào nhận thức của nhà quản lý về những giá trị gia tăng mà KTNB mang lại cho DN; trong đó kiểm tốn tn thủ và kiểm tốn hoạt động là hai hoạt động chủ yếu của KTNB. Vì vậy, quy trình KTNB hiện nay chỉ được xây dựng chủ yếu cho 2 hoạt động này. Thực tế cho thấy rất ít DN kinh doanh bảo hiểm có tổ chức bộ phận KTNB thực hiện việc quản trị rủi ro, trong khi đây là một yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh cạnh tranh trong ngành ngày càng khốc liệt. Mong muốn gia tăng thị phần ngày càng cao

trước tình hình một số DN BHNT hàng đầu trên thế giới đang xúc tiến tìm hiểu thị trường để triển khai hoạt động kinh doanh tại VN như hãng BHNT đứng thứ 4 trên thế giới Generali đã mở văn phòng đại diện vào đầu 2010 tại Hà Nội, hãng BHNT lớn của Nhật Sumitomo Life dự kiến thành lập liên doanh với Agribank trong năm nay, hãng BHNT đứng thứ 5 thế giới AVIVA cũng dự kiến thành lập liên doanh trong năm nay với Vietinbank,... càng thúc đẩy hoạt động KTNB trong việc quản trị rủi ro phải nhanh chóng được triển khai.

Hoạt động KTNB tại các DN BHNT đã và đang thực hiện theo yêu cầu của pháp luật, nhưng nhà quản lý chưa nhận thức hết được giá trị mà KTNB mang lại. Dù vậy, nhu cầu quản trị rủi ro cũng đã manh mún xuất hiện ở một số DN do người quản lý nhận thức được những rủi ro tiềm ẩn mà DN có khả năng gặp phải.

e. Về tiêu chuẩn của KTVNB

Nguồn nhân lực KTNB hiện vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của xã hội. Phần lớn các doanh nghiệp chưa xây dựng được đội ngũ KTVNB có kinh nghiệm và những kỹ năng cần thiết, kể cả vị trí phụ trách KTNB; các KTVNB cịn thiếu kinh nghiệm và kiến thức, đặc biệt là về lĩnh vực công nghệ thông tin,... Một số DN đã mạnh dạn đầu tư bằng cách gửi nhân viên tham dự các khóa học về KTNB để thi lấy chứng chỉ CIA, CPA hoặc ACCA, một số khác nhờ sự trợ giúp từ các công ty chuyên nghiệp trong việc cung cấp dịch vụ KTNB, trong khi phát triển nguồn nhân lực của riêng mình.

Việc nâng cao khả năng của KTVNB chưa thực sự được chú trọng thể hiện qua việc không tổ chức đào tạo liên tục trong một khoảng thời gian nhất định mỗi năm, rất ít KTVNB có các chứng chỉ về KTV như CIA hay CPA, ACCA,.... Chính vì khơng được đào tạo và nâng cao năng lực cho đội ngũ KTVNB cũng góp phần làm cho những kỳ vọng của nhà quản lý hay chủ sở hữu vẫn chưa đạt được.

Kết quả KTNB chỉ có thể trợ giúp DN đạt được mục tiêu, chiến lược hoạt động khi nhà quản lý thiết lập chương trình hoạt động cho KTNB, tiếp nhận và coi trọng báo cáo KTNB, đảm bảo sự hỗ trợ nhất định cho KTNB về tài chính, cơng việc, tổ chức KTNB có vị trí nhất định trong bộ máy quản lý của DN và trên tất cả, điều không thể thiếu trong các q trình này chính là việc khơng ngừng đào tạo nâng cao năng lực cho các KTVNB.

f. Về quy trình, thủ tục, bằng chứng kiểm toán

Tại các DN kinh doanh BHNT, KTNB đã tiến hành lập kế hoạch kiểm toán, xác định đối tượng kiểm toán trước khi tiến hành kiểm toán và hầu hết đều thực hiện đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB nhằm mở rộng hoặc giảm bớt các thử nghiệm chi tiết. Tuy vẫn còn một số DN bỏ qua khâu này, chỉ thực hiện kiểm tra chi tiết để đưa ra các kết luận và kiến nghị về đối tượng kiểm toán; điều này làm mất thời gian và tính hiệu quả của việc thực hiện kiểm toán.

Hầu hết việc thực hiện các thủ tục kiểm toán cũng như việc chọn mẫu được thực hiện một cách ngẫu nhiên, không dựa vào sự hỗ trợ của hệ thống hoặc dựa vào đánh giá khả năng phát sinh rủi ro, làm cho hiệu quả hoạt động của KTNB chưa hiệu quả nên chưa thực sự hỗ trợ được nhà quản lý trong việc ra các quyết định mang tính chiến lược. Bằng chứng kiểm tốn được kết hợp giữa chứng từ kế toán với các tài liệu và các bằng chứng thu thập thông qua các kỹ thuật khác như: kiểm kê, phỏng vấn,… Đối với các phần hành mà bộ phận KTNB khơng có chun mơn thì gần như đều có sự tham gia của các chuyên gia tư vấn độc lập khi thực hiện kiểm tốn. Vẫn cịn trường hợp KTNB thực hiện kiểm tốn một số bộ phận mà KTNB khơng có chun mơn nhưng lại khơng có sự tham gia của các chuyên gia độc lập nên KTNB chỉ thực hiện việc kiểm tốn tính tuân thủ hay đúng hơn thực hiện kiểm tốn theo quy trình hiện có hoặc xem xét những quy trình nào cần thiết. Tuy nhiên việc kiểm tốn trong các trường hợp này cũng khó

định phí bảo hiểm hay cơng nghệ thơng tin,... địi hỏi KTVNB phải có những hiểu biết nhất định để thực hiện công việc. Nhưng câu hỏi đặt ra là KTVNB phải biết bản thân các bộ phận này phải có những quy trình cần thiết nào và quy trình đặt ra như vậy đã hợp lý chưa? Cần phải bổ sung, sửa đổi gì khơng?

Dù các bước trong quy trình kiểm toán gần như thực hiện đầy đủ nhưng ở một số DNBH bộ phận KTNB vẫn chưa thực hiện đánh giá rủi ro, xác định mức trọng yếu để xác định mức sai sót có thể bỏ qua mà khơng làm sai lệch kết quả kiểm tốn. Việc lựa chọn đối tượng kiểm tốn hầu như khơng theo một tiêu chí nào, chỉ một số ít có dựa vào đánh giá khả năng phát sinh rủi ro để lựa chọn; hầu hết đều theo kế hoạch định kỳ hay yêu cầu của nhà quản lý cũng như việc chọn mẫu một cách ngẫu nhiên nên nhiều khả năng rủi ro bị bỏ sót và khơng được nhận biết kịp thời.

g. Về báo cáo KTNB

Các loại Báo cáo kiểm toán được sử dụng bởi các DN kinh doanh BHNT không thống nhất, tùy thuộc vào nhu cầu của từng đơn vị. Trong đó loại báo cáo gắn liền với từng cuộc kiểm toán riêng lẻ là phổ biến nhất.

h. Hồ sơ kiểm toán

Hồ sơ kiểm toán được ghi chép đầy đủ, cụ thể; mọi thay đổi về phát hiện kiểm toán, đánh giá, kết luận của KTV đều giải thích rõ ràng nguyên nhân, số liệu phải được trích dẫn nguồn tham chiếu,….

Hầu hết hồ sơ kiểm toán được cấp trên trực tiếp kiểm tra trước khi phát hành Báo cáo kiểm tốn chính thức. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy một số DNBH bỏ qua thủ tục này, đây là một rủi ro không nhỏ. Việc kiểm tra trước khi báo cáo kiểm tốn được phát hành chính thức, tiến hành các công việc sốt xét các cơng việc kiểm toán và bảo đảm rằng, các yêu cầu của cơng việc kiểm tốn đều đã được thực hiện một cách đầy

đủ, đúng theo qui trình kiểm tốn đã đề ra nhằm khẳng định rằng mọi bằng chứng kiểm toán cần thiết đã được thu thập đầy đủ và đảm bảo cho ý kiến kiểm toán.

i. Theo dõi sau kiểm toán

Phần lớn các DNBH đều theo dõi và tiến hành kiểm tra các vấn đề nêu ra trong báo cáo kiểm toán khi thực hiện theo dõi sau sau kiểm toán của các đơn vị / bộ phận. Kết quả kiểm toán được tổng hợp để hỗ trợ nhà quản lý trong việc ra quyết định.

j. Giám sát hoạt động KTNB

Đây là hạn chế lớn nhất của các DN nói chung và của các DN BHNT tại Việt Nam nói riêng khi tổ chức hoạt động KTNB tại DN mình. Vấn đề là làm thế nào để HĐQT và BGĐ DN đánh giá được và đảm bảo chất lượng của bộ máy KTNB của mình? Hiện nay các DN chưa có hệ thống phù hợp để đánh giá hiệu quả hoạt động của kiểm toán nội bộ hệ thống quản lý rủi ro của bản thân doanh nghiệp chưa hợp lý.

Chuẩn mực của IIA yêu cầu phải có đánh giá độc lập bên ngoài sau mỗi 5 năm về giá trị mà KTNB đã mang lại cho DN thông qua các hoạt động đánh giá và hồn thiện tính hiệu quả của quản lý rủi ro, KSNB và các chu trình quản trị. Tuy nhiên, qua khảo sát cơng tác này hầu như rất ít được thực hiện tại bất kỳ một DN BHNT nào có tổ chức KTNB. Chính vì điều này đặt ra câu hỏi cho cả nhà quản lý lẫn nhân viên tại DN rằng có đảm bảo chất lượng của KTNB có đạt kỳ vọng của nhà quản lý hay khơng. Việc thiếu sót này cũng có phần trách nhiệm của nhà quản lý vì chưa đặt niềm tin, chưa thực sự quan tâm vào KTNB cũng như chưa hiểu về những giá trị gia tăng mà KTNB sẽ tạo ra cho DN; nên công tác này bị lơ là, bỏ qua.

k. Về hội nghề nghiệp

Do được tiếp cận với tất cả các lĩnh vực hoạt động của tổ chức để thực hiện chức năng kiểm tra, phân tích, đánh giá và tư vấn. Do vậy, KTVNB có được lợi thế mà nhân viên

ở những bộ phận khác trong tổ chức khơng có được. Vì thế, khi hoạt động KTNB ngày càng hồn thiện và phát triển thì KTNB chính là một môi trường thực hành lý tưởng để đào tạo, nâng cao năng lực cho bản thân. Thực tế chứng minh, nhiều tập đoàn đa quốc gia trên thế giới đã sử dụng KTNB như là nơi ươm mầm và rèn luyện các tài năng lãnh đạo cho tương lai.

KTVNB là một nghề đòi hỏi kỹ năng và đạo đức rất cao. Vì thế chỉ khi người làm KTNB có đủ tính chun nghiệp và chứng nhận đào tạo bài bản, có thâm niên thực tế thì năng lực và danh hiệu mới được công nhận.

Để đạt được các kỹ năng trên, KTVNB cần được tham gia vào tổ chức nghề nghiệp về KTNB; để phản ánh ý kiến cũng như chia sẻ những khó khăn và kinh nghiệm trong công việc KTNB đồng thời cũng được trao đổi, trau dồi những kỹ năng kiến thức nghề nghiệp, tạo điều kiện cho nghề nghiệp KTNB ngày càng phát triển. Mặt khác, KTVNB sẽ phải tuân thủ những quy định và các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp mà Hội đưa ra nhằm hạn chế những rủi ro có thể xảy ra trong q trình thực hiện cơng việc.

Từ đó, để làm việc và phát triển trong môi trường vừa là thử thách vừa là cơ hội, các KTVNB cần có tổ chức nghề nghiệp giúp trao đổi kinh nghiệm để nâng cao kỹ năng mà không thể đào tạo được ở bất kỳ trường lớp nào. Tuy nhiên cho đến nay điều này vẫn chưa thực hiện được

l. Về các quy định pháp lý

Hiện nghề nghiệp KTNB chỉ mới trong giai đoạn đầu phát triển và vai trò của KTNB vẫn chưa được xã hội cơng nhận cũng như chưa có bất kỳ quy định mang tính pháp lý nào về vai trị của bộ phận KTNB. Chỉ có một số nghành nghề như: ngân hàng,... mới có các quy định pháp lý có liên quan.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Kết quả KTNB hỗ trợ nhà quản lý trong việc ra các quyết định mang tính chiến lược. Tuy nhiên, hình thức tổ chức của KTNB trong các doanh nghiệp kinh doanh BHNT hiện chưa thống nhất và phù hợp với điều kiện hiện tại cùng các thông lệ chung. Nhận thức của nhà quản lý về vai trò KTNB chưa đúng với những giá trị mà hoạt động này mang lại. Thiếu những văn bản pháp lý hướng dẫn mang tính định hướng phù hợp thúc đẩy sự phát triển của KTNB và một hệ thống chuẩn mực làm cơ sở cho thực hành, điều tiết hành vi của KTV và các bên có liên quan cùng sự phối hợp với các tổ chức, hiệp hội nghề nghiệp kế toán, kiểm tốn vào cơ quan Nhà nước có liên quan cũng như chiến lược hoạt động mang tính chuyên nghiệp tại các DN kinh doanh BHNT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quy trình kiểm toán nội bộ tại các daonh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ việt nam (Trang 49 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)