Hình thành tổ chức nghề nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quy trình kiểm toán nội bộ tại các daonh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ việt nam (Trang 64 - 66)

Chương 2 : THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

3.2.2 Hình thành tổ chức nghề nghiệp

Do KTNB mang tính nhiệm ý, vì vậy cần có tổ chức nghề nghiệp về KTNB để có thể quản lý và hỗ trợ KTV trong việc đào tạo kiến thức, cung cấp thơng tin, tư vấn, kiểm sốt chất lượng của KTV, kiểm tra và xử lý các sai phạm đạo đức nghề nghiệp của KTV,… nhằm nâng cao chất lượng kiểm tốn.

KTNB đã trở thành loại hình dịch vụ phổ biến và quan trọng ở các quốc gia phát triển, góp phần khơng nhỏ vào sự thành cơng của các DN nói riêng và kinh tế tồn cầu nói chung. Trong xu thế tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, sự xâm nhập KTNB từ bên ngoài vào thị trường trong nước ngày càng mạnh mẽ. Điều đó sớm hay muộn tất yếu sẽ dẫn đến sự hình thành các thị trường thống nhất về dịch vụ KTNB, trước hết là ở cấp khu vực, sau đó là tồn cầu. Trong bối cảnh đó, việc đẩy nhanh sự phát triển của nghề nghiệp KTNB, nâng cao trình độ nghề nghiệp KTNB; tiếp cận và ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới là nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với mọi quốc gia đang phát triển, và trong sự nghiệp quan trọng đó, vai trị của Hội nghề nghiệp KTNB là rất lớn và phải được Nhà nước quan tâm đặc biệt.

Những năm gần đây do nhu cầu phát triển của nền kinh tế, đội ngũ những người làm nghề KTNB trong nền kinh tế tăng nhanh một cách đáng kể. Tuy nhiên, chưa có bất kỳ một quy định mang tính pháp lý nào liên quan đến hoạt động KTNB. Số lượng KTVNB có chứng chỉ hành nghề do Viện IIA vẫn còn rất hiếm. Do vậy, việc thành lập Hội nghề nghiệp KTNB là một nhu cầu khách quan cho quá trình phát triển, đây thực sự là một thử thách lớn nhưng đồng thời cũng là một môi trường, một cơ hội để Hội nhanh chóng vươn lên, trở thành một Hội nghề nghiệp đích thực theo thơng lệ quốc tế trong hoạt động KTNB. Để làm được và ngày càng làm tốt hơn nhiệm vụ này, theo nhận thức của cá nhân, cần phải có sự nỗ lực của Nhà nước trong việc quyết tâm thành lập và hỗ trợ Hội nghề nghiệp KTNB trong q trình phát triển.

Vai trị của Hội nghề nghiệp KTNB được thể hiện qua những việc sau:

- Tham gia xây dựng các thông lệ và CM KTNB, cập nhật kiến thức, tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ…;

- Tham gia tổ chức thi tuyển và quản lý hành nghề KTNB;

- Nghiên cứu thông lệ quốc tế về Hội nghề nghiệp, những bài học kinh nghiệm tiếp thu được từ các quốc gia tiên tiến và xuất phát từ thực tiễn hoạt động nghề nghiệp KTNB ở nước ta, tham gia tích cực với Bộ Tài chính và các cơ quan chức năng Nhà nước trong việc xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật cần thiết cho hoạt động quản lý nghề nghiệp của Hội, đề xuất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các quy chế, chế tài cần áp dụng và về những giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong q trình hoạt động nghề nghiệp của KTNB nhằm tạo môi trường thơng thống cho sự phát triển dịch vụ KTNB;

- Tổ chức hướng dẫn, cập nhật các văn bản pháp luật về KTNB đến tất cả các hội viên của Hội. Đồng thời, quảng bá rộng rãi trong xã hội về nghề nghiệp KTNB; về dịch vụ KTNB; về tiêu chuẩn hành nghề KTNB; về vai trò, vị thế của Hội trong quản lý nghề nghiệp KTNB;

- Phát triển đào tạo nguồn nhân lực, hình thành và chun nghiệp hóa các Ban chuyên môn của Hội;

- Xây dựng và thực hiện các giải pháp chuyên môn để thực thi những nhiệm vụ được giao, như: tổ chức thi tuyển và cấp chứng chỉ KTVNB; quản lý và công bố danh sách các KTVNB; giám sát, kiểm tra chất lượng hoạt động và đạo đức KTNB; cập nhật kiến thức và bồi dưỡng nâng cao trình độ và kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngũ KTVNB; xây dựng và thực hiện chế độ thông tin, báo cáo thường xuyên định kỳ với các cơ quan chức năng Nhà nước về tình hình hoạt động và những vấn đề liên quan đến hoạt động của KTNB tại các DN và KTVNB; thiết lập và phát triển quan hệ hợp tác song phương và đa phương với các nước trong khu vực và trên thế giới để trao

đổi, học hỏi kinh nghiệm, hợp tác trong công tác đào tạo cán bộ, hồn thiện quy trình, chuẩn mực KTNB. Trao đổi và cùng nhau thực hiện các giải pháp để tiến tới ký kết các thỏa thuận công nhận lẫn nhau về bằng cấp, chứng chỉ hành nghề KTVNB giữa các nước, trước hết là các nước trong khu vực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quy trình kiểm toán nội bộ tại các daonh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ việt nam (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)