3.2.1 Kiểm định độ tin cậy của thang đo và phân tích nhân tố
Một thang đo được coi là có giá trị khi nó đo lường đúng cái cần đo. Hay nói
cách khác đo lường đó vắng mặt cả hai loại sai lệch: sai lệch hệ thống và sai lệch ngẫu nhiên. Điều kiện cần để một thang đo đạt giá trị l à thang đo đó phải đạt độ tin cậy, nghĩa là cho cùng một kết quả khi đo lặp đi lặp lại.
Độ tin cậy của thang đo đ ược đánh giá bằng phương pháp nhất quán nội tại
(internal connsistentcy) thông qua hệ số Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan biến tổng (Item-Total Correlation).
Hệ số Cronbach’s Alpha
Hệ số Cronbach’s alpha đ ược sử dụng nhằm loại các biến không phù hợp, biến ‘rác’. Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng Cronbach’s Alpha từ 0.8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được. Cũng có nhà
nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được
trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với ng ười trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Hoàng Trọng-Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005). Vì vậy
đối với nghiên cứu này thìCronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên là chấp nhận được.
Hệ số tương quan biến tổng(Item-Total Correlation)
Hệ số tương quan biến tổng là hệ số tương quan của một biến với điểm trung bình của các biến khác trong cùng một thang đo, do đó hệ số này càng cao thì sự tương quan của biến này với các biến khác trong nhóm càng cao. Theo Nunnally và Burnstein (1994), các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 được coi là
biến rác và sẽ bị loại khỏi thang đo.
Độ giá trị hội tụ (convergent validity) v à độ giá trị phân biệt (discriminant validity) của thang đo được đánh giá thông qua ph ương pháp phân tích nhân t ố khám phá EFA (Exploratory Factor Anlysis).
Xác định số lượng nhân tố
Số lượng nhân tố được xác định dựa trên chỉ số Eigenvalues, chỉ số này đại diện cho phần biến thi ên được giải thích bởi mỗi nhân tố. Theo tiêu chuẩn Kaiser, những nhân tố có chỉ số Eigenvalues nhỏ hơn 1 sẽ bị loại khỏi mơ hình (Garson, 2003). Tiêu chuẩn phương sai trích (Variance explained criteria): t ổng phương sai trích phải lớn hơn 50%.
Độ giá trị hội tụ
Để thang đo đạt giá trị hội tụ thì hệ số tương quan đơn giữa các biến và các nhân tố phải lớn hơn hoặc bằng 0.5 trong một nhân t ố (Jun & ctg, 2002).
Độ giá trị phân biệt
Để đạt được độ giá trị phân biệt, khác biệt giữa các nhân tố (factor loading) phải lớn hơn hoặc bằng 0.3 (Jabnoun & ctg, 2003).
3.2.2 Hệ số tương quan và phân tích h ồi quy tuyến tính
Trước hết hệ số tương quan giữa từng thành phần của sự tận tâm tổ chức với các nhân tố của sự thỏa mãn công việc sẽ được xem xét. Tiếp đến, phân tích hồi quy tuyến tính đa biến bằng ph ương pháp bình phương nhỏ nhất thơng thường (Ordinal
Least Squares – OLS) cũng được thực hiện, trong đó các biến phụ thuộc là tận tâm tình cảm, tận tâm lâu dài và tận tâm chuẩn tắc, biến độc lập dự kiến sẽ là sự thỏa mãn đối với thu nhập, đào tạo, thăng tiến, cấp tr ên, đồng nghiệp, đặc điểm công việc, điều kiện làm việc và phúc lợi.
Phương pháp lựa chọn biến Stepwise đ ược tiến hành. Hệ số xác định R2 điều
chỉnh được dùng để xác định độ phù hợp của mơ hình, kiểm định F dùng để khẳng
định khả năng mở rộng mơ hình này áp dụng cho tổng thể cũng nh ư kiểm định t để bác bỏ giả thuyết các hệ số hồi quy của tổng thể bằng 0.
Cuối cùng hệ số phóng đại VIF (Variance inflation factor) d ùng để xem xét hiện tượng đa cộng tuyến. Điều kiện để khơng có đa cộng tuyến là hệ số VIF nhỏ
hơn 10 (<10).
Mơ hình hồi quy:
Yj = β0 + β1*X1 + β2*X2 + β3*X3 +… + βi*Xi
Trong đó:
Yj: mức độtận tâm với tổ chức của người lao động tại Trung tâm. Xi: các khía cạnh của sự thỏa mãn cơng việc của NLĐ tại Trung tâm.
β0: hằng số.
βi: các hệ số hồi quy (i > 0).
Kết quả của mơ hình sẽcho thấy mức độ ảnh hưởng của các yếu tốthỏa mãn công việc tác động đến sự tận tâm với tổ chức của người lao động tại Trung tâm.
Tóm tắt
Chương 3 đã trình bày phần thiết kế nghiên cứu của đề tài bao gồm xây dựng quy trình nghiên cứu (nêu trình tự và các bước trong quá trình nghiên cứu); phương
pháp nghiên cứu, thang đo (bảng câu hỏi), mẫu nghiên cứu và kỹ thuật phân tích dữ liệu thống kê đề cập đến việc kiểm định độ tin cậy của thang đo, hệ số t ương quan và phân tích hồi quy. Thơng qua đó, kết quả nghiên cứu cũng như các giải pháp và
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Giới thiệu
Tiếp theo chương Phương pháp nghiên c ứu, chương này sẽ giới thiệu về các kết quả nghiên cứu thơng qua việc xử lý, phân tích dữ liệu thu thập đ ược. Như đã trình bày ở chương trước, kết quả nghiên cứu được giới thiệu ở chương này sẽ gồm
sáu phần là: (1) Mô tả mẫu;(2) Thống kê mức độ thỏa mãn, tận tâm của người lao
động (3) Đánh giá độ tin cậy của thang đo; (4) Phân tích nhân tố và hiệu chỉnh mơ hình nghiên cứu; (5) Phân tích hồi quy đa biến và Kiểm định các giả thuyết của mơ hình; (6) Kiểm định sự khác biệt về mức độ thỏa mãn công việc, mức độ tận tâm với tổ chức theo các đặc điểm cá nhân của người lao động đang làm việc tại Trung tâm.