Dịch vụ kinh doanh bảo hiểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển các dịch vụ ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 49)

2.3 THỰC TRẠNG CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ ĐỐI VỚI DNNVV TẠ

2.3.1.5 Dịch vụ kinh doanh bảo hiểm

BIDV sở hữu 100% vốn của công ty bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC). Thị phần của BIDV về dịch vụ bảo hiểm hiện đang tăng lên từ 0% lên 2,7%. Sau những năm hoạt động BIDV đã đạt những thành tựu như sau

Bảng 2.19 Dịch vụ kinh doanh bảo hiểm giai đoạn 2007-2009

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Số tiền Số tiền % Số tiền % 1. Tổng DT phí BH 163.740 296.369 81% 406.703 37%

Trong đó DNNVV 18.011 65.201 262% 93.542 43%

Tỷ trọng DNNVV 11% 22% 23%

2. Thị phần bảo hiểm 2% 2,5% 2,7%

Qua bảng 2.19 cho thấy năm 2009, tổng doanh thu phí bảo hiểm đạt 406.703 triệu đồng, tăng 37% so với năm 2008. Trong đó doanh thu phí bảo hiểm DNNVV đạt 93.542 triệu đồng, tăng 43% so với năm 2008, tỷ trọng DNNVV chiếm 23%.

BIC nổ lực đẩy mạnh dịch vụ này, mở rộng thị phần đến tất cả khách hàng. Song song BIC phát triển một số dịch vụ mới, cụ thể là: dịch vụ Bình An và An Sinh Toàn Diện phân phối qua kênh Bancassurance. BIC đang tiếp tục xây dựng và đưa vào triển khai sản phẩm bảo hiểm bảo lãnh, bảo hiểm hàng không và tiếp theo là sản phẩm bảo hiểm trọn gói cho DNNVV, bảo hiểm cây cao su…

Theo số liệu thống kê của toàn thị trường, với tổng doanh thu bảo hiểm gốc đạt được đến cuối năm 2009, BIC tiếp tục đứng thứ 6/28 công ty bảo hiểm phi nhân thọ tại thị trường Việt Nam.

2.3.1.6 Dịch vụ thẻ

BIDV thực hiện cung cấp dịch vụ thẻ cho tất cả các khách hàng qua trung tâm thẻ. Sản phẩm thẻ BIDV có sự phát triển muộn hơn các NHTM khác và chưa phát triển vượt trội, cơ sở hạ tầng chưa được tốt, tiện ích của thẻ cũng có những hạn chế nhất định. Đến cuối năm 2009 hoạt động kinh doanh thẻ đã đạt được một số kết quả sau:

Bảng 2.20 Dịch vụ kinh doanh thẻ giai đoạn 2007-2009 (ĐVT : cái)

Nội dung 2006 2007 % 2008 % 2009 %

Tổng số lượng thẻ 562.587 1.053.569 187% 1.959.639 86% 3.527.350 80%

Trong đó DNNVV 67.510 158.035 234% 352.735 123% 776.017 120%

Tỷ trọng DNNVV 12% 15% 18% 22%

Nguồn: Báo cáo hoạt động Trung tâm thẻ giai đoạn 2007-2009 của BIDV

Thẻ visa Gold, Flexi ra đời đánh dấu một bước tiến quan trọng của nghiệp vụ thẻ trên con đường đa dạng hóa, phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Ngồi các tiện ích của thẻ ATM, khách hàng có thể sử dụng thẻ ghi nợ nội địa để thanh tốn tiền hàng hóa và dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thẻ, đặc biệt còn sử dụng hạn mức thấu chi để khách hàng có thể sử dụng để thanh tốn hàng hóa và dịch vụ. Đây là tiện ích góp phần thu hút khách hàng có quan hệ tài khoản giúp BIDV phát triển tốt hơn sản phẩm thẻ.

Tính đến 31/12/2009 số lượng thẻ phát hành là 3.527.350 thẻ tăng 80% so với năm 2008. Trong đó số lượng thẻ phát hành cho các DNNVV là 776.017 thẻ tăng 120% so với năm 2008, chiếm tỷ trọng 22% so với tổng số thẻ phát hành.

2.3.1.7 Dịch vụ thị trường phái sinh

BIDV cung cấp các dịch vụ mới như kinh doanh hàng hóa tương lai đến với khách hàng, kinh doanh trái phiếu trên thị trường thứ cấp, cung cấp các dịch vụ hốn đổi lãi suất, hàng hóa tương lai để phục vụ nhu cầu phòng ngừa của khách hàng. BIDV thực hiện hoạt động kinh doanh loại hình dịch vụ này từ năm 2008 nhằm tăng cường quảng bá hình ảnh BIDV đối với hoạt động kinh doanh tiền tệ.

Bảng 2.21 Dịch vụ kinh doanh thị trường phái sinh

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Tăng %

Tổng cộng 309 438 129 42%

1. Hàng hóa tương lai 78 91 13 17%

2. Hoán đổi tiền tệ 231 347 116 50%

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh giai đoạn 2007-2009 của BIDV

Tính đến 31/12/2009 dịch vụ này chưa thực sự đáp ứng cho các DNNVV chủ yếu là DN lớn, các tổng công ty.

2.3.1.8 Dịch vụ ngân hàng điện tử

BIDV cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử như Direct banking, Mobile banking, Internet banking, phonebanking, phát hành trái phiếu doanh nghiệp chỉ trong gian đoạn đầu số lượng khách hàng còn hạn chế, chủ yếu các DN lớn và tổng công ty.

2.3.2 Những mặt tồn tại

Qua khảo sát và phân tích thực trạng về phát triển các dịch vụ chủ yếu đối với DNNVV của BIDV trong thời gian2006-2009, các dịch vụ cung cấp cho các doanh nghiệp chủ yếu là các dịch vụ huy động vốn, cấp tín dụng, thanh tốn truyền thống, có một số dịch vụ hiện đại vào giai đoạn đầu của ngân hàng như: thị trường phái sinh, homebanking, mobilebanking... Tất cả các dịch vụ đã có những chuyển

biến tích cực về chất và lượng tuy nhiên nếu so với yêu cầu hội nhập và cạnh tranh quốc tế, dịch vụ ngân hàng còn nhiều hạn chế như thời gian cung cấp dịch vụ còn chậm, thủ tục cịn chưa thay đổi nhiều, mức phí ở mức bình thường chưa cạnh tranh cao, cụ thể là:

2.3.2.1 Dịch vụ huy động vốn

- Dịch vụ huy động chủ yếu là dịch vụ truyền thống

Qua các năm 2006-2010 lãi suất huy động vốn của BIDV trên toàn quốc từ 8%/năm đến 20.2%/năm nhưng chủ yếu huy động từ nguồn vốn dân cư và các DNNN với các sản phẩm giấy tờ có giá ngắn hạn và dài hạn. Các DNNVV chưa được chú trọng và quan tâm sâu sắc. Do đó việc phát triển các dịch vụ huy động vốn chưa nhiều, vẫn là dịch vụ truyền thống về tiền gửi như: các giấy tờ có giá ngắn, dài hạn (kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, tín phiếu…).

- Nguồn vốn trung dài hạn còn hạn chế chưa đáp ứng nhu cầu về vốn các DNNVV.

BIDV cố gắng huy động vốn với các khách hàng trên toàn quốc song vẫn còn bị động, cơ cấu nguồn vốn thiếu ổn định. Trong cơ cấu vốn huy động DNNVV cũng góp một phần đáng kể nhưng chưa đạt kết quả đề ra. Doanh số tiền gửi các TCKT và DNNVV tăng điều qua các năm (năm 2009 tăng 2%, tăng ít đạt 90.556 tỷ đồng). Cơ cấu nguồn vốn huy động ngoại tệ qui đổi chiếm 20% tổng cơ cấu nguồn vốn huy động (năm 2009 đạt 37.204 tỷ đồng / 188.042 tỷ đồng) chưa hợp lý. Do đó chưa đáp ứng kịp thời nguồn ngoại tệ cho khách hàng đặc biệt là DNNVV chưa thể đáp ứng đầy đủ yêu cầu ngoại tệ.

- Lãi suất huy động vốn và thời gian cung ứng dịch ở mức bình thường, chưa có thực sự tốt hơn các NHTM khác.

2.3.2.2 Dịch vụ cấp tín dụng

a. Dịch vụ cho vay

- Thứ nhất, dịch vụ cho vay mới chưa được triển khai rộng rãi

Dịch vụ cho vay đối với DNNVV vẫn còn là dịch vụ truyền thống là chủ yếu như cho vay hạn mức, món, tài trợ dự án. Đối với các dịch vụ mới như cho vay theo

hạn mức thấu chi, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng chưa triển khai phát triển mạnh đối với DNNVV với mức dư nợ cho vay thấp.

- Thứ hai, số lượng khách hàng DNNVV quan hệ tín dụng tại BIDV chiếm tỷ trọng thấp

Tổng số khách hàng là DNNVV còn dư nợ tại BIDV khoảng 30.000 doanh nghiệp chỉ chiếm 6% trên tổng số DNNVV của nước (hiện nay Việt Nam có khoảng 496.101 DNNVV).

- Thứ ba, chính sách lãi suất và thời gian cung cấp dịch vụ cho DNNVV

ở mức trung bình

BIDV áp dụng lãi suất cho vay bình thường và thời gian cung cấp dịch vụ cấp tín dụng chưa ưu tiên đặc biệt cho các DNNVV. Do đó BIDV cần cải thiện hơn nữa lãi suất cho vay và thời gian trong việc phát triển dịch vụ cấp tín dụng cho DNNVV.

- Thứ tư, các DNNVV gặp khó khăn về thủ tục vay vốn Ngân hàng

DNNVV thường than phiền thủ tục ngân hàng khó khăn, phức tạp. Trên thực tế để phù hợp với qui định của pháp luật, qui trình hiện hành và để đảm bảo hiệu kinh doanh cũng như quản lý được rủi ro tín dụng cho ngân hàng. BIDV buộc yêu cầu DNNVV vay vốn phải cung cấp đầy đủ những hồ sơ chứng minh về năng lực pháp lý, hiệu quả và khả năng trả nợ của phương án vay cụ thể, hồ sơ tài chính khách hàng, hồ sơ tài sản thế chấp, phương án và kế hoạch kinh doanh của DN đảm bảo hiệu quả. BIDV đã có chính sách khách hàng dành cho DNNVV và là một trong những chương trình mục tiêu phát triển của Ngân hàng tuy nhiên việc rút ngắn thời gian, giảm bớt thủ tục, qui trình vay vốn cũng chưa đáng kể.

- Thứ năm, DNNVV ngại tiếp cận dịch vụ cho vay của NHTMNN

Các DNNVV ln có ý nghĩ các NHTMNN chỉ cho vay các DNNN, các công ty lớn với khoản vay lớn, thủ tục khó khăn và thái độ phục vụ theo kiểu hành chính. Do vậy các DNNVV nhận thấy bản thân họ là DNNVV nên không được sự quan tâm đúng mức từ phía ngân hàng, nhất là NHTMNN và thường tìm đến NHTMCP để được cung cấp dịch vụ ngân hàng.

- Thứ sáu, hệ thống phần mềm theo dõi thơng tin và lưu trử trên máy tính

của BIDV tương đối hiện đại từ năm 2008 nhưng đến nay vận hành phần mềm thường bị lỗi và còn chậm chạp làm ảnh hưởng đến khách hàng.

b. Dịch vụ cho thuê tài chính

- Thứ nhất, công tác tiếp thị khách hàng thông qua hiệp hội, các nhà cung

ứng, báo, đài, internet chưa hiệu quả. Đến cuối năm 2009 dư nợ cho thuê doanh nghiệp nhỏ và vừa thấp đạt 917 tỷ đồng chiếm 28% tổng dư nợ cho thuê tài chính (3.275 tỷ đồng). BIDV chủ yếu tiếp cận những doanh nghiệp có dư án lớn.

- Thứ hai, lãi suất áp dụng cho thuê cao hơn lãi suất các NHTM

Do sử dụng chủ yếu nguồn vốn vay từ BIDV với lãi suất và phí điều vốn nội bộ (FTP) do đó mức lãi suất đầu vào cao hơn dẫn đến lãi suất cho thuê cao so với mặt bằng lãi suất đầu ra của các NHTM, cơng ty cho th tài chính khác,…

Hiện tại lãi suất cho thuê tài chính tại cty cho thuê tài chính BIDV cao hơn lãi suất cho vay tại các NHTM khác từ 1-2%/năm

Lãi suất cho thuê (lãi suất thả nổi)= Lãi suất huy động bình quân + 0.3%/tháng (3.6%/năm) (có thể thỏa thuận)

- Thứ ba, chưa phát triển sản phẩm cho thuê mới

Phương thức cho thuê tài chính của cơng ty cịn đơn điệu, chưa đa dạng sản phẩm cho thuê. Tài sản thuê chủ yếu là ơ tơ vận tải, máy móc thiết bị thi cơng …, thị trường cho th tài chính nơng nghiệp hiện tại chưa được áp dụng. Địa bàn hoạt động chủ yếu của cơng ty cho th tài chính chỉ tập trung ở thành phố lớn: Hà Nội và Tp.HCM

c.Dịch vụ bảo lãnh

- Dịch vụ bảo lãnh tương đối đa dạng nhưng chủ yếu là: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán cho các nhà thầu trong nước. Đối với nhà thầu nước ngồi cịn ít, chủ yếu thực hiện cho các đơn vị chủ đầu tư có uy tín như (Cty CP xi măng Hà tiên 1, Tập đoàn dầu khí, lương thực…). Tổng số dư bảo lãnh tăng đều qua các năm, năm 2009 đạt 70.700 tỷ đồng chiếm 34% tổng dư

nợ BIDV năm 2009. Trong đó số dư bảo lãnh DNNVV đạt 31.108 tỷ đồng chiếm 15% tổng dư nợ,vẫn chưa cao.

- Thời gian, thủ tục và biểu phí cung cấp dịch vụ ở mức bình thường

Mặc dù BIDV đã nghiên cứu thực hiện đơn giản hóa tủc tục và thời gian cung cấp dịch vụ nhưng vẫn chưa thay đổi nhiều. Đồng thời biểu phí cung cấp cho DNNVV vẫn chưa cạnh tranh hơn các NHTM khác.

2.3.2.3Dịch vụ thanh toán

- Thứ nhất, dịch vụ thanh tốn cịn đơn điệu: Trong dịch vụ thanh toán trong

nước, BIDV vẫn sử dụng phương tiện thanh toán truyền thống hầu hết là UNC chiếm tỷ trọng cao, séc ít sử dụng, chủ yếu để rút tiền mặt, các loại séc khác chiếm tỷ lệ thấp trong tổng giá trị thanh toán.

- Thứ hai, đường truyền công nghệ thông tin chưa được ổn định sau khi hiện

đại hóa ngân hàng.

Mặc dù hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng nhưng hệ thống chương trình hay bị lỗi, ảnh hưởng đến thời gian thanh toán chậm cho khách hàng. Đồng thời ảnh hưởng đến uy tín ngân hàng. Phương thức thanh tốn song phương, đa phương chỉ áp dụng đối với một số ngân hàng chưa được triển khai rộng rải.

- Thứ ba, dịch vụ trả lương qua tài khoản thẻ chưa triển khai rộng rải

Số lượng doanh nghiệp được BIDV cung cấp dịch vụ trả lương qua thẻ chưa được nhiều, chủ yếu là các doanh nghiệp quan hệ mật thiết BIDV. Ngoài ra, hoạt động maketing, quảng cáo dịch vụ thanh tốn lương qua tài khoản thẻ cịn chưa được nhiều DNNVV biết đến.

- Thứ tư, thời gian, thủ tục và biểu phí dịch vụ thanh tốn bình thường

BIDV đã có nhiều giải pháp phát triển trong thanh toán nhưng hiện tại vẫn chưa có thay đổi nhiều. Đồng thời, biểu phí dịch vụ chưa thực sự cạnh tranh hơn các ngân hàng thương mại khác.

- Thứ năm, đội ngũ nhân viên thông thạo nghiệp vụ thanh toán quốc tế

BIDV hàng năm tuyển dụng nhân viên làm ở lĩnh vực này nhưng chưa có nhiều nhân viên am hiểm nghiệp vụ, ngoại ngữ, luật phát quốc tế…. ngoài ra một số chi nhánh chưa có phịng thanh tốn quốc tế hoặc cán bộ quan hệ khách hàng kiêm các bộ thanh toán quốc tế nên chưa am hiểu về nghiệp vụ và có nhiều hạn chế.

2.3.2.4 Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ

- Thứ nhất, dịch vụ còn đơn điệu, dịch vụ mới chỉ áp dụng với khách hàng

lớn.

Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ của BIDV chủ yếu là mua bán ngoại tệ đơn thuần với doanh nghiệp xuất nhập khẩu và chủ yếu là phương thức giao ngay, còn phương thức kỳ hạn rất ít. Riêng đối với các DNNVV chỉ có mua bán ngoại tệ giao ngay cho nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa.

- Thứ hai, nguồn ngoại tệ chưa đáp ứng đủ nhu cầu các doanh nghiệp nhập khẩu.

Dịch vụ mua bán ngoại tệ tuy có sự gia tăng qua các năm tuy nhiên vẫn chưa phát triển mạnh, nguồn ngoại tệ của BIDV chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng có quan hệ thương mại với đối tác ngoài nước. Thường BIDV yêu cầu doanh nghiệp cam kết nguồn ngoại tệ thanh toán khi mở L/C trước khi đến hạn nếu BIDV có ngoại tệ mới thực hiện bán cho doanh nghiệp.

- Thứ ba, thủ tục và thời gian cung cấp dịch vụ chưa được tốt, ở mức bình thường.

2.3.2.5Dịch vụ kinh doanh bảo hiểm

- Thứ nhất, dịch vụ còn chưa đa dạng, tiến độ triển khai sản phẩm còn chậm. Chủ yếu là các sản phẩm bảo hiểm như: bảo hiểm mọi rủi ro tài sản, bảo hiểm tại nạn con người, bảo hiểm máy móc thiết bị, bảo hiểm xây dựng cơng trình…Hiện tại BIC đang thực hiện mở rộng, đa dạng sản phẩm sang lĩnh vực hàng hải như tàu, bảo hiểm dân sự cho chủ tàu nhưng ở giai đoạn triển khai…

- Thứ hai, Đội ngủ nhân viên trẻ chưa nhiều kinh nghiệm do đó chưa am hiểu sâu trong lĩnh vực này, do đó việc tiếp thị khách hàng còn nhiều hạn chế.

- Thứ ba, Hệ thống phân phối chưa được rộng rãi chủ yếu là ở các TP lớn

như TPHCM, Hà Nội, Cần Thơ…

2.3.2.6 Dịch vụ kinh doanh thẻ

Thứ nhất, mặc dù BIDV phát triển hơn các loại dịch vụ thẻ, nhưng số lượng

sản phẩm thẻ chưa nhiều, chưa đa dạng cho nhiều đối tượng khách hàng. Hiện tại số lượng thẻ phát hành cho các DNNVV chỉ chiếm 22% tổng số lượng thẻ BIDV.

Thứ hai, công tác marketing, quảng cáo, chưa thực sự hiệu quả nhiều khách

hàng chưa biết được các loại thẻ của BIDV phát hành, công dụng và chức năng thẻ.

Thứ ba, hệ thống ATM chưa được vận hành xuyên xuốt, hay lỗi, tốc độ xử

lý chậm nên thời gian thực hiện một giao dịch lâu hơn so với Vietcombank. Riêng với chất liệu thẻ độ bền chưa cao dể bị gãy, mất chữ. Hiện tại BIDV liên thông qua 16 ngân hàng nhưng vẫn cịn chưa nhiều, do đó ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển các dịch vụ ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)