Nguyên nhân những mặt tồn tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển các dịch vụ ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 58)

2.3.2 .8Dịch vụ ngân hàng hiện đại

2.3.3 Nguyên nhân những mặt tồn tại

Qua nghiên cứu khảo sát, phân tích những mặc tồn tại trên đây, tác giả nhận thấy rằng dịch vụ ngân hàng BIDV chưa đáp ứng tốt đến các DNNVV là do những nguyên nhân sau:

2.3.3.1 Nguyên nhân xuất phát từ phía BIDV

- Thứ nhất, chưa xây dựng thương hiệu mạnh cho khách hàng

BIDV được thành lập từ năm 1957, BIDV lúc đầu mang tên là Ngân hàng kiến thiết Việt Nam, đến năm 1981 đổi thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam, kể từ năm 1990 đến nay có tên là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Trong suốt 53 năm qua BIDV ln cố gắng hồn thành nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước trên mặt trận tài chính tiền tệ, phục vụ đầu tư phát triển đất nước.

Tuy nhiên đến nay thương hiệu BIDV chưa thực sự lớn mạnh và đi vào lòng người.

- Thứ hai, hạn chế về vốn tự có và vốn huy động: Mặc dù vốn tự có cao, là

một trong những NHTM có vốn điều lệ lớn (năm 2009: 10.499 tỷ đồng) nhưng chủ yếu cho vay theo những dự án trọng điểm quốc gia, cho vay theo chỉ định của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời nguồn vốn huy động từ dân cư chưa tương đối ổn định, lãi suất huy động chưa cao. Do đó BIDV nổ lực nhằm đạt hiệu quả tốt nhất cung ứng dịch vụ ngân hàng như một ngân hàng hiện đại, nhưng hiện nay cịn hạn chế bởi vì chi phí đầu tư ban đầu quá lớn, trong khi đó thu nhập từ dịch vụ ngồi tín dụng chưa tương xứng với chi phí bỏ ra.

- Thứ ba, trình độ quản trị điều hành, nhận thức về phát triển dịch vụ ngân

hàng còn khá mới mẽ, chưa đáp ứng được yêu cầu kinh doanh trong môi trường cạnh tranh hội nhập, quản lý theo kiểu nhà nước thủ tục hành chính phức tạp, tốn nhiều thời gian. Trong điều hành các bộ phận phòng ban phối hợp chưa chặt chẻ, chồng chéo trách nhiệm và chưa đồng bộ.

Đến cuối năm 2009 số lao động của BIDV là 14.500 người chủ yếu là lực lượng lao động trẻ tuổi thọ bình qn 32,7 tuổi. Lao động cịn thiếu, yếu năng lực và kinh nghiệm quản lý với các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Hoạt động marketing,

tiếp thị tư vấn khách hàng của cán bộ ngân hàng cũng còn bất cập chưa đồng bộ, nhiều DNNVV lung túng trong giao dịch với ngân hàng do thiếu thông tin về dịch vụ ngân hàng như: cơ chế từng dịch vụ cụ thể, thủ tục như thế nào để đáp ứng dịch vụ cụ thể ngân hàng.

Về công tác tuyển dụng và bổ nhiệm lại từ cán bộ, lãnh đạo chưa được rõ ràng, minh bạch, đúng qui trình từ khâu qui hoạch, bồi dưỡng đào tạo sau quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển, điều động... Cán bộ phụ trách quan hệ khách hàng DNNVV ở nhiều chi nhánh chưa được thông hiểu sâu nghiệp vụ. Do đó hiệu quả chỉ đạo, điều hành hoạt động tín dụng chưa cao. Các phòng ban chưa phối hợp tốt với nhau trong việc triển khai các nghiệp vụ chuyên mơn, bố trí tổ chức cịn phân tán kém hiệu quả, quản trị rủi ro còn ở giai đoạn sơ khai, chỉ mới có biện pháp quản trị rủi ro tín dụng là chính, các rủi ro khác như rủi ro về thanh khoản, lãi suất, tỷ giá, rủi ro thanh toán quốc tế, rửa tiền… chưa được quản lý chặt chẻ, có hệ thống.

- Thứ tư, phát triển mạng lưới chi nhánh chưa rộng lớn: Hiện tại năm 2009

tổng số chi nhánh của BIDV là 108 chi nhánh (bao gồm cả sở giao dịch 3), 312 phòng giao dịch, 109 quỹ tiết kiệm trong 63 tỉnh/thành phố. Mạng lưới BIDV trọng tâm ở TPHCM và Hà Nội (chiếm 50% tỷ trọng mạng lưới toàn hệ thống). Chi nhánh BIDV đầy đủ các tỉnh thành nhưng chưa đi sâu các huyện của tỉnh và các phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm hoạt động chưa hiệu quả và chưa đúng tiềm năng phát triển của địa bàn mình quản lý.

Mạng lưới kênh phân phối các dịch vụ hiện đại, BIDV tăng số lượng ATM lên con số 1.000 máy và 1.000 POS. Mặt dù đứng thứ 4 trong hệ thống ngân hàng thương mại về mạng lưới, hệ thống phân phối dịch vụ hiện đại tuy nhiên số lượng máy ATM, POS, số lượng thẻ VISA còn thấp. Hệ thống banknet chỉ có một số ngân hàng lớn chưa nhiều. Ngoài ra các dịch khác như: thanh tốn tiền hóa đơn điện thoại, hóa đơn điện, hóa đơn nước chỉ mới áp dụng trong giai đoạn đầu nên phí dịch vụ chưa cao.

- Thứ năm, chưa xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả và an toàn bền vững

BIDV xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng dành cho tất cả khách hàng nhất là DNNVV, cụ thể hóa các qui chế, chính sách về đánh giá và phân loại khách hàng. Hiện tại BIDV đã có qui trình và qui chế cụ thể như chính sách cấp tín dụng khách hàng DNNVV (theo công văn số 6366/QĐ-PTSP ngày 19/11/2008). Tuy nhiên việc áp dụng cịn khó khăn, chưa hiệu quả cao. Bên cạnh những qui định và thủ tục cung cấp dịch vụ cho các DNNVV, BIDV chưa thực sự có những chính sách ưu tiên áp dụng đối với DNNVV như lãi suất vẫn huy động trung bình, lãi suất cho vay trung bình, thời gian xử lý hồ sơ và thủ tục bình thường.

- Thứ sáu, đổi mới hoạt động quản lý công nghệ thông tin của BIDV mặc dù

đã được hiện đại hóa cơng nghệ thơng tin từ năm 2008 nhưng trong giai đoạn đầu chưa khai thác hết chức năng của nhà thầu nước ngoài tạo ra. Giai đoạn đầu chỉ khai thác một số trường cơ bản trong hoạt động ngân hàng, thường bị lỗi và thời gian xử lý giao dịch còn chậm. Công nghệ thông tin chưa được triển khai cụ thể hóa từng thời kỳ, giai đoạn và tổ chức triển khai thực hiện chưa bài bản và khoa học.

Cơ sở pháp lý cho việc phát triển các dịch vụ ngân hàng, trong đó có ứng dụng cơng nghệ thơng tin và tự động hóa các nghiệp vụ cịn chưa rõ ràng và đồng bộ. Việc kết nối với dịch vụ giữa các NHTM cịn gặp nhiều khó khăn do khả năng tài chính, địa bàn hoạt động, lợi thế cạnh tranh cũng như bí mật mỗi ngân hàng khác nhau.

- Thứ bảy, dịch vụ ngân hàng BIDV chưa đa dạng và nổi trội

Trong những năm qua BIDV đã tăng cường nghiên cứu và mở rộng tất cả các dịch vụ sản phẩm mới, tuy nhiên dịch vụ của BIDV chưa thật sự nổi trội và đa dạng. Ngoài các dịch vụ truyền thống như huy động vốn, tín dụng, bảo lãnh các dịch vụ ngân hàng hiện đại như Homebanking, internetbanking, thẻ Visa… trong giai đoạn ban đầu.

- Thứ tám, công tác tiếp thị chưa hiệu quả

BIDV thực hiện quảng bá dịch vụ ngân hàng qua báo, đài, internet chưa hiệu quả, bộ phận chăm sóc khách hàng DNNVV chuyên nghiệp chưa có... Do đó trong thời gian qua cũng chưa thực sự đạt kết quả như mong đợi, đặc biệt các dịch vụ

mới, thẻ, phát hành trái phiếu, thị trường phái sinh còn nhiều khách hàng chưa biết các dịch vụ này.

2.3.3.2 Nguyên nhân xuất phát từ phía các DNNVV

- Thứ nhất, nguồn vốn kinh doanh ít: Đặc biệt là nguồn vốn tự có và nguồn vốn khác bổ sung vốn lưu động để thực hiện sản xuất kinh doanh nhằm duy trì hoặc mở rộng sản xuất cịn thấp do đó khơng đủ vốn trong việc đầu tư vào lĩnh vực có vốn lớn, cơng nghệ cao, chất xám…

- Thứ hai, trình độ cơng nghệ, trang thiết bị lạc hậu

Trình độ cơng nghệ, trang thiết bị kỹ thuật có vai trị rất quan trọng, là cơ sở để nâng cao năng suất, chất lượng của hàng hóa, dịch vụ. Các DNNVV hầu hết nhà xưởng chật hẹp và trang thiết bị thơ sơ, cũ, trình độ tay nghề công nhân thấp do vậy chất lượng dịch vụ, sản phẩm chưa cao, khả năng cạnh tranh yếu, khó tiêu thụ hàng hóa trên thị trường trong nước và xuất khẩu.

- Thứ ba, trình độ quản lý của đội ngũ lãnh đạo DNNVV chưa cao

Hiện tại trình độ của giám đốc trong cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể của nước ta còn thấp. Đa số các chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa được đào tạo bài bản, đặc biệt là kiến thức về kinh tế thị trường, về quản lý kinh doanh, tiến hành sản xuất kinh doanh dựa vào kinh nghiệm bản thân hoặc gia đình, chất lượng nguồn nhân lực cịn thấp, quản lý bằng kinh nghiệm thực tiển. Đồng thời trình độ hiểu biết về pháp luật cịn hạn chế, chưa cập nhật tồn diện.

- Thứ tư, cơng nghệ thông tin yếu kém

Đặc biệt công nghệ thông tin trong quản lý các doanh nghiệp chưa được áp dụng nhiều. Đồng thời, thiếu thông tin thị trường đầu vào đầu ra như : thị trường vốn, nguyên liệu, thiết bị công nghệ, thị trường tiêu thụ sản phẩm,…

- Thứ năm, hoạt động nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược sản

xuất kinh doanh của DNNVV còn hạn chế

Đa số các DNNVV chưa xác định được chiến lược và phương hướng kinh doanh ổn định, lâu dài. Nhiều DNNVV chưa đủ năng lực lập kế hoạch chiến lược tiếp cận thị trường đã khiến các DNNVV bỏ lỡ các cơ hội kinh phát triển.

Ngoài ra đa số DNNVV chưa biết, e ngại sử dụng dịch vụ ngân hàng nên chưa thể hiện hết khả năng phát triển của DN mình. Điều này có ý nghĩa rất lớn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNVV.

- Thứ sáu, tỷ lệ lao động được đào tạo nghề trong doanh nghiệp DNNVV thấp

Hiện tại lực lượng lao động tại các DNNVV cịn thiếu lực lượng lượng có chun mơn kỹ thuật, đặc biệt là lao động có chun mơn kỹ thuật cao. Lực lượng lao động có trình độ phổ thơng khoảng 80% trong các DNNVV, tỷ lệ công nhân kỹ thuật thấp. Việc đào tạo, lương, đãi ngộ… trong các DNNVV cịn hạn chế, chưa có nhiều DN quan tâm do đó viêc thu hút lao động có kỹ năng cao so với các DN lớn.

- Thứ bảy, báo cáo tài chính của DNNVV cịn thiếu minh bạch, cơng khai

do đó chưa phản ánh đúng thực trạng tài chính doanh nghiệp, độ tin cậy chưa cao, các DNNVV khó tiếp cận dịch vụ tín dụng ngân hàng.

2.3.3.4 Ngun nhân từ phía chính sách vĩ mơ a. Về phía Chính phủ

- Thứ nhất, chương trình trợ giúp về tài chính của Chính phủ cho DNNVV chưa thực sự thơng thống

Nhằm khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Chính phủ đã ban hành nhiều nghị định như Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (thay thế nghị đinh số 90/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2001) về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa và nhiều văn bản khác nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện Nghị định trên còn chậm, nhiều nội dung thực hiện nhưng chưa đáp ứng yêu cầu trong việc trợ giúp doanh nghiệp nói chung, DNNVV nói riêng.

Nguyên nhân chủ yếu do nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của các chính sách trợ giúp phát triển DNNVV trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các cấp, các ngành còn hạn chế; thiếu những giải pháp phù hợp với điều kiện và yêu cầu cụ thể của khu vực doanh nghiệp; sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước ở

cả trung ương và địa phương còn lỏng lẻo, phân tán; chưa tập trung chỉ đạo sát sao, kịp thời giải quyết dứt điểm khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp.

- Thứ hai, quỹ bảo lãnh tín dụng dụng DNNVV chưa thực sự nắm bắt thực tế tình hình DNNVV

Mặc dù gần đây Chính phủ có văn bản chỉ đạo với Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trợ giúp các DNNVV trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên Quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV theo quyết định 193/2001/QĐ-TTg đã triển khai cụ thể chưa phù hợp với tình hình thực tế. Theo quyết định trên quỹ bảo lãnh chỉ bảo lãnh khi DNNVV có tài sản bảo đảm (tối thiểu 30% khoản vay), có phương án kinh doanh hiệu quả, có tài liệu chứng minh năng lực pháp lý và năng lực trả nợ, thời gian thẩm định một khoản vay 15 ngày. Thủ tục trên không khác thủ tục vay các NHTM bao nhiêu, thẩm định dự án lại tốn nhiều thời gian hơn.

Hơn nữa, với tài sản đảm bảo của doanh nghiệp, quỹ bảo lãnh cũng chỉ bảo lãnh tối đa 30% phần chênh lệch giữa giá trị khoản vay và giá trị tài sản thế chấp. Mức bảo lãnh hiện tại khơng bằng các chính sách đang được áp dụng tại các NHTM.

b. Về phía Ngân hàng Nhà nước

- Thứ nhất, chương trình trợ giúp về tài chính của NHNN cho DNNVV thực hiện chưa hiệu quả

Ngày 20/02/2006, NHNN có cơng văn số 01/2006/TT-NHNN hướng dẫn một số nội dung về góp vốn thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV ở các tỉnh, thành phố (thay thế thông tư số 06/2003/NHNN ngày 10/04/2003). Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện thơng tư trên cịn chậm chưa đáp ứng yêu cầu trong việc trợ giúp DNNVV.

Mức góp vốn vào quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV tùy theo vốn điều lệ và quỹ dự trữ của TCTD và nhu cầu thành lập quỹ tín dụng của địa phương để quyết định tham gia góp vốn vào quỹ (khơng vượt 11% vốn điều lệ quỹ bảo lãnh tín dụng và không vượt quá 40% vốn điều lệ và quỹ dự trử của TCTD), chỉ qui định mức góp

tối đa khơng qui định mức tối thiểu nên việc góp vốn của các TCTD góp vốn cho quỹ là rất ít.

- Thứ hai, NHNN với vai trò cơ quan quản lý hoạt động ngân hàng nhưng chưa xây dựng cơ sở hạ tầng, cơng nghệ, chính sách chung giữa các NHTM nhằm liên kết cung ứng dịch vụ ngân hàng cho các DNNVV.

- Thứ ba, hệ thống thơng tin tín dụng chưa phát huy hiệu quả tốt nhất

Trung tâm thơng tin tín dụng (CIC) được thành lập với nhiệm vụ cung cấp dịch vụ thơng tin tín dụng các doanh nghiệp cho các TCTD thành viên nhưng trên thực tế thời gian qua, CIC chỉ mới cung cấp dịch vụ thông báo định kỳ dư nợ, xếp loại nhóm nợ các doanh nghiệp. Tuy nhiên các thông tin khác chưa cung cấp đúng mức như: khả năng trả nợ của doanh nghiệp, lịch sử quan hệ các ngân hàng, lịch sử nhóm nợ.

2.3.3.4 Những nguyên nhân khác

- Thứ nhất, phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại như Thẻ ngân hàng đòi hỏi

cần có sự hợp tác, hỗ trợ các ngành liên quan như điện, nước, bưu điện…nhưng thực tế các ngành này vẫn còn thu tiền mặt là chủ yếu hoặc mới triển khai hợp tác không dùng tiền mặt, từ đó hạn chế sự phát triển của dịch vụ Thẻ của ngân hàng.

- Thứ hai, dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ thanh toán và các giao dịch

khác trên mạng phụ thuộc rất lớn chất lượng đường truyền của ngành bưu chính viễn thơng, sự nghẽn mạch hoặc tốc độ đường truyền chậm thường xuyên xảy ra tác động hạn chế việc cung ứng dịch vụcủa ngân hàng

- Thứ ba, dịch vụ ngân hàng hiện đại cịn phụ thuộc ít, nhiều vào vi rút máy

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương hai, giới thiệu thực trạng cung ứng dịch vụ chủ yếu của BIDV cho các DNNVV chủ yếu là các dịch vụ: huy động vốn, tín dụng, bảo lãnh, thanh tốn, kinh doanh ngoại tệ, bảo hiểm, thẻ, thị trường phái sinh, dịch vụ ngân hàng hiện đại…Đây là những dịch vụ chủ yếu nhất của BIDV.

Trên cơ sở phân tích thực trạng cung ứng dịch vụ ngân hàng của BIDV, Chương hai của luận văn này đã nêu lên những thành tựa đạt được và những mặt tồn tại của các dịch vụ trên và nêu ra những nguyên nhân của những mặt tồn tại. Trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm phát triển dịch vụ tốt nhất của BIDV đối với DNNVV.

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ NGÂN HÀNG

ĐỐI VỚI DNNVV TẠI NHĐT VÀ PTVN

Những năm gần đây đối với hệ thống ngân hàng nhà nước Việt Nam, ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển các dịch vụ ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)