Đối với NHNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển các dịch vụ ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 90)

2.3.2 .8Dịch vụ ngân hàng hiện đại

3.4 Những đề xuất kiến nghị

3.4.2 Đối với NHNN

Cần hồn thiện khn khổ pháp lý cho sự hoạt động và phát triển của thị trường dịch vụ ngân hàng, nhất là các dịch vụ ngân hàng còn rất nhiều tiềm năng phát triển. Đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ giữa hệ thống Luật và các văn bản hướng dẫn thực hiện, kịp thời sửa đổi và bổ sung những điểm chưa hợp lý đảm bảo tính khả thi của hệ thống luật.

- Cần tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM VN tiếp cận với những kiến thức hiện đại về nghiệp vụ NHTM. NHNN thường xuyên tổ chức hội thảo, mở các khóa học mở rộng để trang bị kiến thức thông tin cũng như cảnh báo các NHTM về những thách thức sẽ gặp phải.

- Cần tăng cường hợp tác với các ngành có liên quan để thúc đẩy việc thực hiện thanh tốn thơng qua hệ thống ngân hàng.

- Cần phổ biến nhanh chóng, kịp thời nội dung và yêu cầu của từng lộ trình mở cửa dịch vụ ngân hàng trong các cam kết, các hiệp định cho các NHTM để hiểu rõ các đối thủ cạnh tranh và có chiến lược phát triển dịch vụ riêng của mỗi ngân hàng.

3.5.3 Đối với các Hiệp hội nghề nghiệp

- Xác định rõ mục tiêu, phương hướng hoạt động của các hiệp hội ngành nghề, nâng cao vai trò hỗ trợ, bảo vệ quyền lợi, vai trò cầu nối đối với DNNVV, nhất là trong lĩnh vực cung cấp thông tin, đào tạo, tiếp xúc với các nhà tài trợ, tránh hình thức, nặng về hành chính như hiện tại.

- Thực hiện các liên kết nhỏ, theo từng khu vực, giữa các chi nhánh BIDV và các DNNVV địa phương trong việc phối hợp cung cấp thông tin, đáp ứng các nhu cầu về vốn, dịch vụ.

- Đầu mối liên kết giữa các DNNVV với doanh nghiệp lớn, tập đoàn lớn trong và ngoài nước về cung cấp nguyên liệu, gia công chế biến, tạo thành chuỗi liên kết sâu rộng, giúp cho DNNVV có cơ hội tiếp cận với nguồn lực tài chính, kiến thức kinh doanh.

KẾT LUẬN CHƯƠNG III

Từ việc phân tích thực trạng cung cấp dịch vụ đối với DNNVV tại BIDV, cùng với những thành tựu đạt được và mặt tồn tại, hạn chế trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng đối với DNNVV trong thời gian qua. Chương 3 của luận văn đã xác định mục tiêu phát triển dịch vụ ngân hàng của BIDV, định hướng phát triển một số dịch vụ ngân hàng trong thời gian tới, trên cơ sở đó mạnh dạn đề xuất một số giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng đối với DNNVV nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú đa dạng khách hàng DNNVV. Mặt khác phát triển các dịch vụ ngân hàng sẽ làm tăng nguồn thu dịch vụ ngồi tín dụng, góp phần tăng thu nhập của BIDV về dịch vụ.

KẾT LUẬN

Trong điều kiện dịch vụ thiếu sự đa dạng dịch vụ, chưa rút ngắn thời gian giao dịch, thủ tục hồ sơ còn nhiều chưa tạo ra sự khác biệt trong cạnh tranh; nguồn nhân lực chưa đáp ứng các yêu cầu nâng cao, chưa thiết lập hệ thống cảnh báo chưa có chiến lược kinh doanh trong tầm trung và dài hạn, chưa có hệ thống quản lý tín dụng DNNVV trực tuyến… BIDV cịn gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển các dịch vụ ngân hàng.

Tuy nhiên, trong những năm qua, BIDV đã có những nổ lực trong việc cơ cấu lại tổ chức và hoạt động đi đôi với hiện đại hố cơng nghệ ngân hàng.

Với sự quan tâm chỉ đạo, hổ trợ của Chính Phủ, NHNN và các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan, với sức mạnh nội lực được tích tụ và phát triển qua nhiều năm hoạt động cùng với tinh thần quyết tâm của tập thể lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên của BIDV, chúng ta tin trưởng rằng sẽ vượt qua được mọi khó khăn thách thức để trở thành một NHTM hiện đại, kinh doanh đa năng và bền vững, hội nhập vào khuvực và quốc tế.

Trên cơ sở nghiên cứu các giải pháp pháp triển các dịch vụ đối với DNNVV, luận văn đã hoàn thành một số nhiệm vụ sau:

1. Hệ thống cơ bản những vấn đề lý luận về dịch vụ, dịch vụ ngân hàng, ý nghĩa của việc phát triển các dịch vụ đối với NHTM và vai trò của DNNVV trong giai đoạn hiện nay.

2. Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển sản phẩm dịch vụ đối với DNNVV của BIDV trong thời gian 2006-2010. Qua đó nêu bật những thành tựu, những tồn tại hạn chế, nguyên nhân tồn tại trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng đối với DNNVV.

3. Trên cơ sở mục tiêu, chiến lược phát triển của hệ thống NHTM nói chung và BIDV nói riêng, định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng chủ yếu, luận văn mạnh dạn nêu lên những giải pháp, theo đó có 3 nhóm giải pháp sau:

- Nhóm giải pháp thuộc về NHNN: chủ yếu hồn thiện mơi trường pháp lý của hệ thống ngân hàng Việt Nam, thực hiện tốt chính sách tiền tệ quốc gia, đầu mối cho mọi hoạt động thanh tốn giữa các ngân hàng.

- Nhóm giải pháp thuộc về BIDV: là xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng, nâng cao năng lực tài chính và năng lực quản trị điều hành, khai thác công nghệ ngân hàng hiện đại hiệu quả, đào tạo, phát triển mạng lưới, marketing, phí dịch vụ phù hợp và phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống BIDV.

- Giải pháp hổ trợ khác: về phía Nhà nước là cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ nâng cao năng lực tài chính và năng lực quản lý đối với các DNNVV có đủ điều kiện tiếp cận các dịch vụ ngân hàng cũng như nâng cao năng lực ngân hàng để đủ sức hoạt động, tăng sức cạnh tranh; về phía DNNVV cần khắc phục tồn tại thuộc bản thân mình, tạo sự tin cậy và uy tín đối với ngân hàng để được cung cấp dịch vụ. Những giải pháp đề xuất trong luận văn dựa trên những cơ sở lý luận cũng như tính thực tiễn của các giải pháp thông qua việc khảo sát 100 DNNVV qua bảng câu hỏi, tham khảo những tạp chí, tài liệu về hội thảo, về hội nghị tổng kết và các báo cáo của BIDV về những nội dung liên quan đến hoạt động ngân hàng và phát triển dịch vụ ngân hàng đối với DNNVV.

Tuy nhiên, hoạt động dịch vụ ngân hàng bao gồm rất nhiều lĩnh vực phong phú, đa dạng nên rất rộng, với thời gian nghiên cứu và kiến thức có hạn. Do đó, luận văn chắc chắn khơng tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung hết sức quý báu của quý thầy cô để luận văn được hoàn chỉnh hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Dương Văn Bôn (2008), Nâng cao khả năng cạnh tranh đối với các DNNVV

trong tiến trình hội nhập WTO, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM

2. TS Hồ Diệu (2003), Tín dụng Ngân hàng, NXB Thống Kê, Tp. HCM.

3. TS Lê Thị Tuyết Hoa, Ths Lê Thị Mận, Ths Lê Văn Hải, Ths Nguyễn Văn Nghiện (2004), Tiền tệ- Ngân hàng, NXB thống kê, Tp.HCM.

4. PGS TS Nguyễn Đăng Dờn, TS Hoàng Đức, PGS TS Trần Huy Hoàng, TS

Trầm Xuân Hương, Th.S Nguyễn Quốc Anh (2000)– Tín dụng Ngân hàng, NXB Thống kê, TP Hồ Chí Minh.

5. TS Trần Hồng Ngân (2001), Thanh tốn quốc tế, NXB Thống Kê, TP.HCM. 6. Vũ Thị Thanh Hương (2008), Giải pháp phát triển DNNVV ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM.

7. Báo cáo thường niên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ năm 2006- 2009.

8. Công ty CP chứng khốn Sài Gịn (2010), “Giới thiệu cơ hội đầu tư IPO Cty Bảo hiểm BIDV”.

9. Học viên ngân hàng (2002), Giáo trình Đại cương thị trường tài chính, NXB thống kê, Hà Nội.

10. Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Tạp chí tài chính tiền tệ các năm 2006-2010. 11. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2009), Tài liệu hội nghị tiếp tục đổi

mới cơng tác tín dụng”, Hà Nội.

12. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2010), Tài liệu hội nghị khách hàng

phía Nam”, Hà Nội.

13. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2010), Đầu tư và Phát triển, tập (160-162)”, Hà Nội.

15. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, báo cáo hoạt động hàng năm qua các năm 2006-30/06/2010 và Báo cáo tổng kết 4 năm cho vay DNNVV (2006-2009)

16. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Trung tâm Đào tạo (2010), Tài liệu

hướng dẫn tiếp thị khách hàng, Hà Nội.

17. Sở giao dịch 2 – BIDV (2010), Cẩm nang sản phẩm dịch vụ, TPHCM.

18. Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam, Luật NHNN Việt Nam, Luật các TCTD,

Luật Doanh nghiệp NXB Công an nhân dân, Hà Nội.

19. Trường Đại học Kinh tế Tp. HCM Khoa TCDN-KDTT, Tài chính Doanh

nghiệp, NXB thống kê, Tp.HCM.

20. Website www.SGGP.org.vn (2007), Cần cơ chế đặc thù phát triển DNNVV. 21. Website www.dddn.com.vn (2010), Thêm nguồn vốn mới cho DNNVV.

22. Website www.ktdt.com.vn (2008), BIDV cơng bố gói giải pháp doanh nghiệp

nhỏ và vừa.

23. Tạp chí Doanh nghiệp và hội nhập (2008) Chương trình hỗ trợ tín dụng - dịch

vụ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

24. Các website tham khảo: www.business.gov.vn;www.sbv.gov.vn www.agribank.com.vn; www.acb.com.vn; www.bidv.com.vn; www.icb.com.vn.

PHỤ LỤC 1: CÁC DỊCH VỤ CHỦ YẾU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.2 CÁC DỊCH VỤ CHỦ YẾU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1.1 Khái niệm Ngân hàng thương mại (NHTM):

- Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng tiền này để cấp tín dụng, cung cấp các dịch vụ thanh toán và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan (Theo luật Các tổ chức tín dụng năm 1997 đã được sửa đổi bổ sung năm 2004).

- Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo qui định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận (Luật TCTD 2010 có hiệu lực từ 01/01/2011)

1.2.2 Các dịch vụ chủ yếu của NHTM 1.2.2.1 Các dịch vụ truyền thống

a. Dịch vụ huy động vốn:

Huy động vốn là hoạt động chủ yếu và thương xuyên của NHTM. Là việc NH nhận tiền gửi của khách hàng (như các TCKT, các TCTD, Định chế TCTG, cá nhân) là chủ yếu dưới các hình thức tiền gửi khơng kỳ hạn, có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác với cam kết hoàn trả đúng hạn.

Nghiệp vụ này tạo ra nguồn vốn quan trọng cho ngân hàng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của NHTM.

b. Dịch vụ tín dụng:

Đây là dịch vụ NHTM cấp tín dụng cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình dưới các hình thức như: cho vay; chiết khấu thương phiếu, Bộ chứng từ; các giấy tờ có giá, cho th tài chính và các hình thức khác theo qui định của NHNN.

Dựa trên các tiêu chí xếp hạng tín dụng khách hàng, NHTM xem xét cung cấp các dịch vụ tín dụng theo yêu cầu của khách hàng. Các dịch vụ ngân hàng có các thời hạn vay áp dụng các hình thức như: ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Ngoài ra lãi suất cũng áp dụng thỏa thuận linh hoạt đối với từng khách hàng theo các tiêu chí xếp hạng và thời hạn nêu trên.

Các dịch vụ tín dụng cung cấp của các NHTM chủ yếu như sau:

b1. Dịch vụ cho vay tài trợ sản xuất kinh doanh:

Ngân hàng cung cấp dịch vụ này nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn thiếu hụt tạm thời phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ đời sống thông qua phương thức cho vay theo từng lần ( theo món) và theo hạn mức tín dụng thường xuyên.

b2. Dịch vụ cho vay đầu tư phát triển:

Hình thức cho vay chủ yếu là cung cấp dịch vụ cho vay trung và dài hạn của NHTM để tài trợ các DN thực hiện các dự án đầu tư như các công trình xây dựng cơ bản mới, cải tạo và mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh, khôi phục thay thế tài sản cố định, cải tiến và hợp lý hóa sản xuất kinh doanh nhằm hỗ trợ sự phát triển bền vững hơn của Doanh nghiệp.

b3. Dịch vụ tín dụng liên kết ( tín dụng Đồng tài trợ, tín dụng hợp vốn)

Dịch vụ tín dụng liên kết là phương thức cho vay mà theo đó một nhóm NHTM cung cấp tín dụng đối với một dự án vay hoặc phương án vay vốn khách hàng kèm theo các điều kiện và điều khoản nhất định. Việc cho vay tín dụng liên kết này thực hiện theo quy chế đồng tài trợ của các TCTD số 154/1998/QĐ- NHNN14 ngày 29/04/1994 của Thống đốc NHNN VN.

b4. Dịch vụ chiết khấu:

Ngân hàng mua thương phiếu và chứng từ có giá khác cịn trong thời hạn hiệu lực thanh toán. Người sở hữu thương phiếu khi bán cho Ngân hàng sẽ nhận một khoản tiền nhất định bằng mệnh giá trừ đi tiền chiết khấu, tính theo giá trị chứng từ, thời hạn chiết khấu, lãi suất và các tỷ lệ chiết khấu khác. Người thụ hưởng muốn nhận được số tiền này phải làm thủ tục chuyển nhượng quyền hưởng lợi cho ngân hàng chiết khấu đối với các chứng từ xin chiết khấu. Đây là nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn được các NHTM áp dụng rất rộng rãi.

b5. Dịch vụ cầm cố:

Ngân hàng thực hiện cho vay vốn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống với khách hàng mà theo đó nghĩa vụ trả nợ được

cam kết bảo đảm bằng thẻ tiết kiệm/ giấy tờ có giá thuộc sở hữu của khách hàng vay hoặc bên thứ ba.

b6. Bảo lãnh ngân hàng

Bảo lãnh là cam kết bằng văn bản của ngân hàng với Bên thụ hưởng nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết. Nếu đến hạn thanh tốn mà Bên có nghĩa vụ (Bên được bảo lãnh) không thực hiện hoặc thực hiện khơng đúng nghĩa vụ của mình với Bên thụ hưởng thì Ngân hàng phải trả thay cho Bên được bảo lãnh. Đồng thời Bên được bảo lãnh phải nhận nợ bắt buộc và hoàn trả cho ngân hàng số tiền trả thay.

b7. Dịch vụ bao thanh toán

Để tài trợ các nhà xuất khẩu, người bán nói chung khi người bán đã giao hàng nhưng phải chờ một thời gian sau mới được thanh tóan và trong thời gian chờ đợi nếu khách hàng có nhu cầu thì ngân hàng sẽ sẵn sàng trả tiền trước cho khách hàng nhưng ngược lại khách hàng phải chuyển bộ chứng từ cho ngân hàng.

b8. Dịch vụ cho thuê tài chính

Cho thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung và dài hạn trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài sản giữa một bên là Tổ chức tín dụng, Cơng ty cho th tài chính (là Bên cho thuê tài chính) với một bên là khách hàng thuê. Khi hết thời hạn thuê, khách hàng có thể mua lại hoặc tiếp tục thuê tài sản đó theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê. Trong thời gian thuê các bên không được đơn phương hủy bỏ hợp đồng.

b9. Dịch vụ cho vay ứng trước tiền chứng khoán

Dịch vụ cho vay ứng trước chứng khoán là dịch vụ thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu tức thời nhu cầu ứng trước tiền bán chứng khoán niên yết do chưa được thanh toán của các Nhà đầu tư chứng khoán.

b10. Dịch vụ thấu chi tài khoản

Thấu chi là một kỹ thuật cấp tín dụng cho khách hàng mà ngân hàng cho phép khách hàng chi vượt số dư có trên tài khoản tiền gửi thanh tốn nhưng khơng

vượt q hạn mức tín dụng để thực hiện các giao dịch thanh toán kịp thời cho nhu cầu sản xuất kinh doanh.

Phương thức cho vay này gần giống cho vay vốn lưu động nhưng khác nhau ở chỗ, thấu chi sử dụng chung với tài khoản thanh toán. Tài khoản thấu chi thể hiện số dư nợ và có, phản ảnh các khoản chi và thu của khách hàng.

c. Dịch vụ tiền mặt

Đây là dịch vụ truyền thống của các ngân hàng thương mại, phát sinh thông qua việc thu, chi tiền mặt trực tiếp cho khách hàng tại quầy giao dịch của NH.

d. Dịch vụ thanh toán d1. Thanh toán trong nước

Đây là dịch vụ thanh tốn qua ngân hàng khơng sử dụng tiền mặt được thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển các dịch vụ ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 90)