Các giải pháp hỗ trợ khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển các dịch vụ ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 87 - 89)

2.3.2 .8Dịch vụ ngân hàng hiện đại

3.3.3 Các giải pháp hỗ trợ khác

3.3.3.1 Đối với Nhà Nước

- Nhà nước hỗ trợ thể hiện qua việc tiếp tục hồn thiện khn khổ pháp luật, trong đó cần chú ý tới việc đồng bộ hóa các văn bản hướng dẫn dưới luật, nhất là các luật có liên quan đến hoạt động ngân hàng. Mặt khác, cần chú ý tới việc thực hiện của các cơ quan thực thi pháp luật các cấp, nhằm xây dựng môi trường kinh doanh thơng thống, lành mạnh hơn, qua đó tạo điều kiện cho các ngân hàng hoạt động ngày càng có hiệu quả, an tồn và bền vững.

- Có cơ chế, chính sách hổ trợ nâng cao năng lực tài chính và năng lực quản lý của các DNNVV để có đủ điều kiện tiếp cận chính sách cho vay của ngân hàng như: hỗ trợ để đầu tư công nghệ mới; hỗ trợ mặt bằng để xây dựng nhà xưởng; đào tạo nâng cao năng lực, kỹ năng cho cán bộ quản lý kinh tế DNNVV.

- Nhà nước cần quy định và tập trung một đầu mối việc cấp giấy phép kinh doanh và theo dõi tình hình hoạt động kinh doanh của DNNVV vào một cơ quan quản lý Nhà nước.

- Hoàn thiện các quy định, triển khai cụ thể về quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV, đồng thời cần nới rộng và cụ thể hóa các quy định về hình thức tín chấp để bảo lãnh cho DNNVV vay vốn, khuyến khích chính quyền địa phương, các hiệp hội đứng ra thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng đủ vốn để bảo lãnh các DNNVV.

- Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành rà soát thống nhất các văn bản hiện hành về cơ chế cho vay, bảo đảm tiền vay, giao dịch bảo đảm, cơ chế xử lý nợ…, theo hướng thơng thống hơn, ưu tiên thanh toán vốn vay cho ngân hàng khi DNNVV phá sản, đình chỉ hoạt động; có như vậy mới tạo được sự yên tâm khi ngân hàng mạnh dạn đầu tư vào các DNNVV.

- Cần chú ý tới việc nâng cao năng lực của ngân hàng như: việc xử lý nợ tồn đọng để lành mạnh hóa tài chính ngân hàng, tiếp tục xét cấp đủ vốn điều lệ cho ngân hàng.

3.3.3.2 Về phía DNNVV

Để được cung cấp các dịch vụ ngân hàng, đặc biệt trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng, các DNNVV cần khắc phục tồn tại thuộc bản thân mình, tạo sự tin cậy và uy tín đối với ngân hàng cần phải:

- Tăng tính chính xác, báo cáo trung thực tài chính của doanh nghiệp, đổi mới cơng nghệ và thiết bị sản xuất kinh doanh, tăng tích lũy, tăng cường đầu tư để tăng năng lực tài chính, từng bước đáp ứng các điều kiện tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.

- Đào tạo và nâng cao trình độ kinh nghiệm chun mơn cho đội ngũ cán bộ quản lý đặc biệt là cán bộ xây dựng dự án, maketing, thanh toán quốc tế,…

- Làm quen và mở rộng tiếp cận loại hình dịch vụ “thuê mua tài chính, thấu chi, hàng hóa tương lai, hốn đổi tiền tệ chéo, thẻ tín dụng, bảo hiểm, dịch vụ ngân hàng hiện đại…”. Đây là loại hình tín dụng phù hợp với đặc điểm DNNVV.

- Thực hiện tốt các quy định về thủ tục vay vốn cũng như cam kết việc sử dụng vốn đúng mục đích hồn trả nợ gốc và lãi đúng hạn để tạo uy tín và tín nhiệm của doanh nghiệp đối với ngân hàng để doanh nghiệp tiếp cận vốn thuận lợi hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển các dịch vụ ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 87 - 89)