Ma trận SWOT của Công ty CP BXTP Cần Thơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược phát triển công ty cổ phần xe tàu phà cần thơ đến năm 2020 (Trang 66 - 70)

MA TRẬN SWOT O: NHỮNG CƠ HỘI 1. Các chính sách phát triển 2. Có mối quan hệ tốt 3. Nhu cầu vận tải tăng 4. Những ưu đãi ngành 5. Tiềm năng phát triển rất cao 6. Cơ sở hạ tầng giao thông ngày càng phát triển

7. Thị phần của công ty cao 8. Là đơn vị kinh doanh độc quyền

T: CÁC MỐI ĐE DỌA

1. Sự canh tranh gay gắt 2. Giá nhiên liệu tăng 3. Sự thay đổi nhu cầu đi lại 4. Những rủi ro có thể xảy ra 5. Những thay đổi về khoa học công nghệ

S: NHỮNG ĐIỂM MẠNH

1. Ban Giám đốc có trình độ chun mơn cao

2. Ban lãnh đạo bộ phận có năng lực quản lý.

3. Khả năng tài chính tốt 4. Giao thông thuận tiện 5. Hệ thống bến bãi, cơ sở vật chất tốt

6. Có kinh nghiệm trong ngành vận tải

7. Tham gia tổ chức hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam

CÁC CHIẾN LƯỢC SO

1.S1,S2,S3,S4,S5+O3,O4,O5,O6 Thâm nhập thị trường bằng các dịch vụ có chất lượng, giá cả hợp lý, đầu tư nâng cấp các sản phẩm dịch vụ hiện tại => Chiến lược thâm nhập

thị trường

2.S1,S2,S5,S6+O1,O2,O3,O4,O8. Phát triển thị trường bằng các dịch vụ hiện có của doanh nghiệp, mở rộng thêm các tuyến vận tải mới => Chiến

lược phát triển thị trường

CÁC CHIẾN LƯỢC ST

1.S1,S2,S3,S6+T1,T2,T5

Đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ để giảm thiểu rủi ro từ các thế lực

cạnh tranh và lạc hậu về công nghệ => Chiến lược đa dạng hóa sản

phẩm

2.S1,S2,S3,S5,S6+T1,T3,T4,T5 Cải tiến dịch vụ, tạo ra những sản phẩm dịch vụ khác biệt để giảm bớt sự cạnh tranh và những rủi ro =>

Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm, dịch vụ

W: NHỮNG ĐIỂM YẾU

1. Chưa có lực lượng nghiên cứu và phát triển

2. Khả năng ứng phó với sự

thay đổi chưa cao

3. Hệ thống thông tin chưa

được chú trọng

4. Chưa có chiến lược Marketing cụ thể

5. Nguồn nhân lực chưa đồng

bộ

CÁC CHIẾN LƯỢC WO

1.W1,W2,W3,W4+O1,O2,O3,O4,O5 Tận dụng các chính sách phát triển và sự tăng trưởng của thị trường vận tải tập trung đầu tư vào những ngành nghề chính với năng lực cốt lõi và khả năng chuyên môn => Chiến lược

tái cấu trúc ngành nghề kinh doanh

2.W1,W2,W3,W4,W5+O4,O5,O7 Chiến lược thu hẹp thị trường nhằm khắc phục và cải thiện những điểm

yếu cốt lõi bên trong doanh nghiệp

CÁC CHIẾN LƯỢC WT

1.W1,W2,W4,W5+T1,T2,T3,T4,T5 Tái cấu trúc lại cơ cấu các phòng ban để nâng cao năng lực kinh

doanh. Tăng cường ngân sách cho quảng cáo, nghiên cứu thị trường => Chiến lược tái cấu trúc cơ cấu

các phòng ban

2.W1,W2,W4,W5+T1,T2,T3,T4,T5 Chiến lược cắt bớt hoạt động để

tăng vốn đầu tư cho các hoạt động

3.3 Phân tích các chiến lược đã đề xuất

Qua phân tích ma trận SWOT ta có các chiến lược hình thành cho hoạt động của công ty để đáp ứng các mục tiêu trên:

™ Nhóm chiến lược SO:

- Chiến lược thâm nhập thị trường:

Với năng lực quản lý, hệ thống cơ sơ vật chất và những ưu thế về thị phần, giá cả dịch vụ do đó để tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong khi nhu cầu vận tải ngày càng tăng và tranh thủ các chính sách phát triển ngành và của địa phương thì Cơng ty cần phải thâm nhập vào những thị trường còn đầy tiềm năng bằng các dịch vụ có chất lượng, giá cả hợp lý. Để thực thi chiến lược thâm nhập thị trường cần phải thực hiện chiến lược Marketing qua các khâu chất lượng dịch vụ, quảng cáo, dịch vụ khách hàng ...

- Chiến lược phát tiển thị trường:

Tận dụng kinh nghiệm lâu năm trong ngành vận tải cùng với khả năng tài chính tốt do đó Cơng ty phát triển thị trường dựa trên các dịch vụ hiện có đồng thời mở rộng thêm các tuyến vận tải mới ở những thị trường hiện tại để đáp ứng nhu cầu

đi lại ngày càng tăng và đa dạng của người dân.

™ Nhóm chiến lược ST:

- Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ:

Trước những áp lực cạnh tranh gay gắt của thị trường, và sự thay đổi về nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng, khoa học công nghệ trong ngành vận tải thì Cơng ty cần phải đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ bằng cách đầu tư đổi mới trang thiết bị, phát triển thêm một số sản phẩm dịch vụ đáp ứng được các nhu cầu đa dạng của khách hàng, giảm thiểu rủi ro từ các thế lực cạnh tranh và lạc hậu về công nghệ.

- Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm, dịch vụ:

Với năng lực quản lý, khả năng tài chính và những ưu thế về kinh nghiệm

trong ngành vận tải địi hỏi Cơng ty khơng ngừng cải tiến dịch vụ, tạo ra những sản phẩm dịch vụ khác biệt để giảm bớt sự cạnh tranh và những rủi ro trong tương lai

bằng cách tìm kiếm những loại hình dịch vụ mới, nâng cấp các sản phẩm dịch vụ hiện tại và phát triển thêm một số dịch vụ khác

™ Nhóm chiến lược WO:

- Chiến lược tái cấu trúc ngành nghề kinh doanh:

Để nâng cao năng lực và hiệu quả trong kinh doanh, tận dụng các chính sách

phát triển của ngành, của địa phương, sự tăng trưởng của thị trường vận tải do vậy cần phải tập trung đầu tư vào những ngành nghề chính với năng lực cốt lõi và khả năng chuyên môn là các dịch vụ bến bãi và dịch vụ đào tạo lái xe cơ giới đường bộ, giảm bớt vốn đầu tư dịch vụ vận tải đường thủy chủ yếu vận tải bằng phà sẽ không phù hợp trong tương lai do hệ thống giao thơng ngày phát triển và hồn chỉnh.

- Chiến lược thu hẹp thị trường:

Chiến lược thu hẹp thị trường trong một số lĩnh vực hoạt động kinh doanh

kém hiệu quả như các tuyến vận tải nội thành bằng đường bộ và đường sông về lâu dài sẽ được thay thế bằng xe buýt hoặc các phương tiện khác do hệ thống giao

thông đường bộ được đầu tư nâng cấp, một số tuyến phà đang hoạt động ngang

sông về lâu dài sẽ được thay thế bằng cầu nên sẽ khơng cịn hiện trạng đị ngang

cách trở như hiện tại.

™ Nhóm chiến lược WT:

- Chiến lược tái cấu trúc cơ cấu các phòng ban:

Trước những áp lực cạnh tranh gay gắt của thị trường và sự thay đổi trong nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng thì Cơng ty cần phải nâng cao khả năng quản lý, hướng quản lý theo chiều sâu, tăng cường ngân sách cho quảng cáo, nghiên cứu thị trường, đầu tư đổi mới trang thiết bị gắn với việc xây dựng và phát triển

thương hiệu. Tái cấu trúc cơ cấu các phòng ban nhằm cải thiện một cách cơ bản quá trình hoạt động kinh doanh đối với các chỉ tiêu cốt yếu và có tính chất nhất thời

như: chi phí, giá cả, chất lượng, sự phục vụ nhanh chóng, kịp thời và nâng cao uy tín thương hiệu của doanh nghiệp

- Chiến lược cắt giảm bớt hoạt động kinh doanh

Trước những nguy cơ và đe dọa của thị trường với các điểm yếu nội tại trong doanh nghiệp thì chiến lược cắt giảm hoạt động đầu tư trực tiếp vào phương tiện

vận tải thủy bằng phà, do chi phí đóng mới và duy tu bảo dưỡng rất cao và kém hiệu quả trong hoạt động do giá cả nhiên liệu tăng cao, bên cạnh đó các yêu cầu về số

lượng thuyền viên, thủy thủ, thuyền trưởng, máy trưởng trên phương tiện và các trang bị về an toàn vận tải thủy nội địa phần nào làm tăng chi phí ảnh hưởng đến giá thành và hiệu quả hoạt động chung của toàn doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược phát triển công ty cổ phần xe tàu phà cần thơ đến năm 2020 (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)