Bài học kinh nghiệm từ JCCU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình quản trị tài chính cho tập đoàn thương mại saigon co op (Trang 32 - 34)

1.5. Kinh nghiệm về mô hình Liên hiệp HTX tiêu dùng Nhật Bản (JCCU)

1.5.3. Bài học kinh nghiệm từ JCCU

Thứ nhất, Đây là mơ hình khá tương đồng để áp dụng cho các hình thức

kinh tế HTX, đặc biệt là các HTX thương mại, nó là một mơ hình lý tưởng để phát triển chuỗi tiêu thụ sản phẩm rộng khắp. Mơ hình JCCU có sự liên kết chặt chẽ giữa các HTX thành viên và các Liên hiệp HTX.

Thứ hai, Mơ hình JCCU là một mơ hình mang tính chất xã hội, có phạm vi

lớn trên khắp Nhật Bản, bao gồm đầy đủ các loại hình hoạt động kinh doanh như: sản xuất, nông nghiệp, thương mại, bảo hiểm, đầu tư, …. Là một q trình khép kín từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm.

Các xã viên của các HTX thành viên được hưởng rất nhiều quyền lợi như là: được cả hệ thống mua lại và tiêu thụ hàng hóa do họ sản xuất ra, được mua các hàng hóa khác trong hệ thống với giá rẻ, đồng thời nhận được rất nhiều hỗ trợ về vốn, kinh nghiệm, cơng nghệ từ hệ thống JCCU, từ đó tạo nên một sức mạnh tổng hợp rất cao.

Do vậy, Mơ hình này địi hỏi một sự hỗ trợ rất lớn từ chính phủ và chỉ phát huy tính hiệu quả khi áp dụng trên một quy mô lớn khắp đất nước và sự tổ chức chặt chẽ của mơ hình dựa trên sự phát triển rất cao của hình thức HTX.

Thứ ba, Mơ hình địi hỏi các HTX thành viên phải là các tổ chức có tiềm lực

về vốn, về cơng nghệ, và được tổ chức, điều hành chặt chẽ. Do vậy, chỉ có thể áp dụng tại các nước có trình độ quản lý cao, tiên tiến như Nhật Bản, Châu Âu.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Tập đoàn là một tổ hợp các công ty độc lập, có hoạt động kinh doanh đa dạng, đa ngành, được tổ chức khá phức tạp với quy mơ lớn, mỗi loại hình tập đồn ở mỗi quốc gia hoặc ở mỗi ngành nghề đặc thù lại có đặc trưng riêng.

Các tập đoàn mạnh là biểu hiện cho sức mạnh của nền kinh tế của các quốc gia, vì vậy tập đồn thường được các chính phủ rất quan tâm hỗ trợ.

Tuy nhiên, vì có quy mơ lớn nên việc xây dựng tập đồn đòi hỏi phải nghiên cứu các mơ hình quản trị hiện đại, phân tích đặc thù riêng tập đồn, các chính sách riêng của quốc gia để qua đó xây dựng cho nó mơ hình phù hợp.

Nếu sự thành cơng của tập đồn thường bắt nguồn từ chiến lược thành công, từ sự quản trị tốt và nhạy bén trong kinh doanh. Thì ngược lại, sự thất bại của tập đoàn thường xuất phát từ vấn đề quản trị tài chính. Việc quản trị tài chính kém hiệu quả sẽ khiến cho tập đoàn xa rời định hướng, phát triển khơng kiểm sốt và dễ đỗ vỡ khi thị trường tài chính có biến động.

Hơn nữa, việc quản trị điều hành hay quản trị tài chính đều khơng phải là bất biến mà luôn thay đổi phù hợp theo sự phát triển của tập đồn. Vì vậy nghiên cứu các giai đoạn phát triển của các tập đoàn kinh tế thế giới thật cần thiết. Nghiên cứu và thấu hiểu mơ hình của họ để vận dụng xây dựng các tập đoàn VN lớn mạnh là việc cần phải làm để cạnh tranh, hội nhập quốc tế.

CHƯƠNG 2

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BÁN LẺ TẠI VIỆT NAM VÀ THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH CỦA SAIGON CO.OP

2.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh bán lẻ tại Việt Nam và vị thế của Saigon Co.op trong thị trường bán lẻ Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình quản trị tài chính cho tập đoàn thương mại saigon co op (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)