Stt Chỉ tiêu Mơ hình đangthực hiện Mơ hìnhmới
1 Vốn CSH công ty mẹ (SGC)
2 Vốn CSH của SCID 100% 100%
2a Tỷ lệ sở hữu củaSGCđối với SCID 51% 51%
2b Tỷ lệ sở hữu của cổ đông khác đối với SCID 49% 49%
3 Vốn CSH Công ty khu vực 100%
3a Tỷ lệ sở hữu của SGC đối với công ty khu vực 51% 3b Tỷ lệ sở hữu của cổ đông khác đối với cty khu vực 49%
4 Vốn CSH Công ty siêu thị 100% 100%
(Cơ cấu hiện nay các Cty TNHH 2 thành viên)
4a Tỷ lệ sở hữu củaSGCđối với c ty siêu thị 51% 4b Tỷ lệ sở hữu củaSCIDđối với cty siêu thị 49%
(Cơ cấu mới có sự xuất hiện của cty khu vực)
4c Tỷ lệ sở hữu của Cty khu vực đối với cty siêu thị 51% 4d Tỷ lệ sở hữu của cổ đông khác đối với cty siêu thị 49%
5 Tỷ lệ vốn CSH của SGC sử dụng tài trợ cho vốnCSH của chuỗi siêu thị
5a Mơ hình đang thực hiện= (2ax4b) + (4a) 76%
5b Mơ hình mới= 3a x 4c 26%
Như vậy, xét trên lý thuyết, có thể thấy rằng khả năng tạo vốn của mơ hình đang thực hiện là khá thấp, để tài trợ vốn cho cả chuỗi siêu thị, SGC phải đầu tư 76% vốn từ nguồn vốn tự có của SGC. Trong khi với mơ hình mới, SGC chỉ cần bỏ ra 26% vốn nhưng vẫn đảm bảo quyền chi phối đối với chuỗi siêu thị. Tuy nhiên, cần phải làm rõ các kết quả này được phân tích trên điều kiện tối ưu, khi mà giả định là SGC thu hút và bán được cổ phần tại các công ty con cho các đối tác từ bên ngoài, chỉ giữ lại số cổ phần vừa đủ chi phối là 51%.
b) Đầu tư và tài trợ thông qua sáp nhập, hợp nhất hoặc mua lại
Đây là xu hướng mới đang dần trở nên phổ biến, nó giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô mà không cần sử dụng nhiều nguồn lực, tiết kiệm thời gian đầu tư vì có thể tận dụng nguồn lực đã có từ cơng ty được mua lại, sáp nhập, hợp nhất.
Việc đầu tư thông qua sáp nhập, hợp nhất, liên kết, mua lại chính là việc liên kết giữa các doanh nghiệp bán lẻ, mà trong đó SGC mua lại hoặc sáp nhập với các doanh nghiệp bán lẻ khác để mở rộng tập đồn. Thơng qua công nghệ bán lẻ hiện đại và quy mơ tập đồn khá lớn, SGC cho thấy ưu điểm về tính hiệu quả so với các doanh nghiệp bán lẻ VN khác. Từ đó, dẫn đến yêu cầu cần hợp nhất các doanh nghiệp bán lẻ VN nhằm khai thác lợi ích từ sáp nhập, đó là:
Lợi ích đối với SGC:
- Việc sáp nhập là cách nhanh nhất để SGC mở rộng chuỗi bán lẻ mà khơng cần phải đầu tư tồn bộ về tài sản cũng như con người.
- Thông qua sáp nhập, SGC không nhất thiết phải bỏ ra nguồn vốn, vì SGC sẽ sáp nhập doanh nghiệp bán lẻ mới vào 1 công ty khu vực, và doanh nghiệp đó sẽ sở hữu phần vốn tương ứng với giá trị doanh nghiệp đó; hoặc thơng qua cơng ty tài chính SGC có thể huy động vốn bên ngồi cho sáp nhập, mua lại.
- Mặc dù có cơng nghệ chung của SGC ở mức cao hơn. Nhưng ở một số mặt, thì doanh nghiệp mới cũng có ưu thế nổi trội, nên sáp nhập là cách giúp SGC hoàn thiện hơn cơng nghệ bán lẻ đang có.
- Việc sáp nhập một doanh nghiệp, giúp cho SGC giảm đi một đối thủ cạnh tranh, có thêm sức mạnh để cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.
Lợi ích đối với công ty bán lẻ bị mua lại, sáp nhập:
- Sử dụng công nghệ bán lẻ mới cao hơn, nên hiệu quả thu được cũng cao hơn, từ đó giá trị tạo ra từ đồng vốn của họ sẽ cao hơn.
- Doanh nghiệp bị mua lại thường làm ăn kém hiệu quả hoặc sinh lời thấp do quy mô nhỏ lẻ nên đây cũng là cách để doanh nghiệp tránh khỏi cảnh thanh lý, phá sản.
- Tương tự như SGC, doanh nghiệp bị sáp nhập cũng giảm được đối thủ cạnh tranh, sử dụng được nguồn hàng giá rẻ hơn của SGC đem lại lợi ích cho người tiêu dùng cao hơn.
Điều kiện cần chuẩn bị cho sáp nhập:
- Do đặc thù là hình thức HTX nên SGC khó có thể sáp nhập với các doanh nghiệp có hình thức khác, đồng thời hoạt động của SGC được phân tán nhiều lãnh vực, nên việc hình thành các cơng ty khu vực được tổ chức dưới dạng cổ phần sẽ là điều kiện thuận lợi cho sáp nhập, hợp nhất.
- Nâng cao cơng tác phân tích, định giá, xác định giá trị doanh nghiệp của bộ phận tài chính, đầu tư. Từ đó giúp việc mua lại, sáp nhập được tính tốn, phân tích kỹ và chắc chắn tạp ra hiệu quả như mong đợi.
3.2.3.5. Quyết định phân phối lợi nhuận
Như đã trình bày, việc quyết định phân phối lợi nhuận sẽ căn cứ vào giai đoạn phát triển của tập đoàn. Trong giai đoạn cần vốn cho phát triển hiện nay, việc phân phối lợi nhuận tại công ty mẹ là rất hạn chế, mọi nguồn lực cần được giữ lại để ưu tiên cho tăng trưởng.
Tập đồn quy định các tiêu chí phân phối lợi nhuận và kế hoạch lợi nhuận nhằm định hướng và tạo nguồn lực cho các hoạt động của tập đoàn. Lợi nhuận sau thuế sẽ phân phối theo các nguyên tắc và thứ tự như sau:
- Bù đắp các khoản lỗ (nếu có);
- Chia lãi thành viên theo quy định của hợp đồng góp vốn liên kết (nếu có); - Trích 10% lợi nhuận sau thuế vào quỹ dự phịng tài chính, khi số dư bằng
25% vốn điều lệ thì khơng trích nữa.
- Trích vào quỹ khen thưởng, phúc lợi của công ty với tỷ lệ lợi nhuận được xác định theo nghị quyết từng năm của HĐQT, hoặc HĐTV sau khi đã
tham khảo ý kiến của Cơng đồn cơng ty. Đồng thời trích thêm 5%-15% trên số lợi nhuận vượt kế hoạch ngân sách (kế hoạch ngân sách phải có lời), với tỷ lệ tăng luỹ tiến trên mức vượt kế hoạch để khuyến khích các cơng ty hoàn thành và vượt kế hoạch đã đặt ra.
- Số còn lại được phân phối cho các cổ đơng theo tỷ lệ vốn góp.
Riêng đối với cơng ty mẹ Saigon Co.op:
- Trích thêm 30% lợi nhuận trước thuế cho quỹ đầu tư và phát triển để nghiên cứu phát triển cơng nghệ bán lẻ. Vì tính chất của hoạt động này là một phần của hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh.
- Trích 5% lợi nhuận sau thuế để lập quỹ khen thưởng ban điều hành quản lý của cả tập đoàn.
- Lợi nhuận cịn lại sẽ trình ý kiến Đại hội thành viên thông qua theo hướng giữ lại để tăng vốn chủ sở hữu, phục vụ cho công cuộc phát triển, mở rộng tập đoàn, cạnh tranh với các nhà bán lẻ quốc tế.
Riêng đối với công ty khu vực:
- Trích 30% lợi nhuận sau thuế cho hoạt động phát triển chuỗi siêu thị bán lẻ trong khu vực mà công ty quản lý, cho đến khi đã đạt số lượng siêu thị như dự kiến thì khơng trích nữa.
Như vậy, sau khi phân phối lợi nhuận, các cơng ty sẽ có nguồn cho các quỹ được sử dụng tài trợ cho các hoạt động như sau:
- Quỹ dự phịng tài chính: dùng để bù đắp những tổn hại về tài sản do
nguyên nhân khách quan, những khoản công nợ khơng địi được xảy ra trong quá trình kinh doanh; Bù đắp các khoản lỗ của cơng ty (nếu có) theo như quyết định của HĐQT.
- Quỹ đầu tư và phát triển: dùng để nghiên cứu các công nghệ mới,
nghiên cứu thị trường, xây dựng và phát triển thương hiệu; Đầu tư góp vốn vào các công ty con để phát triển công nghệ bán lẻ mới như là thương mại điện tử, hệ thống cửa hàng tiện lợi; Hoặc bổ sung vào vốn kinh doanh theo nghị quyết của HĐQT hoặc HĐTV.
- Quỹ khen thưởng phúc lợi: chi cho các hoạt động phúc lợi của nhân
viên công ty, hoặc phúc lợi xã hội; Góp vốn để đầu tư các cơng trình phúc lợi chung cho tập đồn; Trợ cấp khó khăn đột xuất cho người lao động hoặc làm công tác từ thiện xã hội.
- Quỹ phát triển mạng lưới: quỹ này chỉ có ở các cơng ty khu vực, hoặc
các công ty phát triển bán lẻ khác. Được dùng để đầu tư, góp vốn, xây dựng, phát triển các điểm bán lẻ mới hoặc nâng cấp điểm bán lẻ củ, nhằm khai thác tối đa sức mua của người tiêu dùng trong khu vực mà công ty quản lý.
- Quỹ khen thưởng ban điều hành, quản lý: dùng để thưởng cho HĐQT,
ban giám đốc công ty. Mức thưởng sẽ do HĐQT, HĐTV quyết định dựa trên hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
3.2.3.6. Quyết định quản trị tài sản
Ban giám đốc của cơng ty mẹ và cơng ty con được tồn quyền trong việc sử dụng tài sản và chịu trách nhiệm trước HĐQT của công ty mẹ, hoặc công ty con là công ty cổ phần hoặc HĐTV đối với công ty con là các công ty TNHH về việc quản lý tài sản được giao.
Kế thừa các công tác quản lý tài sản khá hiệu quả hiện nay của SGC.
3.2.3.7. Quản trị doanh thu và chi phí
Việc xây dựng ngân sách thật chuẩn sẽ có tác dụng tích cực trong việc quản trị doanh thu và chi phí của các cơng ty con.
Ngồi ra, tập đồn ln tìm kiếm mọi biện pháp để khuyến khích các cơng ty con tăng doanh thu và tiết giảm chi phí, đó là:
- Cung ứng hàng hố kịp thời cho các công ty con thông qua hệ thống trung tâm phân phối hàng hố của cơng ty mẹ SGC, trong trường hợp các công ty vượt quá định mức cơng nợ thì cơng ty con vẫn được đảm bảo giao hàng đầy đủ để không mất đi cơ hội kinh doanh.
- SGC luôn chú trọng công tác nghiên cứu thị trường, các đối thủ khu vực cũng như thị hiếu của người tiêu dùng để từ đó định hướng chiến lược kinh doanh cho các công ty con, xây dựng các phương án quảng cáo khuyến mãi kích thích sức mua, tạo điều kiện tốt nhất cho từng công ty con kinh doanh thuận lợi và hiệu quả.
- Các bộ phận hỗ trợ bán của cơng ty mẹ hỗ trợ phân tích điều kiện trưng bày, bố trí layout hàng hố phù hợp, đảm bảo yêu cầu chất lượng hàng hoá.
- Nghiên cứu các ứng dụng công nghệ mới trong sử dụng trang thiết bị bán hàng (tủ trữ, kệ trưng bày, bàn tính tiền, xe đẩy, camera,…), kết hợp với các công nghệ mới về giám sát bán hàng, vận chuyển, logictics, công tác chọn lọc hàng hố nhằm tiết giảm chi phí kinh doanh cho các siêu thị.
3.3. Giải pháp hỗ trợ khác
Ngồi việc lựa chọn mơ hình tập đồn như đã trình bày ở Phần 3.2, luận văn đề xuất một số giải pháp hỗ trợ cần thiết để xây dựng thành cơng mơ hình quản trị tài chính cho tập đồn thương mại Saigon Co.op như sau:
3.3.1. Hồn chỉnh hệ thống quản trị tài chính, tiến tới xây dựng cơng ty tài chính cho tập đồn
Như đã đề cập, việc nhanh chóng hồn thiện thể thức điều hành tiêu chuẩn SOP của tập đồn, và đặc biệt trong đó là hồn thiện quy chế tài chính điều hành tập đoàn, hoàn thiện cơ chế ngân sách, xây dựng một hệ thống kiểm sốt nội bộ hồn chỉnh là điều kiện cần thiết, cơ bản nhất cho sự thành cơng của quản trị tài chính.
Bên cạnh đó, để tập đồn phát triển lên tầm cao hơn, địi hỏi phải có sự xuất hiện của cơng ty tài chính tập đồn, đây là trái tim của tồn bộ tập đoàn, giữ nhiệm vụ cung cấp và tìm kiếm các nguồn vốn cho sự phát triển của tập đoàn, quản trị việc sử dụng các nguồn vốn đó một cách hữu hiệu.
Việc xác định thời điểm thành lập cơng ty tài chính cũng là một cơng việc khó vì nó phụ thuộc vào mức độ phát triển của tập đoàn. Tuy nhiên chuẩn bị sẵn các điều kiện cho nó thành lập là việc nên cần làm ngay.
3.3.2. Tái cơ cấu, chuyển đổi hình thức của các cơng ty con thành công ty cổ phần để dễ dàng huy động vốn thơng qua thị trường tài chính (TTCK)
Hình thức HTX là một hình thức tiến bộ, tuy nhiên nó vẫn chưa phù hợp với giai đoạn phát triển hiện nay của VN. Quá trình hợp tác và hỗ trợ từ các Liên đoàn HTX Thuỵ Điển, Nhật Bản, Singapore giành cho SGC cho thấy rằng, các mơ hình HTX thành công ở các nước trên đều dựa trên tiềm lực của một nước có nền kinh tế
rất phát triển, nhu cầu về vốn dễ dàng được thoả mãn. Các HTX vừa là nhà sản xuất, nhà bán lẻ và người tiêu dùng, do vậy, nó khuyến khích sự tiêu thụ, giúp HTX bán lẻ phát triển.
Tuy nhiên, điều kiện kinh tế VN còn nhiều hạn chế, để phát triển đòi hỏi nhu cầu vốn lớn mà các HTX là không thể đáp ứng được. Cơ chế đối nhân không đối vốn của HTX khơng tạo ra sự khuyến khích tham gia của các thành phần kinh tế đang sở hữu nguồn vốn.
Trong khi đó, ưu điểm của hình thức cổ phần là dễ dàng huy động vốn qua thị trường chứng khoán, dễ dàng chuyển nhượng vốn cho các cổ đông chiến lược. Nhược điểm hình thức này là bộ máy quản lý tương đối cồng kềnh và phức tạp, có thể dẫn đến tốn kém chi phí.
Việc tái cơ cấu các doanh nghiệp trong tập đồn cần được thực hiện kết hợp với việc hình thành các cơng ty cổ phần khu vực. Lựa chọn hình thức cổ phần là phù hợp cho các công ty bán lẻ khu vực, các cơng ty kinh doanh loại hình bán lẻ mới, vì nó có thể dễ dàng thay đổi quy mô hoạt động thông qua phát hành mới hay mua lại cổ phiếu quỹ. Các cơng ty này có quy mơ lớn nên sẽ làm giảm đi mặt hạn chế về bộ máy quản lý cồng kềnh. Ngoài ra, việc lựa chọn hình thức cổ phần cho các cơng ty con là khơng ảnh hưởng đến loại hình Liên hiệp HTX của SGC, có thể nói đó là sự vận dụng linh hoạt, kết hợp đa dạng các hình thức doanh nghiệp để tạo ra sức mạnh cho sự phát triển của ngành bán lẻ.
Hơn nữa, đây chính là điều kiện cần để chuẩn bị trước cho việc hợp nhất, sáp nhập đối với các doanh nghiệp bán lẻ khác trong tương lai.
3.3.3. Chuẩn bị thật tốt công tác tổ chức nhân sự, huấn luyện để có đủ nguồnnhân lực phục vụ cho phát triển nhân lực phục vụ cho phát triển
Việc phát triển ln địi hỏi yêu cầu về nguồn lực con người, bộ phận tài chính SGC hiện đang khá mỏng, nên đặt ra các yêu cầu phát triển, thành lập công ty tài chính, phát triển số lượng và quy mơ các cơng ty con không thể không đặt ra yêu cầu về các nhân sự giỏi về quản lý, về tài chính để điều hành các hoạt động này. Giải quyết tốt bài toán về nhân sự cũng vấn đề quyết định cho sự thành cơng của mơ hình tập đồn Saigon Co.op.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở nghiên cứu về tập đoàn, về hoạt động của SGC, Chương này đã đưa ra mơ hình cơ cấu tổ chức, quản lý điều hành và quản trị tài chính cho tập đồn thương mại Saigon Co.op.
Luận văn cũng xác định các vấn đề đặt ra cần phải thực hiện để hợp lý hố mơ hình, đó là:
- Định hướng các hoạt động của tập đoàn Saigon Co.op. - Hồn thiện mơ hình, chuẩn bị các nguồn lực cho phát triển.
Việc xây dựng mơ hình khơng phải chỉ đáp ứng nhu cầu phát triển trước mắt mà cịn mang tính định hướng dài hạn cho tập đoàn để đáp ứng xu thế cạnh tranh, hội nhập.
KẾT LUẬN
Sự hình thành tập đồn kinh tế là một nhu cầu thực tế khách quan, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của đất nước và đường lối mở cửa hội nhập kinh