.op các năm 2005-2009

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình quản trị tài chính cho tập đoàn thương mại saigon co op (Trang 46 - 49)

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009

Doanh thu thuần 3.634.503 3.626.044 5.064.671 6.432.585 7.316.245 Giá vốn hàng bán 3.355.543 3.285.257 4.653.419 6.177.468 7.251.925 Lợi nhuận gộp 278.960 340.787 411.253 255.117 64.320 Doanh thu tài chính 72.898 99.677 161.445 162.663 183.790

Chi phí tài chính 3.149 7.345 12.668 49.464 31.110

Chi phí bán hàng 186.694 238.455 317.917 278.028 140.410 Chi phí quản lý 135.249 145.734 68.089 130.644 108.296 Lợi nhuận thuần 26.765 48.930 174.023 -40.356 -31.706

Thu nhập khác 28.324 39.410 68.713 316.065 323.506

Chi phí khác 2.479 3.628 5.044 2.697 2.715

Lợi nhuận khác 25.846 35.782 63.669 313.368 320.792

Lợi nhuận trước thuế (LNTT) 52.611 84.712 237.693 273.012 289.086

LNTT/Doanh thu thuần 1.4% 2.3% 4.7% 4.2% 4.0%

(Nguồn: Saigon Co.op)

Thứ năm, việc phân bổ các nguồn lực và phân phối lợi nhuận giữa các bộ

phận chức năng, các công ty con hồn tồn do Văn phịng SGC quyết định bằng các biện pháp mệnh lệnh. Do đó, có thể làm hạn chế tính năng động, động lực phấn đấu, cản trở sự sáng tạo của các đơn vị thành viên trong tập đồn.

Thứ sáu, với một mơ hình chủ yếu là đầu tư đơn cấp, các công ty con được

thành lập dưới hình thức TNHH và bị chi phối vốn khá lớn, nên gần như khơng có khả năng thu hút thêm vốn từ bên ngoài để phục vụ cho việc mở rộng tập đồn.

2.3. Hoạt động quản trị tài chính của Saigop Co.op

Việc quản trị tập đoàn cũng được thực hiện theo nội dung của quản trị theo khoa học và đang dần hoàn thiện theo quản trị tiên tiến (quản lý theo ISO) và quản trị hiện đại (thông qua công nghệ tin học ERP), đó là:

- Tập đồn đã ban hành quy chế hoạt động tài chính của SGC để quy định quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ của các bộ phận, cơng ty trong tập đồn. Kết hợp với việc ứng dụng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và triển khai chương trình tin học MMS và Oracle để quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh cũng như hoạt động kế tốn tài chính.

- Sử dụng công cụ kế hoạch như là công cụ để định hướng tất cả các hoạt động của các phòng ban, của các đơn vị. Đối với các phịng ban, thì định hướng và đánh giá thông qua mục tiêu chất lượng hằng năm. Đối với các cơng ty con, các xí nghiệp, cửa hàng trực thuộc thì định hướng và đánh giá thơng qua các chỉ tiêu kế hoạch hằng năm, như là các chỉ tiêu doanh thu, định mức chi phí, lợi nhuận, các chỉ tiêu nhân sự, lượng khách, vòng quay hàng tồn kho, hao hụt, …

- Thiết lập ban kiểm toán nội bộ kết hợp với kiểm toán độc lập hằng năm, nhằm kiểm tra định kỳ và đột xuất tình hình tuân thủ của các đơn vị thành viên.

2.3.1. Tổ chức bộ phận tài chính

Song song với hoạt động quản trị doanh nghiệp, hoạt động quản trị tài chính của SGC được thực hiện bởi Phịng tài chính trực thuộc SGC. Bộ phận này được thành lập năm 2008, có nhiệm vụ quản lý tất cả các hoạt động tài chính cả tập đồn.

Bộ phận tài chính ngồi các chức năng quản trị tài chính tại cơ quan mẹ là SGC, cịn làm thêm các chức năng hỗ trợ phân tích cho các đơn vị thành viên trong tập đoàn, quy định các định mức về công nợ nội bộ với các đơn vị thành viên, định mức tồn kho, hao hụt cũng như kiểm soát lượng tiền mặt tại các đơn vị trực thuộc.

2.3.2. Quyết định đầu tư

Mục tiêu của quyết định đầu tư là làm gia tăng giá trị doanh nghiệp, tuy nhiên các quan điểm về đầu tư là rất đa dạng và khác nhau tuỳ theo góc độ tiếp cận khác nhau. Vì vậy, SGC tiếp cận đầu tư trên quan điểm dự án. Theo đó, việc đầu tư phải được tiến hành trên cơ sở các dự án, mà các dự án này phải được soạn thảo và xem xét một cách cẩn thận, kỹ lưỡng.

Các dự án phải được khảo sát, phân tích và lập thành các hồ sơ nhằm đánh giá theo các mục tiêu mong muốn, như là các mục tiêu: doanh thu; lợi nhuận; thị phần; các nguồn lực cần huy động khi thực hiện, như là: vốn, nhân lực, thời gian, …

Sau khi dự án đã được lập hồ sơ thì sẽ được đánh giá hiệu quả trước khi thực hiện dự án, thông qua các chỉ tiêu:

-Khả năng sinh lời: được phân tích thơng qua giá trị hiện tại của dự án, như

là: NPV (hiện giá thuần) và IRR (suất sinh lời nội bộ). Các thông số được sử dụng theo kinh nghiệm hiện nay của SGC là NPV>0 (r=15%) và IRR>15%.

- Thời gian đầu tư, số năm hoàn vốn và số năm bị lỗ. Đây là chỉ tiêu quan

trọng để xem xét dự án, do đặc thù kinh doanh bán lẻ là cần thời gian hoạt động kinh doanh dài, nên dự án cần được ổn định kinh doanh trên 15-20 năm; thời gian hoàn vốn phải nhỏ hơn hoặc bằng 8 năm; giới hạn số năm bị lỗ ở 3 năm đầu tiên.

- Mức độ ưu tiên đầu tư: do có nhiều dự án được phân tích cùng lúc trong

khi nguồn lực của SGC có giới hạn, nên cần xác định các dự án có mức độ ưu tiên để thực hiện trước. Đó là các tiêu chí: 1/ Vị trí tốt: để đón đầu thị trường chiếm giữ thị phần (dài hạn); 2/ Đem lại doanh thu cao cho hệ thống: ưu tiên lựa chọn các dự án có mức khảo sát doanh thu từ 500 triệu đồng/ngày trở lên; 3/ Điểm hoà vốn: để giảm rủi ro, SGC ưu tiên lựa chọn các dự án có doanh thu hồ vốn ở mức thấp hơn. hoặc các dự án có mức độ sử dụng nguồn lực thấp hơn.

Đánh giá hiệu quả trong khi thực hiện và sau khi thực hiện: đây là công tác quan trọng, tuy nhiên chưa được SGC quan tâm đúng mức, chủ yếu do công tác hạch tốn kế tốn cịn chưa chủ động. Do vậy, cần thiết phải hồn thiện cơng tác kế toán, hệ thống báo cáo quản trị tốt hơn để thực hiện việc đánh giá trên.

a) Quản trị việc phân tích hiệu quả các khoản đầu tư mới:

Việc quản trị và phân tích hiệu quả các khoản đầu tư của SGC đều được thực hiện tại công ty mẹ, theo phân cấp trong quy chế quản lý hoạt động tài chính, thì các khoản tiền đầu tư mua sắm từ 100 triệu đồng trở lên ở các đơn vị trực thuộc được xem là khoản đầu tư lớn cần được phân tích hiệu quả và cân nhắc trong việc đầu tư. Bộ phận kế hoạch đầu tư, hoặc giám đốc các công ty trực thuộc phải xin ý kiến về Ban tổng giám đốc và được chỉ định phân tích đánh giá hiệu quả ở phịng tài chính.

Cơng việc phân tích được thực hiện tập trung ở phịng tài chính của SGC, việc phân tích đánh giá hiệu quả đầu tư được dựa trên cơ sở tác động đến doanh thu, chi phí của khoản đầu tư đối với doanh nghiệp, nó được xây dựng thành dòng tiền và ra kết luận chủ yếu từ các chỉ tiêu chính, đó là: NPV, IRR, số năm hồn vốn,… như đã trình bày ở trên.

b) Quản trị các khoản đầu tư, góp vốn của Saigon Co.op.

Ngồi ra, Phịng tài chính có nhiệm vụ thực hiện các quyết định, theo dõi, quản lý, đôn đốc liên quan đến các khoản góp vốn đầu tư, thu hồi vốn, bổ sung vốn của SGC đối với các đơn vị trực thuộc. Đồng thời, đánh giá hiệu quả từ các khoản đầu tư để có biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong tập đoàn.

2.3.3. Quyết định tài trợ

Để thực hiện mục tiêu làm gia tăng giá trị doanh nghiệp thông qua xác định một cấu trúc vốn hợp lý, Bộ phận tài chính tổ chức các cơng việc sau: liên hệ với các ngân hàng để tìm kiếm các nguồn tài trợ, tổ chức việc vay vốn, tham mưu cho Ban tổng giám đốc trong việc lựa chọn ngân hàng vay vốn, phân bổ lợi nhuận, đề xuất các phương án tài trợ cho các dự án đầu tư mới các siêu thị, các công ty mới,…

Lựa chọn cơ cấu vốn của Saigon Co.op:

Trong quyết định tài trợ, thì việc xác định cấu trúc vốn tối ưu trong từng thời kỳ là công việc quan trọng nhất, nó thể hiện năng lực của nhà quản trị tài chính.

Cơ cấu vốn lý tưởng của ngành dịch vụ bán lẻ được trình bày qua Hình 2.6, cho ta thấy các phương án tài trợ cơ bản có sẵn cho một doanh nghiệp và các nguồn tiền chính điển hình ở Mỹ như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình quản trị tài chính cho tập đoàn thương mại saigon co op (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)