3.1. Nhận định một số vấn đề đặt ra khi xây dựng mơ hình tập đồn thương mạ
3.1.2.1. Sự cần thiết chia tách mơ hình quản lý tập quyền thành các đơn vị nhỏ
vị nhỏ hơn
a) Hợp lý hóa việc quản lý điều hành
Với số lượng các công ty con ngày càng nhiều thì mơ hình quản lý tập trung khơng cịn phù hợp, việc quản lý hoạt động của tất cả các công ty con trở nên kém hiệu quả, từ đó tăng chi phí quản lý. Đồng thời do phải tập trung quá nhiều vào các cơng việc sự vụ nên nó cịn ảnh hưởng đến các công tác chiến lược, công tác xây dựng kế hoạch dài hạn của công ty mẹ SGC.
Do vậy, địi hỏi phải ứng dụng mơ hình hiện đại hơn, đó là mơ hình tập đồn kinh tế theo cấu trúc hỗn hợp. Mơ hình này kết hợp vừa quản lý tập trung, vừa phân quyền nhiều hơn cho các công ty con.
Công ty mẹ quản lý tập trung các công việc sau:
- Quyết định các vấn đề mang tính chiến lược: đầu tư mới hoặc rút khỏi thị trường; định hướng kế hoạch dài hạn; kế hoạch hằng năm của tập đoàn.
- Quyết định chính sách chung và điều hành các giao dịch bên trong tập đoàn. - Quyết định việc tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm nhân sự.
Các công ty con được phân quyền rộng hơn, có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh, tự chủ về tài chính, tự chủ quyết định đầu tư, ... Các công ty con từ các trung tâm giá thành trong mơ hình tập quyền đã được phát triển thành các trung tâm lợi nhuận đầy đủ.
b) Khắc phục tính bình qn trong hoạt động quản lý
Do đặc thù xa cách về địa lý giữa công ty mẹ và công ty con, nên công ty mẹ thường áp dụng một chuẩn mực tương đối giống nhau cho các công ty con như là: giá cả thống nhất; phương pháp khuyến mãi và chủng loại hàng hoá tương đồng chưa chú ý đến điều kiện đặc thù từng khu vực. Cách quản lý kinh doanh sử dụng phổ biến đó là áp dụng mơ hình các cơng ty đã thành công trong quá khứ cho các công ty mới thành lập. Việc quản lý dựa trên kinh nghiệm là chính nên dẫn đến áp đặt ý chí chủ quan lên các công ty con làm cho hoạt động kinh doanh mang tính bình qn, khơng phát huy sự sáng tạo, chủ động của các cơng ty con.
Với đặc thù VN có địa lý trải dài, có sự khác biệt lớn về văn hoá, thu nhập giữa các vùng miền, nên bản chất việc kinh doanh giữa các công ty con cũng rất khác nhau về giá cả hàng hố, thói quen mua sắm và nhu cầu hàng hố của người tiêu dùng. Mỗi cơng ty con cần phải có một chiến lược kinh doanh riêng, một chính sách giá cả riêng, cơ cấu hàng hố đặc trưng để phù hợp với đặc thù vùng miền của từng khu vực. Do vậy, cần phân phân quyền việc điều hành kinh doanh từ công ty mẹ SGC đang quản lý tập quyền thành các “công ty siêu thị khu vực”nhằm hợp lý hố hơn việc kinh doanh hiện nay.
Các cơng ty khu vực vừa thực hiện quản lý vừa cũng là chủ sở hữu của các siêu thị trong bán kính khu vực của mình, qua đó các cơng ty này nắm rõ hơn nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng, khả năng khai thác nguồn hàng cũng tốt hơn, đồng thời vẫn giữ được sự liên kết nhất định giữa các siêu thị trong khu vực để cạnh tranh với các đối thủ khu vực.
c) Đa dạng hình thức doanh nghiệp của các cơng ty con
Việc thành lập đa số các cơng ty siêu thị Co.opMart dưới hình thức cơng ty TNHH hai thành viên, trong đó SGC sở hữu 51% và SCID sở hữu 49%, là phù hợp
với giai đoạn mới hình thành tập đồn. Tuy nhiên khuyết điểm của hình thức này địi hỏi SGC gần như phải đầu tư tồn bộ vốn cho chuỗi bán lẻ mà không khai thác được các nguồn vốn từ bên ngồi, đặc biệt là từ chính cán bộ, công nhân viên đang làm việc tại các siêu thị, các nhà cung cấp đang giao dịch và các khách hàng thành viên đang trung thành mua sắm tại chuỗi Co.opMart nhằm tối đa hóa nguồn lực vốn cho phát triển.
Thơng qua hình thức cổ phần, SGC dễ dàng hơn trong việc thu hút nguồn vốn từ bên ngồi, dễ dàng mở rộng hay thu hẹp quy mơ vốn thông qua thị trường chứng khoán. Tạo sự gắn kết bằng cách cho phép các nhà cung cấp, khách hàng và nhân viên góp vốn vào siêu thị, do đều là chủ sở hữu của siêu thị CM nên họ sẽ hành động theo hướng đem lại lợi ích chung.