Cạnh tranh trong hoạt động bán lẻ hiện đại tại Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình quản trị tài chính cho tập đoàn thương mại saigon co op (Trang 39 - 42)

nghiệp bán lẻ.

Ngành bán lẻ được biết như là một ngành cạnh tranh khốc liệt. Lịch sử tồn tại của nó đã trãi qua nhiều giai đoạn, nhiều thời kỳ, nhưng quá khứ đã chứng minh là không một chủ thể nào đứng vững ở vị thế số một trong thời gian dài cả.

Cạnh tranh bán lẻ là một cuộc chơi khốc liệt giữa hai yếu tố là giá cả và chất lượng dịch vụ (bao gồm: chất lượng hàng hóa, sự đa dạng chủng loại, vị trí xa gần của cửa hàng, các dịch vụ và sự tiện lợi đang đáp ứng cho khách hàng,...). Nhìn chung, đó là cuộc chơi mà ai cung cấp được giá bán thấp nhất trong cùng một dịch vụ hàng hóa như nhau người đó sẽ chiến thắng. Trong khi đó, hành vi mua sắm của người tiêu dùng thường hay thay đổi, nhưng trong một thời điểm nhất định họ chỉ chọn một nơi mua sắm thuận tiện và sẽ tiếp tục mua sắm cho đến khi nhận ra có một nơi khác tốt hơn và họ lãng quên cái địa điểm quen thuộc ban đầu.

Do vậy, các chủ thể kinh doanh bán lẻ phải luôn thay đổi, phải vận động phù hợp theo khuynh hướng hay thay đổi của người tiêu dùng. Doanh nghiệp bán lẻ nào đang đáp ứng tốt nhất mong đợi của người tiêu dùng và được người tiêu dùng lựa chọn doanh nghiệp đó sẽ ở "vị thế số một" (“Thuyết cái nhất” của N.Ander & Z.Stern, 2009). Doanh nghiệp nào phỏng đốn đúng và chuẩn bị thật tốt để đón đầu khuynh hướng tương lai của người tiêu dùng, doanh nghiệp đó sẽ giành lại vị thế số một từ đơn vị ban đầu kia. Và theo thời gian, vị thế số một ấy cứ ln hốn chuyển, nó như là phần thưởng to lớn giành cho doanh nghiệp năng động nhất.

Doanh nghiệp đang ở vị thế số một là doanh nghiệp thuận lợi nhất, họ có số lượng mua hàng tốt nhất, mà với lượng mua này các nhà cung ứng hàng hóa sẵn sàng giành cho họ mức giá rẻ nhất và nhiều ưu đãi đặc biệt khác (ưu tiên giao hàng, ưu tiên thanh tốn, ưu đãi sản phẩm mới, chương trình khuyến mãi,...) nhiều hơn các đối thủ của họ. Từ đó, họ có ưu thế về giá trong cuộc cạnh tranh với các đối thủ khác. Ưu thế về giá đó lại tăng lên theo cấp số vì khách hàng đang chọn họ và từ bỏ mua sắm ở các đối thủ của họ, do vậy quy mô bán hàng của doanh nghiệp bán lẻ ở

vị thế số một không ngừng mở rộng, số lượng cửa hàng trong chuỗi tăng nhanh chóng, từ đó họ lại tăng thêm ưu thế về giá và cái vòng luẩn quẩn ấy cứ tiếp tục cho đến khi tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp bán lẻ chậm lại.

Rõ ràng ưu thế về giá và tốc độ tăng trưởng là đồng thuận và tạo ra lực đẩy tổng hợp cho doanh nghiệp ở vị thế số một tăng tốc. Tuy nhiên một khi khuynh hướng người tiêu dùng thay đổi, các chất lượng dịch vụ ngang bằng nhau được giả định trước kia cũng thay đổi và sự thay đổi này làm mất đi ưu thế về giá của doanh nghiệp số một. Các doanh nghiệp năng động hơn, có sự điều chỉnh chất lượng dịch vụ tốt hơn sẽ đánh bại ưu thế về giá và nhanh chóng chiếm lĩnh dần thị phần đang có của doanh nghiệp đang ở vị thế số một. Như vậy, cuộc chiến về tốc độ tăng trưởng lại bắt đầu: "Doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao hơn sẽ có ưu thế về

giá và từ đó doanh nghiệp lại càng tăng trưởng nhanh hơn".

Doanh nghiệp không ở vị thế số một cũng như không điều chỉnh chất lượng dịch vụ tốt hơn trong tương lai chắc chắn sẽ không tồn tại lâu dài, nguy cơ phá sản đang hiện hữu, vấn đề của họ là tồn tại được bao lâu trước khi bị phá sản mà thơi.

2.1.2.2. Bài tốn của doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam: tận dụng lợi thế sân nhà trong một cuộc chơi bất lợi về giá cả và nguồn vốn.

Thị trường VN đang là một thị trường bán lẻ hấp dẫn, sự cạnh tranh đang bắt đầu mạnh hơn từ khi VN thực hiện theo cam kết WTO mở cửa thị trường bán lẻ vào 01/01/2009.

Các doanh nghiệp bán lẻ VN đang có lợi thế sân nhà rất rõ rệt, họ được hỗ trợ của nhà nước vì vai trị quan trọng của họ trong chiến lược ưu tiên tiêu dùng hàng nội địa; có một thời gian dài chuẩn bị trước khi thị trường bán lẻ thật sự mở cửa; đang có được ưu thế hiểu rõ nhất khách hàng và được khách hàng chấp nhận.

Mặc dù vậy, không thể phủ nhận là họ đang bất lợi rất lớn về nguồn vốn khi sắp phải cạnh tranh với các tập đoàn tầm cỡ thế giới như: Wal-mart, Tesco, Carrefour,... hay ngay cả các đối thủ đã có mặt ở VN như BigC, Metro, Lotte,... đều là các tập đoàn thế giới với tiềm lực vốn gấp nhiều lần các doanh nghiệp VN.

Ở một cuộc chơi mà giả cả là yếu tố chi phối số một, thì rõ ràng các doanh nghiệp VN đang gặp rất bất lợi về ưu thế giá. Họ đang giữ vị thế số một tại VN, mọi người lầm tưởng họ đang có ưu thế về giá, nhưng thật sự các tập đoàn lớn đang chiếm ưu thế giá ở tầm thế giới và họ sử dụng ưu thế về quy mô khổng lồ này để đè bẹp các quy mô nhỏ lẻ của các doanh nghiệp VN. Q trình tồn cầu hóa đang diễn ra nhanh hơn, các mặt hàng tiêu dùng chủ yếu hiện nay đều do các cơng ty tồn cầu cung cấp (Ví dụ: Unilever, P&G, Colgate, Cocacola, Abbott, ...), các cơng ty tồn cầu này bị ràng buộc về chính sách giá tồn cầu đối với các tập đoàn bán lẻ thế giới. Vì vậy, ở một chừng mực nào đó, người nắm ưu thế về giá chính là các tập đồn có quy mơ khổng lồ trên thế giới đã trình bày ở trên. So với họ, các tập đoàn bán lẻ VN trở nên nhỏ bé như vài chiếc thuyền con rời rạc đang đối đầu với các chiến hạm to lớn, có tổ chức.

Như vậy, các doanh bán lẻ VN không thể chọn cách cạnh tranh như là một doanh nghiệp đang ở vị thế số một. Để tồn tại, tăng trưởng và thu hẹp lợi thế về giá với các tập đoàn bán lẻ thế giới, họ buộc phải chọn cách cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ, bằng biện pháp đón đầu khuynh hướng hay thay đổi của người tiêu dùng.

Lợi thế sân nhà giúp cho doanh nghiệp VN thấu hiểu khuynh hướng của khách hàng và được hỗ trợ của chính phủ (cam kết WTO chỉ thỏa thuận một số điều khoản mở cửa thị trường bán lẻ nhất định, vẫn bảo hộ doanh nghiệp VN ở một chừng mực). Lợi thế sân nhà còn giúp doanh nghiệp bán lẻ nhận được sự hậu thuẫn của khách hàng bằng chiến lược "tự hào hàng Việt" (người VN dùng hàng VN) đã thành công ở một số nước như Nhật, Hàn Quốc.

Tóm lại, trong cuộc cạnh tranh khơng cân sức giữa doanh nghiệp VN và các gã khổng lồ quốc tế, ngoài việc phải tận dụng lợi thế sân nhà như đã trình bày, các doanh nghiệp bán lẻ VN cần phải hợp sức từ nhiều nguồn lực khác nhau như là: liên kết các nhà bán lẻ VN khác, khách hàng VN, đội ngũ nhân viên, các nhà đầu tư bất động sản (chủ của vị trí kinh doanh), các ngân hàng, sự hỗ trợ của các địa phương và nhà cung cấp nội địa để tạo thành một sức mạnh tổng hợp, một nguồn nội lực mạnh mẽ trong cuộc cạnh tranh khốc liệt về tốc độ tăng trưởng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình quản trị tài chính cho tập đoàn thương mại saigon co op (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)