Các nguồn vốn đầu tư cho phát triển khu công nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút đầu tư nâng cao hiệu quả hoạt động khu công nghiệp tỉnh vĩnh long (Trang 26 - 29)

- Tài chính và cơ sở hạ tầng

1.4. Các nguồn vốn đầu tư cho phát triển khu công nghiệp

Doanh nghiệp nói chung khi đầu tư ln với mục đích khơng chỉ là kiếm lợi nhuận mà phải làm sao để tối đa hóa lợi nhuận. Quyết định đầu tư và hiệu quả đầu tư chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như ý tưởng, năng lực, chiến lược của họ và đồng thời cũng chịu ảnh hưởng bởi những nhìn nhận của họ dựa trên những yếu tố đặc thù của địa phương nơi họ có ý định thực hiện quyết định đầu tư của mình.

Đầu tư đó là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để kỳ vọng đạt được những kết quả nhất định trong tương lai.

Việc kêu gọi thu hút đầu tư vào KCN cần chú ý đến vốn từ nội lực và ngoại lực hay nói một cách khác là nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài và làm sao để bỏ ra chi phí thấp nhất nhưng mang lại lợi ích cao nhất cho nhà đầu tư, đồng thời tạo điều kiện phát triển kinh tế – xã hội tại địa phương kêu gọi đầu tư.

Trong nền kinh tế mở, vốn cho sự đầu tư phát triển của một quốc gia nói chung hay cho một địa phương nói riêng chủ yếu được cung ứng từ các nguồn lực tài chính sau đây:

1.4.1. Nguồn vốn trong nước:

Vốn trong nước là vốn hình thành từ nguồn tích luỹ nội bộ của nền kinh tế quốc dân. Nguồn vốn trong nước thể hiện sức mạnh nội lực của một quốc gia. Nguồn vốn này có ưu điểm là ổn định, bền vững, chi phí thấp giảm thiểu được rủi ro và hậu quả xấu đối với nền kinh tế do những tác động từ bên ngoài. Nguồn vốn trong nước chủ yếu được hình thành từ các nguồn tiết kiệm trong nền kinh tế. Mặc dù, thời đại ngày nay các dòng vốn nước ngồi ngày càng trở nên đặc biệt khơng thể thiếu được đối với các nước đang phát triển, nhưng nguồn vốn từ tiết kiệm trong nước vẫn giữ vị trí quyết định.

Các nguồn vốn trong nước được huy động trong việc phát triển khu công nghiệp là: vốn từ ngân sách tỉnh cấp; vốn tự có của Cơng ty kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp; vốn được huy động từ các ngành có liên quan trong quy hoạch phát triển KCN như Công ty cấp nước; Công ty điện lực; Bưu điện,…; vốn vay từ các tổ chức tài chính, các ngân hàng trong và ngồi nước; vốn mượn từ nguồn thu tiền sử dụng đất của các dự án nằm trên Tỉnh; vốn mượn từ quỹ hạ tầng KCN tập trung của Tỉnh; vốn ứng trước của các đơn vị thi công, vốn ứng trước tiền thuê đất của khách hàng trong nước.

1.4.2. Nguồn vốn ngoài nước:

Vốn ngồi nước là vốn hình thành khơng bằng nguồn tích luỹ nội bộ của nền kinh tế quốc dân. Nguồn vốn nước ngoài rất quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước của một quốc gia đang phát triển, có nền kinh tế mở. So với nguồn vốn trong nước, nguồn vốn nước ngồi có ưu thế là mang lại ngoại tệ cho nền kinh tế . Tuy vậy, trong nó ln ẩn chứa những nhân tố tiềm tàng gây bất lợi cho nền kinh tế, đó là sự lệ thuộc; nguy cơ khủng hoảng nợ; sự tháo chạy đầu tư; sự gia tăng tiêu dùng và giảm tiết kiệm trong nuớc, … Như vậy, vấn đề huy động vốn nước ngồi ln đặt ra những thử thách khơng nhỏ trong chính sách huy động vốn của các nền kinh tế đang chuyển đổi, đó là: một mặt, phải ra sức huy động vốn nước ngoài để đáp ứng tối đa nhu cầu vốn cho cơng nghiệp hố; mặt khác, phải kiểm sốt chặt chẽ sự vận động vốn nước ngoài để ngăn chặn khủng hoảng. Để vượt qua những thử thách đó, địi hỏi phải sử dụng tốt các cơng cụ tài chính trong việc ổn định hố mơi trường kinh tế vĩ mô, tạo lập môi trường đầu tư thuận lợi cho sự vận động vốn nước ngoài, điều chỉnh và lựa chọn các hình thức thu hút vốn sao cho có lợi cho nền kinh tế.

Về bản chất, vốn nước ngồi cũng được hình thành từ tiết kiệm của các chủ thể kinh tế nước ngoài và được huy động thơng qua các hình thức cơ bản sau:

- Tài trợ phát triển chính thức ( ODA): Đây là nguồn vốn thuộc chương trình hợp tác phát triển do chính phủ các nước ngoài hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp. Nguồn vốn ODA bao gồm viện trợ khơng hồn lại, các khoản cho vay với những điều kiện ưu đãi về lãi suất, khối lượng vốn vay và thời hạn thanh toán. Nguồn vốn ODA tuy có ưu điểm về chi phí sử dụng nhưng các nước tiếp nhận viện trợ thường xuyên phải đối mặt với những thử thách rất lớn đó là gánh nặng nợ quốc gia trong tương lai, chấp nhận những điều kiện và ràng buộc khắc khe về thủ tục chuyển giao vốn, đơi khi cịn gắn cả những điều kiện về chính trị.

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Đây là nguồn vốn do các nhà đầu tư nước ngoài đem vốn vào một nước để đầu tư trực tiếp bằng việc tạo ra những doanh nghiệp. Khác với ODA, FDI không chỉ đơn thuần đưa vốn ngoại tệ vào nước sở tại mà còn kèm theo chuyển giao cơng nghệ, trình độ quản lý tiên tiến và khả năng tiếp cận thị trường thế giới,… tiếp nhận FDI là lợi thế hiển nhiên mà thời đại tạo ra cho các nước đang phát triển. Song, điều quan trọng đặt ra cho các nước, các địa phương tiếp nhận là phải khai thác triệt để các lợi thế có được của nguồn vốn này nhằm đạt được tổng thể cao về kinh tế. Bởi lẽ FDI cũng có những mặt trái của nó, nguồn vốn FDI thực chất nó cũng là một khoản nợ, trước sau nó vẫn khơng thuộc quyền sở hữu và chi phối của nước sở tại. Ngày hơm nay, nhà đầu tư nước ngồi đưa vốn vào và hết hạn họ lại rút vốn ra, giống như các khoản nợ, có vay – có trả. Vả lại, trong các khoản nợ, thông thường mức lãi suất do hai bên thỏa thuận trước, còn trong đầu tư trực tiếp, chủ đầu tư bao giờ cũng mưu cầu lợi nhuận tối đa. Hơn nữa, đối với các khoản nợ người đi vay có tồn quyền can thiệp, miễn là người đi vay thực hiện đúng nghĩa vụ trả tiền vay và lãi; còn trong FDI, chủ đầu tư vẫn tồn quyền sử dụng vốn, nếu là hình thức 100% vốn nước ngồi, cịn nếu là hình thức liên doanh thì quyền đó cũng bị chia sẻ dựa theo tỷ lệ góp vốn.

Và đối với việc huy động vốn cho đầu tư phát triển khu công nghiệp chủ yếu được huy động từ hai nguồn: vốn trong nước và vốn nước ngồi, trong đó chủ yếu là vốn từ ngân sách, từ các tổ chức kinh tế và từ nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trên cơ sở đó, địi hỏi nhà quản lý các cấp phải có chính sách trong huy động và sử dụng nhằm đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững.

1.5. NGHIÊN CỨU KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA, ĐỊA PHƯƠNG TRONG THU HÚT ĐẦU TƯ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KHU CÔNG NGHIỆP:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút đầu tư nâng cao hiệu quả hoạt động khu công nghiệp tỉnh vĩnh long (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)