Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển khu công nghiệp của một số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút đầu tư nâng cao hiệu quả hoạt động khu công nghiệp tỉnh vĩnh long (Trang 30 - 36)

- Tài chính và cơ sở hạ tầng

1.5.2. Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển khu công nghiệp của một số

một số địa phương trong nước và bài học kinh nghiệm cho phát triển KCN Việt Nam nói chung và Vĩnh Long nói riêng:

* Những kinh nghiệm thành cơng:

Khi nghiên cứu qua kinh nghiệm phát triển các KCX – KCN của các nước Châu Á (Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan), chúng ta có thể rút ra những bài học rút ra từ kinh nghiệm sau:

- Không nên giới hạn số lượng KCX – KCN tại Việt Nam. Thật vậy, muốn cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước với tốc độ cao và hiệu quả, nhất thiết phải đẩy mạnh việc xây dựng và phát triển các KCX – KCN. Mỗi tỉnh, mỗi địa phương nên có ít nhất một KCN để phát triển thế mạnh công nghiệp của từng vùng. Tuy nhiên việc quy hoạch phát triển công nghiệp cần được nghiên cứu và cân nhắc kỹ, bảo đảm tính thống nhất trong phát triển giữa các khu công nghiệp với hoạt động sản xuất và q trình đơ thị hóa ở vùng hình thành KCN. Để thu hút nhiều doanh nghiệp sử dụng cơng nghiệp kỹ thuật cao, phù hợp với trình độ phát triển của từng vùng, các KCX – KCN cần có đủ các điều kiện như: Cơ sở hạ tầng tốt, thuận lợi (cầu cảng, sân bay, đường cao tốc, điện, nước, thơng tin liên lạc); Có các dịch vụ cơ bản phục vụ cho kinh

doanh: dịch vụ Ngân hàng, bảo hiểm, khách sạn, nhà ở, trường học quốc tế, hệ thống chợ và cửa hàng; Có hành lang pháp lý đầy đủ, an toàn, hấp dẫn; Giá cả và thời gian thuê đất hợp lý.

- Chính phủ và các Bộ ban ngành cần mạnh dạn trao quyền quản lý cho địa phương (Ban Quản lý các KCX – KCN tỉnh, thành phố) và thực hiện theo cơ chế “một cửa” để việc quản lý dễ dàng, hiệu quả mà không gây phiền hà, ách tắt đối với các nhà đầu tư. Ngoài ra, Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ vốn cho các địa phương để đầu tư xây dựng KCX – KCN. Có thể học tập kinh nghiệm ở Trung Quốc: cho phép địa phương giữ lại một phần tiền thuê đất trong thời gian đầu để bổ sung thêm nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản.

- So với các nước khác trong khu vực thì tại Việt Nam ưu đãi về tài chính (thuế suất) là tương đối hấp dẫn. Tuy nhiên, sau khi tham khảo kinh nghiệm tại Thái Lan nên chăng có những mức ưu đãi hơn về tài chính cho các doanh nghiệp đầu tư tại các KCX – KCN ở các tỉnh xa, các vùng sâu v.v…

- Không nên chỉ tiến hành xây dựng các KCX – KCN tập trung khổng lồ ở các đô thị lớn, tạo ra các nan giải đô thị, tạo ra sự cách biệt quá lớn giữa thành thị và nông thôn và làm mất cân bằng sinh thái và gây ô nhiễm môi trường.

- Phải đảm bảo giữ vững ổn định chính trị – xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng. Nhà nước có những khuyến khích đáng kể về mặt tài chính, thuế, các điều lệ và thủ tục đơn giản, rõ ràng… có như vậy mới thu hút được các nhà đầu tư trong và ngồi nước.

- Phải có sự kết hợp hài hịa mục tiêu của nước chủ nhà và các đối tác là các chủ đầu tư của các Cơng ty nước ngồi, cần quan tâm đến cả 3 lợi ích : lợi ích quốc gia (nước sở tại), lợi ích nhà đầu tư và lợi ích của người lao động KCN.

Tóm lại: KCX – KCN là một trong những hình thức thu hút đầu tư trong và ngồi nước đang được Chính phủ quan tâm nhất hiện nay. Nó khơng những nâng cao giá trị tổng sản phẩm xã hội, mà còn tạo tiền đề cho việc phát triển nền kinh tế mang tính chất lâu dài và bền vững. Hãy tưởng tượng nếu trong thời gian qua chúng ta không thành lập các KCX – KCN để các doanh nghiệp hoạt động thì chắc chắn trong tương lai chúng ta phải giải quyết những hậu quả nặng nề về xã hội, mơi trường, do đó đầu tư xây dựng các KCX – KCN là yêu cầu bức thiết hiện nay.

Ở nước ta ngày càng có nhiều tỉnh, thành phố thành cơng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động KCN, tuy nhiên trong luận văn này chỉ nghiên cứu kinh nghiệm ở 2 tỉnh được xem là có bước đột phá đầu tiên trong phát triển KCN rất cần được học tập.

Tại Bình Dương:

Trước đây, Bình Dương là một tỉnh thuần nơng, đến nay là địa phương có nhiều KCN thành lập và hoạt động mang lại hiệu quả, tình hình kinh tế Bình Dương đã chuyển biến khá mạnh, mức sống người dân nâng lên khá cao, kinh nghiệm có thể đề cập đến là:

- Chính quyền địa phương thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, gặp gỡ các nhà đầu tư để xúc tiến, mời gọi đầu tư và nhất là luôn quan tâm theo dõi, giải quyết khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư.

- Công tác quy hoạch định hướng kêu gọi đầu tư cũng được chuẩn bị kỹ, đề ra mục tiêu, biện pháp thực hiện cụ thể gồm: đầu tư cơ sở hạ tầng như giao thông, điện nước, viễn thông,… hạ tầng các khu dân cư tập trung đô thị gắn liền với quy hoạch các KCN tập trung, các cụm quy hoạch cơng nghiệp, sẵn sàng đón nhận mời gọi các nhà đầu tư.

- Thực hiện cơ chế một cửa thơng thống, cơng tác cải cách hành chính nhất là trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài được thực hiện triệt để, giảm bớt phiền hà cho các nhà đầu tư, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư cấp phép thuận lợi và nhanh chóng.

- Điểm nổi bật ở tỉnh Bình Dương là đã tận dụng mối quan hệ bạn hàng, nhất là trong kêu gọi đầu tư trực tiếp nước ngồi, theo đó các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi đã đầu tư tại Bình Dương chủ động mời gọi các bạn hàng đến đầu tư tại Bình Dương đã làm cho dòng FDI đổ vào tỉnh ngày càng tăng.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh:

Tp.HCM có vị trí địa lý và tiềm năng kinh tế có khác nhiều so với Vĩnh Long, nhưng được xem là trung tâm thương mại của cả nước, do đó trong chiến lược phát triển kinh tế của thành phố có chiến lược phát triển KCN và thực tế rất thành cơng, vì vậy có nhiều điểm mà Vĩnh Long cần phải học tập:

- Thực hiện dịch vụ hành chính cơng đối với các doanh nghiệp theo cơ chế “một cửa - tại chỗ”, đây là cơ chế mà mọi thủ tục hành chính có liên quan đến doanh nghiệp như: cấp giấy phép đầu tư, thủ tục thuê đất, giấy phép hạn ngạch xuất nhập khẩu, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, cấp giấy phép lao động cho chuyên gia nước ngoài … do một cơ quan thực hiện.

- Đơn giản hóa thủ tục hành chính, thuận lợi cho nhà đầu tư, với phương châm như thế đã giúp Tp.HCM mặc dù giá thuê đất cao, giá nhân công và các loại hình dịch vụ đắt nhưng vẫn có sức thu hút với các nhà đầu tư, đặc biệt các tập đồn kinh tế lớn có trình độ cơng nghệ cao.

- Tp.HCM rất coi trọng công tác xúc tiến thương mại và đầu tư dưới nhiều hình thức đa dạng, bên cạnh đó đẩy mạnh xuất khẩu.

- Cán bộ lãnh đạo là những người có năng lực, có bằng cấp cao, đúng chuyên môn được đào tạo dài hạn.

- Bên cạnh đó, Tp.HCM cịn có chương trình 5 sẵn sàng về: đất đai – nhân lực – thông tin – viễn thông – hỗ trợ nhà đầu tư và thành lập Trường cao đẳng thuộc Ban quản lý KCN, KCX để cung cấp nhân lực trong các KCN.

* Những kinh nghiệm chưa thành công:

Vĩnh Long là tỉnh đi sau trong việc phát triển KCN nên việc nhận dạng những tồn tại, hạn chế trong thu hút đầu tư và nâng cao hiệu quả hoạt động ở một số quốc gia, một số tỉnh, thành phố là rất cần thiết để Vĩnh Long có thể khắc phục những yếu kém trong thu hút đầu tư và nâng cao được hiệu quả hoạt động các KCN của tỉnh.

- Cần Thơ là thành phố nằm giáp với Vĩnh Long nhưng tình hình thu hút đầu tư nhất là thu hút dòng vốn FDI hiện nay thua một số tỉnh trong khu vực ĐBSCL như Long An, Kiên Giang,…. Do vậy, nguyên nhân gây cản trở thu hút đầu tư tại Cần Thơ cần phải rút kinh nghiệm, đó là do các yếu tố sau:

+ Cơ sở hạ tầng còn yếu kém, chưa xứng tầm với thành phố trực thuộc Trung ương nên chưa thu hút được nhiều dự án đầu tư nhất là dự án đầu tư trực tiếp nước ngồi.

+ Cơng tác xúc tiến đầu tư, marketing yếu kém, không chuyên nghiệp nên chưa giới thiệu đúng hết tiềm năng của Thành phố Cần Thơ.

+ Cán bộ làm công tác quản lý nhà nước chưa thật sự chuyên nghiệp, nên cũng tạo khó khăn khơng nhỏ trong hạn chế thu hút đầu tư trên địa bàn thành phố.

+ Thủ tục hành chính mặc dù chính quyền thành phố đã và đang có nhiều biện pháp cải tiến nhưng kết quả đạt được chưa cao. Nhìn chung, thủ tục hành chính vẫn cịn rườm rà, chưa thật sự là “một cửa - tại chỗ”.

- Sóc Trăng: một vấn đề cần thắng thắn nhìn nhận rút kinh nghiệm là “những bất cập khi thuê đất ở KCN An Nghiệp”. Vì lúc đăng ký thuê đất, các điều khoản mà Ban quản lý các KCN đưa ra khá chung chung. Tới khi bắt tay vào xây dựng nhà xưởng, nhà đầu tư mới được thơng báo những quy định cụ thể, trong đó có các điều khoản quá ép doanh nghiệp. Thực tế theo quy định, sau tối đa 24 tháng thì doanh nghiệp phải hồn lại tiền đền bù giải tỏa cho BQL các KCN là 25.020 đồng/m2. Còn tiền thuê đất và tiền sử dụng cơ sở hạ tầng – dù hiện vẫn chưa hoàn chỉnh nhưng vẫn phải trả riêng hàng năm. Như vậy, doanh nghiệp vừa phải bỏ tiền mua đất sau đó lại bỏ thêm tiền để th lại miếng đất mình đã mua. Do đó, doanh nghiệp đã được giao đất lúc tháng 7/2005 và dù đã bỏ ra 80 triệu đồng để san lấp mặt bằng nhưng đến tháng 5/2007, doanh nghiệp đã đến BQL các KCN Sóc Trăng để xin trả lại đất thuê.

Theo thơng tin từ Thời báo kinh tế Sài Gịn, tính đến giữa tháng 8/2007 cũng đã có khoảng 2 nhà đầu tư ở Vĩnh Long và hai ở Tp.HCM đã trả lại đất. Cịn tại Sóc Trăng, trước đây có khoảng bảy doanh nghiệp nhỏ và vừa ký hợp đồng ghi nhớ thuê đất, nay tất cả cũng đã … ra đi.

Đồng thời, việc gặp gở để giải quyết khó khăn của doanh nghiệp cũng chưa thỏa đáng, vì tại cuộc gặp gỡ cùng đại diện UBND Tỉnh, các doanh nghiệp cũng bày tỏ thẳng những bất cập khi thuê đất ở KCN An Nghiệp (Sóc Trăng) nhưng cũng chỉ dừng lại ở mức ghi nhận ý kiến và như thế không tạo ra sự tin tưởng cho nhà đầu tư.

* Bài học kinh nghiệm cho việc cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút đầu tư, nâng cao hiệu quả hoạt động KCN trên địa bàn Tỉnh Vĩnh Long:

Nghiên cứu kinh nghiệm thành công và những hạn chế của một số quốc gia ở Châu Á, của một số địa phương trong nước, chúng ta có thể rút ra những bài học sau:

Bài học 1: Phát triển KCN – KCX là chủ trương của Đảng và Nhà nước nhằm

thu hút nguồn lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế để thu hút được đầu tư vào tỉnh nhất là dịng vốn FDI quả thực là khó khăn, do đó để thành cơng trong cải thiện môi trường đầu tư, thu hút được đầu tư đòi hỏi trước tiên ở lãnh đạo tỉnh có sự chỉ đạo quán triệt tư tưởng về ý nghĩa của việc phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các KCN.

Bài học 2: Muốn nâng cao khả năng cạnh tranh để tăng cường thu hút đầu tư thì

cần phải cải thiện môi trường đầu tư thật hấp dẫn như: đầu tư vào cơ sở hạ tầng, cải cách thủ tục hành chính theo hướng thơng thống thật sự là “một cửa tại chỗ”, nâng cao trình độ nguồn nhân lực bao gồm: cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn, lực lượng lao động có tay nghề,….

Bài học 3: Để dành thế chủ động trong thu hút đầu tư, tỉnh cần xây dựng một

chiến lược phát triển kinh tế thật cụ thể phù hợp với tiềm năng phát triển kinh tế của địa phương, trên cơ sở đó hoạch định các dự án phù hợp và cần thiết kêu gọi đầu tư.

Bài học 4: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại và đề ra các giải pháp hỗ trợ các nhà

đầu tư trước và sau khi các dự án đã triển khai đi vào hoạt động.

Bài học 5: Xây dựng các chương trình xúc tiến đầu tư đạt hiệu quả cao, đồng

thời đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước.

Bài học 6: Cần điều khoản quy định rõ ràng, cụ thể khi cho doanh nghiệp đăng

ký thuê đất và khi thực hiện triển khai dự án hoạt động, đồng thời thực hiện nhất quán, tạo sự ổn định cho nhà đầu tư.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Để phát triển kinh tế đất nước thì việc huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực trong nước và thu hút đầu tư nước ngoài là những điều kiện cần thiết và có ý nghĩa quyết định, song đây cũng là những vấn đề khó khăn mà các nước đang phát triển gặp phải. Một trong những giải pháp mà các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam lựa chọn là xây dựng và phát triển các KCN, KCX. Ở tầm vi mô, giải pháp này cũng là một trong những giải pháp được Vĩnh Long lựa chọn để phát triển kinh tế địa phương.

Chính vì vậy, ở chương này, luận văn đã tập trung giải quyết những vấn đề sau:

Thứ nhất: Những hiểu biết liên quan đến hoạt động KCN như khái niệm, các

điều kiện hình thành và quá trình phát triển và hiệu quả hoạt động KCN thời gian qua, sự cần thiết phát triển KCN,….

Thứ hai: Luận văn đã đề cập đến những yếu tố của môi trường đầu tư ảnh

hưởng đến thu hút đầu tư và nâng cao hiệu quả hoạt động KCN gồm 2 nhóm yếu tố: vĩ mô và vi mô.

Thứ ba: Nghiên cứu kinh nghiệm thành công và chưa thành công trong xây

dựng và phát triển KCN các nước Châu Á và một số địa phương trong nước, trên cơ sở đó rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao hiệu quả hoạt động KCN Việt Nam nói chung và Vĩnh Long nói riêng.

Từ những vấn đề lý luận được trình bày trong chương này sẽ là cơ sở để tiến hành nghiên cứu các vấn đề thực tiễn trong các chương tiếp theo.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút đầu tư nâng cao hiệu quả hoạt động khu công nghiệp tỉnh vĩnh long (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)