Chính sách về nguồn nhân lực và đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút đầu tư nâng cao hiệu quả hoạt động khu công nghiệp tỉnh vĩnh long (Trang 107 - 111)

- Tài chính và cơ sở hạ tầng

d. Coi trọng và tạo thuận lợi để hỗ trợ các DN

3.2.2.9. Chính sách về nguồn nhân lực và đào tạo nguồn nhân lực

Nguồn lực lao động của Tỉnh Vĩnh Long dồi dào, số người trong độ tuổi lao động là 629.902 người, chiếm 59,59% dân số tồn tỉnh (tồn tỉnh có 1.057 nghìn người), họ sẵn sàng làm việc trong các doanh nghiệp và chấp nhận mức lương khởi điểm tương đối thấp so với mặt bằng cả nước. Thực tế, từ khi thành lập, doanh nghiệp KCN đã thu hút được 8.826 người (trong đó lao động trong tỉnh là 7.096 người, góp phần giải quyết việc làm cho lực lượng lao động trong tỉnh. Song thực trạng, doanh nghiệp vẫn thiếu lao động có tay nghề cao, có trình độ chun môn kỹ thuật và đào tạo bài bản, đây là vấn đề đáng quan tâm, theo kết quả khảo sát thì đây cũng là thế mạnh của Vĩnh Long là là điểm mạnh ít, do có số lượng nhưng hạn chế về chất lượng lao động. Như vậy, với quy hoạch định hướng phát triển trong tương lai tồn tỉnh sẽ có sự xuất hiện và phát triển của nhiều khu, cụm, tuyến công nghiệp, mà hiện tại là tỉnh đang triển khai xây dựng KCN Hịa Phú (giai đoạn 2), xây dựng KCN Bình Minh và dự báo đến năm 2010 sẽ lấp đầy 10% diện tích đất thuê, đồng thời dự kiến đến năm 20015, sẽ hình thành từ 2 đến 3 KCN với diện tích từ 200 – 300ha, hiện tại đã có chủ trương lập dự án quy hoạch hình thành 1 KCN tại huyện Bình Tân, một huyện mới tách ra từ huyện Bình Minh. Bên cạnh đó, những dự án quy hoạch kêu gọi đầu tư để phát triển trong tương lai là khuyến khích những dự án có trình độ cơng nghệ cao vì vậy để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế tồn tỉnh, trong đó có hiệu quả hoạt động KCN, đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp thì nhất thiết tỉnh cần phải có giải pháp trong việc nâng cao chất lượng lao động, những giải pháp đó có thể là:

- Cần có chính sách đãi ngộ nhằm kêu gọi những sinh viên là con em của tỉnh sau khi tốt nghiệp ở các trường lớn trong cả nước sẽ trở về làm việc tại tỉnh.

- Cần tạo môi trường làm việc hấp dẫn đối với người lao động.

- Cần có sự dự báo nhu cầu về lao động của từng ngành trong thời gian tới từ đó có kế hoạch kết hợp với các trường, nhất là các trung tâm đào tạo nghề để đào tạo lao động có trình độ để đáp ứng kịp thời nhu cầu của các nhà đầu tư.

Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực là nhiệm vụ quan trọng trong việc phát triển còn người nhằm xây dựng được một đội ngũ lao động có đủ phẩm chất và trình độ kỹ thuật, phục vụ cho cơng cuộc cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước – nhu cầu lao động trong KCN hiện nay và thời gian tới tiếp tục tăng cao, các địa phương cần hoạch định chiến lược, định hướng hoặc xây dựng chương trình đào tạo lao động trong những năm tới trên cơ sở định hướng phát triển các ngành của địa phương và trong các KCN hiện có và dự kiến thành lập. Xây dựng và thực hiện một chiến lược phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt đào tạo, dạy nghề trình độ cao cung cấp cho nền kinh tế quốc dân, trong đó có các KCN. Đồng thời phải thực hiện chương trình ở tầm quốc gia về dạy nghề trình độ cao để cung cấp cho các KCN. Chương trình này phải dựa trên cơ sở yêu cầu thực sự về ngành nghề, cơ cấu trình độ của các KCN và dự báo cầu về lao động kỹ thuật trình độ cao trong các KCN cho 10 – 15 năm tới để chuẩn bị trước ngay từ bây giờ đội ngũ lao động kỹ thuật này. Đặc biệt phải có chiến lược và chương trình đào tạo, dạy nghề thay thế cho lao động, chuyên gia là người nước ngoài trong các KCN. Về mặt chính sách, cần phát triển các trường nghề (trung cấp nghề, cao đẳng nghề) ở các vùng kinh tế trọng điểm, các KCN tập trung. Mặt khác phải có chính sách để gắn trách nhiệm và khuyến khích các KCN thành lập các trung tâm nghề khơng chỉ đào tạo cho mình, mà cịn tham gia đào tạo lao động cho xã hội, khuyến khích và phát triển rộng mơ hình liên kết giữa các KCN với các cơ sở đào tạo khác trong nước, đưa lao động được tuyển vào các doanh nghiệp KCN đi đào tạo ở nước ngoài. Đối với từng KCN, ngay từ giai đoạn đầu khi lập dự án xây dựng KCN cần có sự phối hợp giữa các ban, ngành liên quan với các chủ đầu tư hạ tầng để nắm cơ cấu ngành nghề trong KCN, từ đó có dự báo nhu cầu lao động của các doanh

nghiệp trong KCN để chủ động tổ chức các khóa đào tạo lao động cho các doanh nghiệp trong KCN.

Hiện nay, việc đào tạo và đào tạo lại ở các địa phương đã bắt đầu phát triển, song phát triển một cách tự phát và thiếu tính hệ thống. Do đó, cần phải tiến tới hình thành Quỹ đào tạo nghề chung cho công tác đào tạo lao động cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp trong KCX – KCN nhằm giảm bớt chi phí đào tạo cho doanh nghiệp, đồng thời góp phần hỗ trợ vào kinh phí đào tạo nghề ở địa phương. Quỹ đào tạo nghề có thể được huy động từ nhiều nguồn, trong đó nên chú trọng tới sự đóng góp của các doanh nghiệp – những đơn vị được hưởng lợi từ chương trình này.

- Hình thành các trung tâm cung cấp dịch vụ lao động của địa phương hoặc của các Công ty phát triển hạ tầng khu cơng nghiệp để có thể kiểm sóat được chất lượng lao động cung ứng, đáp ứng kịp thời nhu cầu lao động của doanh nghiệp, đồng thời bổ sung kịp thời lao động cho những địa phương lân cận.

- Phối hợp giữa các thị trường đào tạo nghề với các trường Đại học, Viện nghiên cứu nhằm phối hợp đào tạo giữa lý luận và thực tiễn cho người lao động một cách có chất lượng.

- Hình thành các trung tâm đào tạo nghề chuyên sâu, đào tạo nghề bậc cao cho người lao động để có thể đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp công nghệ, kỹ thuật cao đang đầu tư ngày càng nhiều vào Việt Nam. Tiến tới việc cho ra nghề những lao động bậc cao thay thế lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam.

- Thành lập các cơ sở đào tạo nghề tại những nơi dự kiến phát triển KCN để trực tiếp đào tạo nghề cho những lao động nơng nghiệp có đất được chuyển đổi sang sản xuất cơng nghiệp sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp KCN nâng cao chất lượng lao động và đáp ứng kịp thời nhu cầu lao động của các doanh nghiệp. Có chính sách khuyến khích doanh nghiệp sử dụng lao động địa phương và đào tạo tay nghề kỹ thuật cho những lao động này; ưu tiên tuyển dụng đối với những lao động nằm trong diện thu hồi đất xây dựng KCN, đảm bảo thu nhập ổn định và cao hơn so với trước đây để người dân tin tưởng hơn vào các chính sách phát triển KCN tại địa phương.

Đối với Bộ giáo dục và đào tạo cần chú trọng trong việc xây dựng các giải pháp tạo điều kiện nâng chất và lượng các trường Đại học , Cao đẳng,Trung cấp và dạy nghề ở khu vực ĐBSCL, trong đó chú trọng đến tỉnh Vĩnh Long là một trong những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực cung ứng cho cả khu vực.

Nói đến đây, chúng ta cũng cần nghĩ đến một vấn đề khác có liên quan đến vấn đề nguồn nhân lực đó là vấn đề tiền lương và đình cơng cuả cơng nhân trong KCX – KCN.

- BQL cần tăng cường công tác thanh tra và kiểm tra, đặc biệt trong lĩnh vực chấp hành pháp luật về lao động, tiền lương và các điều kiện làm việc. Thực hiện việc giám sát thực hiện pháp luật đối với cả hai phía là giới chủ và người lao động. Thời gian qua, tại KCN Hịa Phú đã xảy ra nhiều cuộc đình cơng, do đó BQL cần theo dõi tình hình quản lý và thực hiện chính sách đối với cơng nhân ở các doanh nghiệp, đặc biệt là Công ty liên doanh Tỷ Xuân. Đồng thời, - Tỉnh cần tiến hành tổng kết, rút kinh nghiệm đánh giá về tình hình đình cơng và việc giải quyết đình cơng trong thời gian qua thông qua Ban chỉ đạo để rút kinh nghiệm về quản lý trong lĩnh vực này. Đồng thời là kinh nghiệm cho các đơn vị doanh nghiệp khác hiện chưa xảy ra đình cơng. Qua đó chấn chỉnh ngay trong tất cả các doanh nghiệp đang hoạt động nhằm ổn tình hình, khơng gây tâm lý bất ổn cho người lao động và ngay chính những nhà đầu tư hiện tại và tương lai.

- Tại Tỉnh, Chủ tịch UBND cấp tỉnh nên chủ trì việc chỉ đào thanh tra, kiểm tra. Đồng thời, để có đủ cán bộ chun mơn triển khai, cần kiện toàn và bộ máy của Ban Quản lý KCN cấp tỉnh.

- Liên đoàn lao động tiûnh cần khuyến khích vận động các doanh nghiệp hoạt động trong KCN thành lập tổ chức cơng đồn nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động tránh để xảy ra những cuộc đình cơng.

-Đối với Bộ lao động thương binh và xã hội cần xây dựng các chính sách, các quy định, đồng thời có chế độ kiểm tra, thanh tra nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động tránh đề xảy ra những cuộc đình cơng làm ảnh hưởng đến mơi trường đầu tư của tỉnh. Xây dựng nội quy mẫu nhằm cụ thể hóa luật lao động áp dụng trong doanh

nghiệp KCN. Trước hết là đôn đốc các doanh nghiệp nhất thiết phải xây dựng, hoàn chỉnh thỏa ước lao động, giám sát các doanh nghiệp thi hành nghiêm chỉnh luật lao động (từ chế độ lao động, an toàn lao động, các chế độ riêng đối với nữ công nhân…)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút đầu tư nâng cao hiệu quả hoạt động khu công nghiệp tỉnh vĩnh long (Trang 107 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)