- Tài chính và cơ sở hạ tầng
3.2.1. Nhóm giải pháp vĩ mơ
3.2.1.1. Chính sách tài chính:
* Chính quyền với chính sách kinh tế:
Đặc trưng nổi bật về sự tác động của mơi trường chính trị đối với các hoạt động kinh doanh thể hiện ở những mục đích mà thể chế chính trị nhắm tới. Thể chế chính trị giữ vai trị định hướng, chi phối tồn bộ các hoạt động trong xã hội, trong đó có hoạt động kinh doanh.
Hệ thống pháp luật được xây dựng dựa trên nền tảng của các định hướng chính trị, nhằm quy định những điều mà các thành viên trong xã hội không được làm và là cơ sở để chế tài những hành động vi phạm các mối quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ.
Vì vậy, cải thiện mơi trường đầu tư thì thể chế chính trị địa phương cần thể hiện vai trị, phải có những biện pháp để giữ vững ổn định chính trị và an ninh địa phương, tạo môi trường kinh doanh tốt cho nhà đầu tư, những biện pháp là:
- Chính quyền địa phương phải là người tạo lập và thúc đẩy ý chí tăng trưởng và phát triển. Trên bình diện chung, bất kỳ địa phương hay quốc gia nào cũng muốn tăng trưởng và phát triển nhanh, song điều đó có trở thành hiện thực hay khơng phụ thuộc rất nhiều vào ý chí người dân. Để thực hiện điều này địi hỏi chính phủ phải thể hiện quyết tâm hành động và biến quyết tâm thành ý chí của người dân thể hiện qua:
+ Gia tăng tiết kiệm tiêu dùng để đầu tư cho sản xuất.
+ Đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực như nạn quan liêu, tham nhũng,…; + Đề cao và tăng dần ý thức tơn trọng pháp luật, duy trì trật tự kỹ cương,… - Chính quyền phải đặc biệt coi trọng việc thiết lập và hoàn chỉnh hệ thống cơ chế, chính sách kinh tế để ln giữ vững sự ổn định về cơ cấu kinh tế trên bình diện vĩ mơ. Vì vậy, cần chú ý đến 3 yếu tố sau:
+ Duy trì sự cân đối giữa thu và chi ngân sách nhằm kìm giữ lạm phát ở mức có thể kiểm sốt được.
+ Duy trì sự cân đối trong cán cân thương mại bằng việc duy trì tỷ giá hối đối hợp lý giữa đồng bản tệ và các loại ngoại tệ.
+ Duy trì sự cân đối giữa tích lũy và đầu tư nhằm tránh sự lệ thuộc vào bên ngồi.
- Tơn trọng các quy luật của nền kinh tế thị trường như quy luật cung – cầu, quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh,….bằng các biện pháp:
+ Mở rộng và thúc đẩy cạnh tranh và chính quyền giữ vai trị trọng tài trên “sâân chơi” cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bằng hệ thống luật pháp, đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng.
+ Duy trì cơ cấu hợp lý giữa các loại hình doanh nghiệp: cần duy trì một tỷ lệ hợp lý giữa các loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ, từ cơ sở để phát triển và mở rộng các loại hình doanh nghiệp, cơng ty lớn, hình thành và phát triển các tập đồn, tổng cơng ty,….
- Duy trì cân đối cơ cấu tích lũy vốn trong và ngồi nước: Chính quyền cần duy trì mức huy động vốn từ nội bộ nền kinh tế ở một tỷ lệ thích hợp và điều quan trọng là sử dụng nguồn vốn này vào những khu vực có thể tạo ra sự tăng trưởng và phát triển vững chăc cho nền kinh tế. Như tại Vĩnh Long, cần tập trung vào phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, phát triển công nghệ cao, đầu tư phát triển nguồn nhân lực. Theo thống kê của Ngân hàng thề giới, nếu một quốc gia muốn tăng 1% GDP thì phải tiết kiệm 3 – 4% GDP từ nội bộ nền kinh tế, các nguồn vốn bên ngoài chỉ như những “mồi nhử”, có tác dụng khởi động nền kinh tế trong giai đoạn đầu phát triển và các nguồn vốn bên ngoài phải được liên kết chặt chẽ với nguồn vốn trong nước và được xác định lĩnh vực đầu tư thích hợp.
Tóm lại, vai trị của Nhà nước trong nền kinh tế giữ vai trò cực kỳ quan trọng, mang tính quyết định đối với tiền đồ kinh tế của một địa phương. Bởi vậy, lựa chọn định hướng phát triển, đề ra các chính sách kinh tế thích hợp sẽ mở ra triển vọng, cơ hội cho các doanh nghiệp có thể tham gia thực hiện dự án đầu tư.
* Chính quyền với chính sách chính trị đối với hoạt động kinh doanh:
Trong xu thế tồn cầu hóa kinh doanh, các tổ chức kinh doanh ngày càng gắn bó chặt chẽ và trở thành một mắt xích trong hệ thống chính trị – xã hội. Hệ thống này tác động lên doanh nghiệp thể hiện trên một số phương diện như cơ chế bảo hộ và rủi ro chính trị. Vì vậy, chính quyền địa phương cần tập trung chú ý đến một số khía cạnh sau:
- Có cơ chế bảo hộ sản xuất trong nước một cách hợp lý bằng các biện pháp như: miễn giảm thuế, … phù hợp với những cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO. - Chú ý đến sự ổn định chính trị sẽ tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh.
- Chú ý đến các chính sách điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế như chính sách giá cả, chính sách về lương bổng mà các doanh nghiệp phải áp dụng, tỷ lệ thâm hụt ngân sách và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh như phát triển giao thông vận tải, thông tin, y tế, dịch vụ ngân hàng, điện, nước,…
3.2.1.2. Chính sách xã hội:
Mỗi tổ chức kinh doanh đều hoạt động trong một môi trường xã hội nhất định và giữa doanh nghiệp với mơi trường xã hội có những mối liên hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau. Xã hội cung cấp những nguồn lực mà doanh nghiệp cần và đồng thời tiêu thụ những hàng hóa, dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất ra.
Vì vậy, để tạo mơi trường đầu tư tốt, ở góc độ này, chính quyền địa phương cần chú ý đến các biện pháp sau:
- Nâng cao trình độ dân trí cho người dân vì khi trình dộ dân trí cao thì cách thức tiêu dùng, động thái mua hàng và nhu cầu hàng hóa của người dân sẽ khác với những vùng mà người dân có trình độ dân trí thấp.
- Chú ý đến mức tăng dân số và thu nhập. Nhiều địa phương có tỷ lệ tăng GDP cao nhưng do mức tăng dân số hàng năm cũng ở mức cao nên đã làm triệt tiêu những ưu thế của tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, về phía chính quyền cần phải có thực hiện nhiều biện pháp để có thể kiểm sốt được mức tăng dân số và mức tăng GDP.
3.2.1.3. Chính sách về tự nhiên:
Các nguồn tài nguyên thiên nhiên như nguồn nước, đất sét, ….những nguồn này như đất sét ngày càng trở nên khan hiếm, nguồn nước ngày càng bị ơ nhiễm,…. Vì vậy, chính quyền cần thực hiện các chính sách nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên gồm các nội dung sau:
- Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu phát triển những cơng nghệ mới, có khả năng tái sinh các nguồn tài nguyên, sử dụng nguyên liệu hiệu quả hơn và hạn chế sự lãng phí.
- Tăng cường sử dụng lại các nguồn chất thải công nghiệp. Các loại chất thải công nghiệp và sinh hoạt được tái sinh nhằm bảo vệ môi trường và tiết kiệm ngun liệu.
- Tích cực tìm kiếm và sử dụng các nguồn năng lượng và nguyên liệu thay thế.
3.2.1.4. Chính sách kỹ thuật - cơng nghệ:
Ngày nay, cơng nghệ là yếu tố có sự năng động nhất. Sự thay đổi này đem lại thách thức và nguy cơ cho doanh nghiệp. Những thành tựu của công nghệ đã làm thay đổi phương pháp làm việc của con người trong cả văn phòng và xưởng máy, giúp cho con người làm việc năng động hơn, có tác phong cơng nghiệp. Tuy nhiên, khi tập trung chú ý đến việc phát triển ứng dụng kỹ thuật – công nghệ tiên tiến hiện đại, về phía nhà quản lý cũng cần phải quan tâm gắn liền với việc đào tạo nâng cao trình độ người lao động nhằm đáp ứng cho sự thay đổi này.
3.2.2. Nhóm giải pháp vi mơ:
• Nhóm giải pháp tài chính:
3.2.2.1. Các giải pháp về thuế:
Trong thời gian qua, thuế đã được sử dụng để khuyến khích đầu tư và đã góp phần vào việc phát triển sản xuất. Tuy nhiên, tác động của thuế đến việc thúc đẩy đầu tư cịn hạn chế. Tình hình phát triển kinh tế, xã hội của Tỉnh hiện nay đòi hỏi phải sử dụng thuế mạnh mẽ hơn nữa trong việc khuyến khích đầu tư, nhất là đầu tư trực tiếp tạo lập DN mới và đầu tư mở rộng quy mô của các DN hiện có.
Thực hiện chủ trương đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và mở rộng hợp tác quốc tế, cần tiếp tục cải cách thuế nhằm khắc phục những nhược điểm của hệ thống thuế hiện hành và làm cho hệ thống chính sách thuế cũng như từng sắc thuế có nhiều yếu tố tương đồng với thuế của các nước và phù hợp với thơng lệ quốc tế. Trong q trình đó, để thuế trở thành cơng cụ có hiệu lực khuyến khích và định hướng đầu tư, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, cơ quan thuế của Tỉnh cần kiến nghị với Tổng Cục thuế và Bộ Tài chính một số nội dung sau: