Định hướng phát triển các khu, tuyến, cụm công nghiệp tỉnh Vĩnh Long

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút đầu tư nâng cao hiệu quả hoạt động khu công nghiệp tỉnh vĩnh long (Trang 81 - 86)

- Tài chính và cơ sở hạ tầng

3.1. Định hướng phát triển các khu, tuyến, cụm công nghiệp tỉnh Vĩnh Long

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC KHU, TUYẾN, CỤM CÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH LONG: TỈNH VĨNH LONG:

3.1.1. Định hướng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tỉnh Vĩnh Long:

* Dự báo tình hình phát triển cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp:

Các chính sách lớn của Trung ương và các chiến lược đầu tư phát triển vùng ĐBSCL là cơ hội lớn cho tỉnh nhà đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Thêm vào đó, hội nhập WTO mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp hiện có trong tỉnh có điều kiện tiếp cận vốn, thiết bị, khoa học công nghệ hiện đại, phương pháp quản lý tiên tiến, chuyên gia giỏi,… để đầu tư phát triển, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh. Các khu, tuyến, cụm công nghiệp, Khu công nghệ cao, dự án nhà máy Bia Sài Gịn… hồn thành sẽ thu hút nhiều dự án đầu tư trong và ngoài nước với quy mô lớn sẽ tăng thêm nhiều năng lực mới cho ngành công nghiệp. Thị trường và sản phẩm hàng hóa xuất khẩu sẽ được mở rộng hơn trước là yếu tố quan trọng để thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, tạo thêm nhiều việc làm, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng toàn ngành cơng nghiệp và kinh tế của tỉnh. Ngồi những mặt hàng truyền thống, một số mặt hàng có triển vọng xuất khẩu mạnh và ổn định như: cá tra, bia, mì ăn liền (Acecook), dầu nhờn, khoai lang chế biến xuất khẩu, dược phẩm (thuốc kháng sinh, mỹ phẩm) và một số sản phẩm từ Trung tâm công nghệ cao…. Song, bên cạnh đó, sức ép cạnh tranh hàng hóa sẽ diễn ra gay gắt giữa các doanh nghiệp cơng nghiệp trong tỉnh với các doanh nghiệp ngồi tỉnh và ngồi nước. Mặt khác, tình trạng cơng nghệ, thiết bị của các doanh nghiệp trong tỉnh phần lớn chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập, phương thức

sản xuất nhỏ lẻ, còn nhiều bất cập; sản phẩm giá thành cịn cao, tính đồng nhất và chất lượng sản phẩm hàng hóa chưa cao, sức cạnh tranh kém, phát sinh ơ nhiễm mơi trường… Đây là những khó khăn, thách thức lớn của các doanh nghiệp công nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp nói riêng và ngành cơng nghiệp nói chung cần phải khắc phục, vượt qua trong thời gian tới.

* Quan điểm, mục tiêu và phương hướng phát triển:

- Quan điểm:

Tạo ra sự chuyển biến mạnh trong nhận thức và hành động của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, đặc biệt là các doanh nghiệp về chủ trương phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của Đảng bộ tỉnh.

Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên cơ sở phát huy tổng hợp nguồn lực của mọi thành phần kinh tế; khai thác và sử dụng có hiệu quả tiềm năng, lợi thế so sánh của địa phương; bảo đảm phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp gắn chặt với phát triển dịch vụ; phát triển công nghiệp nơng thơn, tạo động lực trực tiếp cho q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn và q trình đơ thị hóa; thúc đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng kinh tế cao, bền vững.

Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp gắn kết với các yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển bền vững, tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm quốc phịng an ninh và bảo vệ mơi trường.

- Phương hướng, nhiệm vụ chung:

Khuyến khích phát triển và nâng cao chất lượng ngành công nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp truyền thống, có tiềm năng và lợi thế cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất khẩu; đồng thời ưu tiên phát triển mạnh các ngành hàng, sản phẩm mới có triển vọng xuất khẩu: cá tra, bia, mì ăn liền (Acecook), dầu nhờn, khoai lang chế biến xuất khẩu, dược phẩm (thuốc kháng sinh, mỹ phẩm) và một số sản phẩm từ Trung tâm công nghệ cao….để tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu. Phát triển một số

ngành công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin, viễn thông, thiết bị điện tử, cơ điện, máy nông nghiệp.

Tập trung chỉ đạo để sớm đưa Trung tâm công nghệ cao và Dự án sản xuất bia đi vào hoạt động để tạo một bước đột phá trong phát triển cơng nghiệp. Xây dựng có chọn lọc một số cơ sở và ngành công nghiệp mới, quy mô lớn để làm động lực phát triển với bước đi hợp lý, phù hợp điều kiện vốn, công nghệ, lao động, thị trường, phát huy được hiệu quả.

Rà soát khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, sản phẩm, điều chỉnh quy mô, cơ cấu sản xuất hợp lý; đổi mới và hồn thiện cơng nghệ sản xuất áp dụng công nghệ phù hợp, nâng cao chất lượng sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn quản lý ISO để tạo ra sản phẩm có giá trị tăng cao, sức cạnh tranh lớn. Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phải gắn chặt với quy hoạch, kế hoạch, với xây dựng và phát triển nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.

Thực hiện có hiệu quả chương trình phát triển các khu, cụm, tuyến cơng nghiệp và làng nghề. Xây dựng các khu, cụm, tuyến công nghiệp với những ngành nghề có tiềm năng, lợi thế cạnh tranh, bảo đảm thuận lợi về giao thơng, có hệ thống xử lý chất thải để bảo vệ môi trường, mơi sinh; phải tính đến việc xây dựng các khu đô thị để đảm bảo nhà ở và sinh hoạt văn hóa xã hội cho người lao động; góp phần đẩy nhanh tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn.

- Mục tiêu:

+ Từ nay đến 2010:

Giá trị sản xuất cơng nghiệp đạt mức tăng trưởng bình qn 26%/năm

Tỷ trọng của cơng nghiệp và xây dựng trong GDP đạt 25% năm 2010 (riêng công nghiệp đạt 19%), cơ cấu kinh tế đạt 38 - 25 - 37.

Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng của ngành công nghiệp ở mức 18%/năm giai đoạn 2006-2010.

Hoàn thiện kết cấu hạ tầng các khu, tuyến công nghiệp; lấp đầy các cơ sở sản xuất - kinh doanh ở khu cơng nghiệp Hịa Phú, Bình Minh và tuyến cơng nghiệp Cổ

Chiên. Các huyện, thị triển khai thực hiện có hiệu quả 01 cụm hoặc tuyến công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; khôi phục, phát triển và bảo tồn các làng nghề.

Kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm 30% vào năm 2010 trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của tỉnh.

+ Định hướng đến năm 2015:

Giá trị sản xuất cơng nghiệp đạt mức tăng trưởng bình qn 24 – 26%/năm Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng của ngành công nghiệp ở mức 20%/năm. Phấn đấu đưa tỷ trọng công nghiệp chiếm 40% trong GDP, cơ cấu kinh tế đạt 20 - 40 - 40.

Phát triển thêm từ 2 – 3 khu công nghiệp tập trung, quy mô từ 200 - 300ha/khu. Kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm 50% vào năm 2015 trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của tỉnh.

3.1.2. Định hướng phát triển khu, cụm, tuyến cơng nghiệp Vĩnh Long:

* Quan điểm:

- Hình thành các khu, cụm, tuyến công nghiệp sản xuất tập trung với cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh cùng với các chính sách ưu đãi và khuyến khích đầu tư để thu hút các nhà đầu tư nhằm khai thác và nâng cao hiệu quả các nguồn lực của địa phương, phát huy lợi thế so sánh của tỉnh về thị trường, nguyên liệu và tài nguyên khoáng sản cho chế biến, đặc biệt là chế biến nông sản, thủy sản, tạo điều kiện phát triển nguồn nhân lực và tiếp nhận sự chuyển giao công nghệ, tổ chức quản lý sản xuất nhằm nâng cao tính cạnh tranh.

- Quy hoạch xây dựng các khu, cụm, tuyến công nghiệp phải thuận lợi giao thông đường bộ, đường thủy và các hạ tầng bến bãi, cầu cống, điện, nước, vùng nguyên liệu và nguồn nhân lực nhằm tạo sự thuận lợi cho các nhà đầu tư.

- Quy mô cụm, tuyến công nghiệp ở các huyện, thị từ 30 ha đến 50 ha.

- Phát triển khu công nghiệp, tuyến công nghiệp theo nguyên tắc phát triển bền vững trong đó coi trọng 3 mặt: kinh tế, xã hội và môi trường.

* Mục tiêu:

Định hướng mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế theo tinh thần Nghị quyết của Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2005 - 2010.

- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm: 14%

- Tốc độ tăng trưởng ngành cơng nghiệp bình qn hàng năm: 26%

- Cơ cấu kinh tế của tỉnh đến năm 2010 là: Khu vực 1: 38%, Khu vực 2: 25%, Khu vực 3: 37%.

* Định hướng phát triển:

- Phát triển khu công nghiệp tập trung:

+ Phát triển và hồn chỉnh 2 khu cơng nghiệp: Hịa Phú, Bình Minh và tuyến cơng nghiệp Cổ Chiên, đến năm 2010 sẽ lấp đầy để các doanh nghiệp đi vào hoạt động và phát huy hiệu quả gắn với q trình đơ thị Thị xã Vĩnh Long lên Thành phố; Thị trấn Cái Vồn (Bình Minh) lên Thị xã.

+ Hình thành thêm 1 KCN tập trung tại huyện Bình Tân theo chủ trương đã được duyệt tại công văn số 89/UBND-KTTH của Uûy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long.

- Phát triển các cụm công nghiệp vừa và nhỏ ở huyện, thị xã:

Phát triển cụm công nghiệp vừa và nhỏ phải theo quy hoạch thống nhất, bố trí ở những địa điểm khu đất công hoặc đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả, thực hiện phân khu chức năng ngành nghề hợp lý với các cụm công nghiệp trong huyện, thị xã và khu công nghiệp tỉnh phù hợp với lợi thế và khả năng từ cụm công nghiệp gắn với thị trường trong nước và xuất khẩu. Cơ cấu ngành nghề trong cụm công nghiệp phải được xác định chun mơn hóa và phát triển tổng hợp. Xây dựng cơ sở hạ tầng, kỹ thuật đồng bộ cả về dịch vụ và xã hội, thuận tiện phục vụ hiệu quả cho nhà đầu tư, người lao động và khách hàng.

Theo định hướng quy hoạch đến năm 2010: các huyện, thị xã tùy theo nhu cầu phát triển của từng nơi mà phát triển các cụm công nghiệp vừa và nhỏ nhưng quy mô tối đa là 30 ha, trước mắt có thể xuất phát từ yêu cầu phát triển cho 5 năm tới, dự kiến phát triển các cụm công nghiệp vừa và nhỏ ở huyện và thị xã là 7 cụm, tuyến công nghiệp.

3.2. XÂY DỰNG GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ NHẰM THU HÚT ĐẦU TƯ, NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH LONG:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút đầu tư nâng cao hiệu quả hoạt động khu công nghiệp tỉnh vĩnh long (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)