Phân tích các yếu tố bên trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút đầu tư nâng cao hiệu quả hoạt động khu công nghiệp tỉnh vĩnh long (Trang 73)

- Tài chính và cơ sở hạ tầng

2.4. Đánh giá môi trường đầu tư tại các KCN tỉnh Vĩnh Long

2.4.3. Phân tích các yếu tố bên trong

* Những điểm mạnh (Strengths):

S1: Kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội được xây dựng trong những năm qua và hiện nay đang tạo ra thế và lực mới cho sự phát triển của tỉnh như: cơ sở hạ tầng được tỉnh quan

tâm đầu tư và từng bước đã có cải thiện đáng kể; sự quan tâm chú trọng đầu tư xây dựng KCN, tuyến CN, các cụm công nghiệp tại các huyện, thị tạo diện mạo mới góp phần cho sự phát triển kinh tế tỉnh nhà.

S2: Vĩnh Long có thế mạnh về nguồn nguyên liệu nông sản, thủy sản: Hiện tại, Vĩnh

Long vẫn cịn là một tỉnh thuần nơng, những năm qua, kinh tế nơng nghiệp ln chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế chung của cả tỉnh. Hầu hết các mục tiêu sản xuất nơng nghiệp đều có mức tăng trưởng khá. Thực hiện theo Nghị quyết Tỉnh Đảng bộ lần thứ VII “đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp và phát triển nơng thơn…”, ở tỉnh đã hình thành các vùng chuyên canh cây trồng như: cam sành, bưởi năm roi, rau màu, lúa cao sản,…. Đồng thời điều chỉnh quy hoạch sản xuất nông nghiệp phù hợp với đặc điểm từng vùng và hướng dẫn nông dân tận dụng triệt để các phụ phẩm của nông nghiệp làm nấm, chế biến thức ăn chăn nuôi,…

Thuỷ sản ở Vĩnh Long cũng khá phong phú chủ yếu là tôm, cá nước ngọt. Mặt nước sông được khai thác để nuôi trồng thủy sản và đang phát triển nghề nuôi cá bè trên sông.

Chăn nuôi cũng là ngành kinh tế quan trọng và tỉnh đang khuyến khích chăn ni theo mơ hình trang trại.

S3: Mạng lưới giao thông thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa. Vĩnh Long thuận

tiện đường giao thơng cả bộ, thủy. Ở địa thế thuận lợi giao lưu với cả vùng, cả nước và quốc tế.

S4: Vĩnh Long được xem là một trong những trung tâm đào tạo nhân lực ở ĐBSCL.

Vĩnh Long hiện có 01 trường Đại học, 05 trường Cao đẳng, 03 trường trung cấp và tại tất cả các huyện, thị xã đều có trung tâm đào tạo nghề và giới thiệu việc làm. Qua đó cung cấp nguồn lao động có trình độ chun mơn, kỹ thuật cho tỉnh nhà.

Chỉ tiêu 2004 – 2005Năm học 2005 – 2006 Năm học 2006 – 2007Năm học

Tốt nghiệp đại học và Cao đẳng 535 1.901 2006

Tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp 1.074 1.643 1537

Tốt nghiệp công nhân kỹ thuật và

dạy nghề 351 814 1.076

S5: Các thủ tục cấp phép luôn được giải quyết kịp thời. Vĩnh Long thực hiện cải cách

hành chính theo cơ chế một cửa thơng thống, giải quyết hồ sơ nhanh gọn, các thủ tục cấp phép luôn đúng thời gian quy định.

S6: Lãnh đạo Tỉnh luôn quan tâm, hỗ trợ các dự án đầu tư trong suốt quá trình xây dựng và triển khai hoạt động.

* Những điểm yếu (Weaknesses):

W1: Công tác quy hoạch các dự án kêu gọi đầu tư của tỉnh chưa tốt nên không hấp dẫn, tạo ấn tượng cho các nhà đầu tư. Mặc dù thời gian qua, Vĩnh Long cũng như các tỉnh

khác đã tích cực cải thiện mơi trường đầu tư nhưng hiệu quả thu hút đầu tư vào KCN, nâng cao hiệu quả hoạt động chưa cao. Nhất là vùng ĐBSCL, về địa hình là giống nhau vì vậy, sự tập trung chú ý của các nhà đầu tư chính là chính sách ưu đãi nên chính sách ưu đãi trở thành là yếu tố cạnh tranh, tuy nhiên nhà đầu tư lại không an tâm khi một khu vực có nhiều điểm giống nhau, kêu gọi nhiều dự án giống nhau nhưng chính sách ưu đãi lại khác nhau,… Đồng thời chế độ “một cửa, tại chổ” chỉ thực là “một cửa” nhưng chưa “tại chỗ”.

W2: Trình độ năng lực và tác phong làm việc của cán bộ cơng chức ở cấp chính quyền cịn hạn chế. Cán bộ của các Sở, ban ngành trình độ dịch vụ cơng cịn hạn chế, chưa

sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp, theo nhận định của một số chủ dự án đầu tư “họ cịn quan cách q”. Nhìn lại trình độ của cán bộ nhất là cán bộ tại Ban quản lý KCN, hầu hết chỉ dừng lại ở trình độ Đại học và đào tạo trong nước (chỉ duy nhất có 1 trường hợp là nghiên cứu sinh), thậm chí có người nhận nhiệm vụ làm công tác quản lý nghiệp vụ nhưng không đúng nghiệp vụ chuyên môn được đào tạo. Điều này là hạn chế lớn trong công tác quản lý chuyên môn, đây là hạn chế lớn trong đào tạo và tuyển dụng, vì vậy cần được xem xét để chấn chỉnh tác phong làm việc và quy hoạch, tuyển dụng cán bộ phù hợp.

W3: Công tác xúc tiến đầu tư, hỗ trợ thông tin, xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp KCN chưa hiệu quả. Thời gian qua, tỉnh đã có nhiều biện pháp nhằm cải thiện

hoạt động xúc tiến đầu tư nhưng chưa mang lại hiệu quả, chưa hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp. Chẳng hạn như: Nội dung tổ chức chương trình xúc tiến, vận động đầu tư cịn chung chung, chưa có diễn đàn lớn để giới thiệu tiềm năng, quảng bá hình ảnh doanh nghiệp. Đồng thời qua đó, trao đổi cùng đồng hành với doanh nghiệp để giải quyết những khó khăn. Việc tổ chức xúc tiến đầu tư ở nước ngồi năm qua đã có tổ chức nhưng vẫn cịn “hiếm hoi”.

W4: Dịch vụ, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho các dự án đầu tư. Vĩnh long

đã có nhiều cố gắng trong cải thiện cơ sở hạ tầng, tuy nhiên hiện vẫn chưa đáp ứng được cho nhu cầu đầu tư. Chẳng hạn như: Vĩnh Long khơng có sân bay, hệ thống điện chỉ sử dụng đường lưới điện quốc gia nên việc cung cấp cho đầu tư chưa đảm bảo, một số tuyến đường quốc lộ chưa được mở rộng, hệ thống xử lý nước thải chưa được quan tâm, đặt lên hàng đầu khi xây dựng KCN vì vậy chỉ mới khởi cơng xây dựng năm 2007 chưa hoàn thành nên vấn đề vệ sinh môi trường chưa đảm bảo.

W5: Đất đai là một trong những nguyên nhân làm hạn chế thu hút đầu tư, nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu, tuyến công nghiệp. Thời gian qua, đa số các dự án

chậm triển khai là do chưa thể bàn giao đất cho nhà đầu tư vì cơng tác đền bù giải tỏa, san lấp mặt bằng kéo dài. Vùng đất Vĩnh Long có nền móng yếu nên chi phí đầu tư vào đất khá cao nên ít nhiều cũng ảnh hưởng,….

W6: Nguồn lao động. Mặc dù có nhiều trường và là một trong những trung tâm đào

tạo nguồn nhân lực, số người trong độ tuổi lao động thì nhiều nhưng số lao động có trình độ chun mơn kỹ thuật lại q thấp. Thực sự, Vĩnh Long là vùng đất học, có người tài giỏi nhưng thời gian qua, tỉnh chưa thực sự chú trọng đến chính sách đãi ngộ nhân tài, vì vậy đa số những người có trình độ, bằng cấp cao họ đều làm việc ở các thành phố lớn, đây là một hiện tượng “chảy máu chất xám” của tỉnh trong các năm qua. Vì vậy, lãnh đạo tỉnh cần quan tâm đến vấn đề để xây dựng chính sách thu hút nhân tài về phục vụ cho tỉnh.

* Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE)

Tiến hành xây dựng ma trận IFE, chúng tôi gửi phiếu khảo sát đánh giá về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố bên trong đến khả năng thu hút đầu tư cho các đồng chí am hiểu về lĩnh vực thu hút đầu tư của tỉnh. Số phiếu lấy ý kiến từ 8 đồng chí đại diện cho các nhà quản lý công tác tại các Sở, ban ngành tỉnh Vĩnh Long, sau khi tổng hợp 8 ý kiến, đối chiếu so sánh với với những địa phương thành công và không thành công trong thu hút đầu tư , nâng cao hiệu quả hoạt động KCN để ấn định các mức quan trọng cụ thể cho từng yếu tố (xem phần phụ lục số 12, 13, 14 và xét kết quả tại phụ lục số 15).

Đồng thời, chúng tôi gửi phiếu khảo sát đến các doanh nghiệp đang hoạt động trong KCN nhằm lấy ý kiến đánh giá của các nhà đầu tư để phân loại khả năng mạnh hay yếu cho các yếu tố đó (xem phụ lục 10). Số phiếu gửi đến 9 doanh nghiệp đang hoạt động trong KCN Hòa Phú (xem kết quả phụ lục 17 ).

Từ bảng phân tích ma trận các yếu tố bên trong, chúng ta thấy rằng điểm yếu quan trọng của tỉnh trong thu hút đầu tư là: sức hấp dẫn của dự án, công tác xúc tiến thương mại cho doanh nghiệp; điểm yếu ít nhất xúc tiến đầu tư, và trình độ năng lực tác phong làm việc của cán bộ và đất đai; điểm mạnh ít nhất là nguồn ngun liệu khống sản, mạng lưới giao thơng, trình độ năng lực lao động và cơ sở hạ tầng; kế đến là thời gian cấp phép đầu tư và sự hỗ trợ của lãnh đạo tỉnh trong xây dựng và phát tiển dự án.

Số điểm quan trọng tổng cộng của các yếu tố bên trong là 2,54 cho thấy rằng địa phương ở mức trung bình về vị trí chiến lược trong thu hút đầu tư vào KCN.

Từ việc phân tích các yếu tố bên trong đã cho thấy, trong chiến lược thu hút đầu tư vào KCN của tỉnh có nhiều thế mạnh và bên cạnh cũng còn nhiều điểm yếu. Tuy nhiên nếu biết tận dụng những lợi thế mạnh đó đồng thời cố gắng khắc phục những điểm yếu thì chắc chắn trong thời gian tới Vĩnh Long sẽ có khả năng thu hút nhiều dự án đầu tư vào KCN và quan trọng hơn là các dự án hoạt động mang tính ổn định lâu dài và ngày càng mở rộng.

2.4.4. Phân tích các yếu tố bên ngồi: * Những cơ hội (Opportunities):

O1: Sự ổn định về chính trị – xã hội cùng với việc thực hiện đường lối đổi mới, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ kinh tế quốc tế, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, mở cửa thu hút đầu tư ở nước ta là cơ hội mở ra nhiều triển vọng cho khả năng thu hút đầu tư vào KCN tỉnh Vĩnh Long. Điều đó thể hiện: chính trị ổn định, trật tự xã hội được

đảm bảo, kinh tế phát triển cao, sự gia nhập vào WTO tạo ra nhiều cơ hội mới như tạo môi trường xuất khẩu thuận lợi, sẽ tránh được những vụ kiện tụng bán phá giá mặt hàng thủy sản như trước đây mà Vĩnh Long đang có lợi thế.

O2: Các chương trình, dự án phát triển ĐBSCL có tạc động mạnh đến phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Như tác động tích cực của chương trình phát triển kinh tế – xã hội

vùng ĐBSCL giai đoạn 2001 – 2010 theo Quyết định 173 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết 21 của Bộ chính trị, Cầu Mỹ Thuận đã đưa vào sử dụng và hồn thiện chương trình mở rộng Quốc lộ 1A đoạn Tp HCM – Cần Thơ và tương lai khơng xa sẽ hồn thành cầu Cần Thơ, … tạo cho Vĩnh Long một diện mạo mới.

O3: Vĩnh Long nằm ở vị trí trung tâm ĐBSCL có điều kiện thuận lợi về tự nhiên như: có

trữ lượng lớn đất sét, có nguồn nơng sản và thủy sản phong phú,…. Thuận lợi trong cung cấp nguồn nguyên liệu, khoáng sản đầu vào cho sản xuất công nghiệp.

O4: Vĩnh Long ban hành nhiều chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư cho các dự án đầu tư vào khu, tuyến công nghiệp của tỉnh.

O5: Vĩnh Long có nguồn lao động dồi dào với giá nhân công rẻ.

* Những thách thức (Threats):

T1: Việt Nam gia nhập WTO bên cạnh tạo nhiều cơ hội đồng thời cũng tạo ra những thách thức lớn trong thu hút đầu tư.

T2: Môi trường pháp lý tại tỉnh chưa hoàn thiện.

T3: Cạnh tranh trong thu hút đầu tư hiện nay giữa các địa phương trong cả nước cũng như trong khu vực DBSCL diễn ra hết sức quyết liệt. Vì vậy trong điều kiện hiện nay để thu hút đầu tư vào KCN và nhất là kêu gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài là một thách thức lớn đối với Vĩnh Long.

T4: Các địa phương đang ra sức cải cách bộ máy hành chính theo hướng gọn nhẹ, thực hiện cơ chế “một cửa, tại chỗ” đang là vấn đề mà tỉnh chú trọng để cải thiện môi trường đầu tư.

T5: Khó khăn trong việc giới thiệu, lơi kéo các nhà đầu tư tiềm năng vào tỉnh do các dự án đang hoạt động là những dự án có quy mơ vừa và nhỏ, khu vực kinh tế tư nhân chưa phát triển mạnh nên hạn chế trong việc giới thiệu, mời gọi đầu tư.

* Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)

Tương tự như trong phân tích các yếu tố bên trong, chúng tôi tổng hợp từ những ý kiến khảo sát của các chuyên gia và các doanh nghiệp để đánh giá một cách khách quan các yếu tố bên ngoài (xem bảng phụ lục 16).

Như chúng ta thấy 0,14 “cạnh tranh khốc liệt” là yếu tố bên ngoài quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự thành công trong thu hút đầu tư vào KCN. Tuy vậy, chiến lược của tỉnh lại ứng phó hiệu quả đối với “mơi trường ổn định và trật tự an tồn xã hội” và “vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên”.

Từ bảng phân tích ma trận đánh giá các yếu tố bên ngồi, chúng ta thấy rằng tổng số điểm quan trọng 2,54 cũng chỉ ở mức trung bình trong việc nỗ lực theo đuổi các chiến lược nhằm tận dụng các cơ hội môi trường và né tránh những mối đe dọa từ bên ngồi, từ đó cho thấy tỉnh Vĩnh Long có khả năng phản ứng với mơi trường bên ngồi ở mức độ tương đối.

Phân tích các yếu tố bên ngồi, có thể nói trong q trình hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay tỉnh Vĩnh Long có khả năng vượt qua được những thách thức và nắm bắt những cơ hội đang đến để đẩy mạnh thu hút đầu tư vào KCN của tỉnh.

Tóm lại, qua nghiên cứu, khảo sát và phân tích chúng ta nhận thấy, hiện tại môi trường đầu tư của tỉnh Vĩnh Long đã có bước chuyển biến nhưng những chuyển biến đấy chỉ là bề nổi, mức ứng phó với những yếu tố bên trong và cả bên ngoài chỉ là ở mức trung bình. Vì vậy, điều cần thiết là làm sao về phía nhà quản lý các cấp từ tỉnh đến các Sở ban ngành nhận ra được để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, tận dụng cơ hội và né tránh những nguy cơ, thách thức để môi trường đầu tư của tỉnh ngày càng tốt hơn nhằm thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư và nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp KCN nói riêng và của tỉnh nói chung.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Mặc dù bộc lộ nhiều hạn chế nhất định, hơn nữa sẽ phải đối mặt với những nguy cơ không nhỏ về ô nhiễm môi trường, đời sống người lao động trong KCN, thách thức về cạnh tranh với những địa phương có tiềm năng phát triển như Cần Thơ, An Giang, Long An, … chúng ta có thể đánh giá việc phát triển KCN ở Vĩnh long là đúng đắn, với những lợi thế sẵn có, những cơ hội và những thách thức đã nhận ra, vấn đề quan trọng đặt ra với chính quyền tỉnh là phải nhận thức được sâu sắc những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ để tìm ra những giải pháp hữu hiệu khắc phục nhằm phát huy những lợi thế và tiềm năng để thu hút đầu tư và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp khu công nghiệp.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ - NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP

TỈNH VĨNH LONG

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC KHU, TUYẾN, CỤM CÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH LONG: TỈNH VĨNH LONG:

3.1.1. Định hướng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tỉnh Vĩnh Long:

* Dự báo tình hình phát triển cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp:

Các chính sách lớn của Trung ương và các chiến lược đầu tư phát triển vùng ĐBSCL là cơ hội lớn cho tỉnh nhà đẩy mạnh phát triển cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp. Thêm vào đó, hội nhập WTO mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp hiện có trong tỉnh có điều kiện tiếp cận vốn, thiết bị, khoa học công nghệ hiện đại, phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút đầu tư nâng cao hiệu quả hoạt động khu công nghiệp tỉnh vĩnh long (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)